Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
3.1. Từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch trong mối quan hệ với từ toàn dân
toàn dân
Từ nghề nghiệp và từ tồn dân ln có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Có những từ nghề nghiệp được lấy từ kho từ vựng tồn dân, nhưng cũng có những từ nghề nghiệp do được sử dụng nhiều dần dần trở thành từ tồn dân. Có thể nói từ chỉ nghề chính là một trong những vốn từ góp phần làm phong phú thêm hệ thống từ vựng tiếng Việt. Trong vốn từ chỉ nghề dệt chiếu Bàn Thạch ở Duy Vinh – Duy Xuyên – Quảng Nam, vay mượn khá nhiều yếu tố thuộc từ toàn dân vào trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Ví dụ những từ như: Bó, kết, hấp,
in, phơi, giũ, nhuộm…chúng vẫn giữ nguyên nghĩa của từ toàn dân. Điều này cũng
dễ hiểu bởi nếu chỉ sử dụng những vốn từ ít ỏi mang tính chun biệt hóa của từ nghề nghiệp thì việc định danh sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí khơng thể định danh được. Nhưng sở dĩ người ta vẫn phải phân biệt rõ ràng giữa từ nghề nghiệp và từ tồn dân là bởi vì những từ như: trơ, ghim, cải hai, cải ba, tơ, cái kẹo…thì khơng phải ai cũng có thể hiểu được.
Từ đó có thể thấy những từ thuộc từ chỉ nghề dệt chiếu này đều có thể bổ sung cho vốn từ vựng từ toàn dân. Tuy rằng nghề dệt chiếu là một nghề không phổ biến rộng khắp nhưng sản phẩm của nghề thì gắn bó mật thiết với con người, ai cũng một lần nằm trên những chiếc chiếu cói đơn sơ mà đầy nghĩa tình. Bên cạnh đó nghề dệt chiếu là một nghề rất gần với sản xuất nơng nghiệp. Thường thì các hộ gia đình đều làm cả hai nghề xen kẽ nhau. Do đó việc sử dụng chung một số nông cụ là điều không thể tránh khỏi như: Dao, rựa, liềm.
Rựa : Thứ dao to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt chẻ.
Liềm: Thứ đồ dùng bằng sắt để cắt cỏ, cắt lúa, lưỡi sắt, khía răng cưa nhỏ, sít
nhau, có cán ngắn bằng gỗ.
Củi : Thứ đồ vật lấy từ cây cỏ dùng làm chất đốt.
Nghĩa của các từ này trong nghề dệt chiếu đều có ý nghĩa như trong sinh hoạt hằng ngày. Điều này chứng tỏ từ chỉ nghề dệt chiếu cũng có nguồn gốc từ ngơn ngữ tồn dân. Ngồi ra q trình nghề nghiệp hóa từ tồn dân thường gắn liền với quá trình tư duy riêng của cộng đồng .
Nghĩa giống nhau nhưng hình thức ngữ âm khác nhau: giang = phơi, chắp = nối, trơ = trao,
Hình thức ngữ âm giống nhau, nghĩa khác nhau: con ngựa (một bộ phận
trong khung dệt), khổ (một bộ phận trong khung dệt).
Trong điều kiện xã hội ngày càng đi lên, ngày càng tiến bộ thì nhu cầu được giao lưu, tiếp xúc và tìm tịi ngày càng thường xuyên và rộng khắp hơn. Khi đó con người sẽ càng hiểu hơn về lời ăn tiếng nói và cả những hình thức lao động nhằm mục đích dễ dàng hơn trong giao tiếp cũng như trong cơng việc. Chính vì vậy các lớp từ nghề nghiệp nói riêng và các lớp từ hạn chế về mặt phạm vi sử dụng nói chung đã và đang được tồn dân hóa.