Một số nghiên cứu ứng dụng bùn đỏ trong xử lý nước

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Một số nghiên cứu ứng dụng bùn đỏ trong xử lý nước

Song song với việc tìm cách xử lý bùn đỏ, một số nhà khoa học cũng đang cố gắng nghiên cứu nhằm tìm ra một số ứng dụng của bùn đỏ với mục đích vừa giảm thiểu lượng bùn đỏ, lại vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu này để sản xuất một số chế phẩm và những nguyên liệu có lợi.

- Ứng dụng bùn đỏ để loại bỏ các hợp chất Phenol trong nước thải [22]

Phenol và các dẫn xuất của phenol được xem là các chất ô nhiễm hàng đầu. Nước thải công nghiệp có chứa các hợp chất phenol từ những khu công nghiệp khác nhau xả vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và chất lượng nước tự nhiên.

- Nghiên cứu sử dụng bùn đỏ để loại bỏ thuốc nhuộm từ nước [28], [29]

Màu thuốc nhuộm trong nước thải công nghiệp được xem là có độc tính cao. Bùn đỏ được sử dụng để loại bỏ những thuốc nhuộm khác nhau từ nước và nước thải. Gupta và cộng sự đã tận dụng bùn đỏ trong việc loại bỏ các thuốc nhuộm

28

Rhodamine B, Fast Green và Methylen xanh khỏi nước thải. Phần trăm loại bỏ Rhodamine B, Fast Green và Methylen xanh khi sử dụng hấp phụ này lần lượt là 92.5%, 94.0% và 75.0% ở các điều kiện pH tối ưu là 1.0, 7.0 và 8.0.

- Dùng bùn đỏ xử lý ô nhiễm kim loại trong nước thải [8]

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công việc tận dụng thành phần có ích của bùn đỏ để tạo ra vật liệu mới có khả năng xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải.

Nguyễn Trung Minh và cộng sự cho biết, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy sự hấp phụ của vật liệu chế tạo từ bùn đỏ Bảo Lộc (Lâm Đồng) với các ion kim loại nặng và các thông số hóa lý, hấp phụ đẳng nhiệt khác đã chỉ ra khả năng sử dụng bùn đỏ để xử lý ô nhiễm nước thải.

- Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh metylen bằng bùn đỏ [3]

Hoàng Thị Thu Thảo và cộng sự đã nghiên cứu cách xử lý màu của thuốc nhuộm xanh metylen sử dụng bùn đỏ như một chất hấp phụ hiệu quả. Trong quá trình hấp phụ, 0.1g bùn đỏ đã được hoạt hóa bằng axit HNO3 0.4M được sử dụng để hấp phụ 50ml xanh metylen 15ppm trong thời gian 40 phút và đạt hiệu suất thu hồi là 99.48%.

Nghiên cứu này hứa hẹn đưa ra một phương án xử lý nước thải dệt nhuộm tiết kiệm được hóa chất, tận dụng nguồn năng lượng mặt trời, giá thành rẻ phù hợp với điều kiện Việt Nam.

29

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)