1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu tác động của sự gia tăng dân số đến sự biến động bình quân sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2015 tôi có một số kết luận sau:
- Việc sử dụng ảnh viễn thám kết hợp với GIS trong nghiên cứu tác động của sự gia tăng dân số đến sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người đem lại hiệu quả cao tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Dựa trên dữ liệu ảnh viễn thám ở các thời điểm 2000, 2005, 2010 và 2015 tại thành phố Đà Nẵng kết hợp với bộ khóa giải đoán đề tài đã tiến hành thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại các thời điểm. Trên cơ sở đó đề tài đã tiến hành chồng xếp để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo đầu người ở các thời điểm.
- Kết hợp giữa bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất đề tài đã thành lập được bản đồ tác động của sự gia tăng dân số đến sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người thành phố Đà Nẵng ở các thời điểm nghiên cứu. Kết quả cho thấy giữa các thời điểm và các khu vực khác nhau bình quân diện tích đất trên đầu người có sự biến động mạnh.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã tính toán được bình quân diện tích sử dụng đất theo đầu người ở các đơn vị hành chính của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2015. Diện tích sử dụng đất theo đầu người biến đổi không đều qua các thời điểm và giữa các đơn vị hành chính với nhau. Những khu vực có quá trình đô thị hóa mạnh thì bình quân diện tích đất trên đầu người thấp, đặc biệt là các quận trung tâm của thành phố.
- Dựa vào việc phân tích này chúng ta có thể nhận biết được tác động của sự gia tăng dân số đến sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người của một khu vực nhất định. Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp và chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và với định hướng phát triển của thành phố Đà Nẵng.
- Cùng với tình hình gia tăng dân số ngày càng tăng thì quá trình đô thị hóa cũng góp phần đáng kể vào sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người của thành phố.
- Trên cơ sở đó đề tài cũng đưa ra những giải pháp hạn chế gia tăng dân số, trong quy hoạch và các giải pháp để thích ứng với gia tăng dân số trong thời gian đến.
2. KIẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài có một số kiến nghị sau:
- Cần có nhiều ảnh vệ tinh ở các thời điểm khác nhau để nhận biết sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người một cách chi tiết hơn. Để từ đó chúng ta có thể đưa ra những kết luận cụ thể hơn nữa về mối tương quan chặt chẽ giữa gia tăng dân số và biến động sử dụng đất.
- Do hạn chế về thời gian cũng như những số liệu liên quan nên đề tài chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu tác động của sự gia tăng dân số đến sự biến động bình quân sử dụng đất theo đầu người. Các yếu tố kinh - tế xã hội của khu vực nghiên cứu chưa được tác giả phân tích đánh giá kỹ trong luận văn.
- Những kết quả của đề tài có thể là tư liệu tham khảo để nghiên cứu ở các lãnh thổ khác. Các vấn đề về dân số liên quan đến biến động bình quân diện tích sử dụng đất .