Phạm trù biểu thị sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 45 - 52)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch

3.2.3. Phạm trù biểu thị sản phẩm

a) Từ ngữ chỉ sản phẩm

Với 19 từ, chiếm 15% tổng số từ ngữ thu thập được, nhóm từ vựng này đã phản ánh được sự phong phú của sản phẩm của nghề dệt chiếu Bàn Thạch, mỗi loại chiếu lại có những cách thức dệt khác nhau để tạo nên những tấm chiếu đẹp như ý muốn của người dân. Với bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, từ những sợi đay, cọng lác họ đã làm nên những chiếc chiếu đủ màu, đủ kiểu: chiếu đơn, chiếu kép, chiếu trổ, chiếu cải, chiếu trơn, chiếu trắng, chiếu

bông dâu, chiếu bùa, chiếu đốt, chiếu cạp điều, chiếu đậu, chiếu nhát.

Chiếu: Là thứ vật dụng làm bằng cói (lác), dùng để trải ra để nằm, ngồi.

Chiếu là một sản phẩm được làm thủ công. Chất liệu tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chiếu cói có những tính chất đặc biệt do chất liệu cói tạo lên. Về mùa lạnh nằm rất ấm, mùa hè nằm thì mát (cấu tạo của thân cây lác với lớp xốp bên trong, cho nên nó giữ được khơng khí). Ngồi ra nó cịn là một sản bền và đẹp, cũng vì thân cói xốp nên nằm chiếu cói rất êm.

Có thể thấy nhóm từ vựng này đã phản ánh được sự phong phú của sản phẩm nghề dệt chiếu Bàn Thạch cũng như sự sáng tạo độc đáo của người địa phương khi định danh sự vật. Có thể thấy các kiểu định danh cơ bản:

- Định danh theo tính chất sự vật: chiếu đơn, chiếu kép, chiếu trơn,

chiếu trắng, chiếu đậu, chiếu nhát.

Chiếu trơn: Là loại chiếu trắng khơng in hoa văn, có 2 loại là chiếu đậu

và chiếu nhát.

Chiếu đậu: Là chiếu được dệt từ những sợi đay và cọng lác tốt nhất Chiếu nhát: Dệt chiếu nhát người ta dùng cọng lác xấu hơn, to hơn và đay cũng không đẹp bằng chiếu đậu

- Định danh theo phương thức tạo tác sự vật: chiếu cải (kết quả của

cải), chiếu trổ (kết quả của trổ).

Chiếu cải: Là trên lá chiếu có thể cải bất cứ hoa văn nào tùy theo yêu cầu của người sử dụng, thơng thường có các loại như chiếu cải chữ thọ, bông hoa, chiếu cải rồng, phượng

- Định danh theo hình dạng của sản phẩm: chiếu bơng dâu, chiếu đốt,

chiếu cạp điều, chiếu bùa, chiếu hoa

Chiếu đốt: Dệt theo nguyên tắc 5 gốc, 5 ngọn để nổi lên thành từng đốt

như khẩu mía. Hiện giờ dệt chiếu đốt khơng cịn tồn tại nữa vì dệt rất lâu và nằm không êm lưng.

Chiếu hoa: Là chiếu trắng được mang đi in hình hoa, bồ câu, chữ

thọ….

Chiếu cạp điều: Là chiếu trắng được mang đi in hoa, nhưng khác với chiếu hoa là nó được đánh hoa dầy hơn, thẩm hơn. Hiện tại ở Bàn Thạch, hai loại chiếu này không được sản xuất nữa vì khơng được người dùng ưa chuộng.

b) Từ ngữ chỉ tính chất sản phẩm

Với 9 từ, chiếm 7% tổng số từ ngữ thu thập được. Tất cả đều là tính từ vừa chỉ tính chất vừa là yêu cầu để đánh giá chất lượng của một chiếc chiếu:

dày, mỏng, bóng, trơn, đều, méo, lệch, loang, chín.

Dựa trên những đặc điểm này ta có thể phân biệt được chiếu xấu và chiếu đẹp. Chiếu đẹp là chiếu mà sau khi dệt xong có những tính chất sau:

dày, trơn, đều, bóng.

Dày: Chiếu dày là những chiếc chiếu sợi lác được dệt khít nhau, dập

khổ càng mạnh thì chiếu càng dày.

Trơn: Chiếu được dệt từ những sợi lác đẹp và được dệt đều tay thì khi

sờ tay lên mặt chiếu sẽ thấy trơn láng.

Chín: Là chiếu được hấp chín sau khi in hình. Hấp chín thì hình in mới

ăn vào trong chiếu và lâu phai.

Người dệt chiếu dựa vào những tính chất này để kiểm tra sản phẩm của mình có đạt u cầu hay khơng, người mua chiếu thì dựa vào những tính chất này để mua được chiếu tốt.

Và ngược lại chiếu xấu là chiếu khơng có những tính chất trên, hoặc chúng bị mỏng, méo, lệch, loang….

Mỏng: Chiếu mỏng là những chiếc chiếu sợi lác khơng khít với nhau,

do dập khổ không mạnh và không đều.

Méo: Khi dệt chiếu, nếu người dập khổ dập khơng cân thì chiếu sẽ bị

méo.

Lệch: Là hiện tượng những sợi lác được trô sai, nằm không đúng vị trị

Loang: Là chỉ những sợi lác lên màu không đều sau khi nhuộm, hiện

tượng này là do nhuộm lác chưa chín.

Qua đây ta có thể thấy dệt chiếu là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và trau chuốt cao, không thể cẩu thả trong bất kì khâu nào. Và việc đánh giá một chiếc chiếu đẹp phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu.

KẾT LUẬN

Khảo sát từ chỉ nghề dệt chiếu Bàn Thạch – Duy Xuyên – Quảng Nam, mặc dù chỉ là một khóa luận với thời gian khảo sát ngắn và phạm vi khảo sát hẹp. Nghiên cứu đặc điểm về từ chỉ nghề của một nghề cụ thể tại một địa danh cụ thể lại là lớp từ vựng nằm trong vốn từ hạn chế về phạm vi sử dụng, nhưng từ chỉ nghề dệt chiếu Bàn Thạch vẫn có những đóng góp nhất định cho vốn từ vựng tồn dân. Từ chỉ nghề dệt chiếu Bàn Thạch nói riêng và từ chỉ nghề nói chung được coi là sự sáng tạo về ngôn ngữ của đại đa số nhân dân lao động, nó gắn với q trình lao động và sản xuất của con người. Do tồn tại và phát triển song song với vốn ngơn ngữ tồn dân nên trong q trình đó đã có sự giao thoa lẫn nhau, và là nguồn ngôn ngữ bổ sung, làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt. Sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để hồn thành luận văn, chúng tơi có một số nhận xét về từ chỉ nghề dệt chiếu Bàn Thạch.

Có thể thấy, về mặt hình thái, từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch được cấu tạo theo quy luật chung của tiếng Việt. Đặc biệt với những kết hợp có hai tiếng trở lên, chúng tôi không khỏi phân vân khi xếp chúng vào nhóm từ phức hay ngữ định danh. Đáng chú ý là:

Sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các hình thái ngữ pháp phái sinh. Một tiếng có thể tham gia cấu tạo nhiều đơn vị với những vai trị, chức năng khác nhau. Do đó, nó có thể nằm trong các trường ngữ đoạn khác nhau. Mặt khác, các từ ngữ có cấu trúc phức tạp thường bao hàm những đơn vị có cấu trúc đơn giản hơn. Đặc điểm này phản ánh tính chặt chẽ của hệ thống từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch, vốn là nét đặc trưng nổi bật của từ ngữ nghề nghiệp nói chung.

Đa số các đơn vị thống kê được có quan hệ chính phụ, thành tố chính đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Về mặt ngữ nghĩa, xuất phát từ lí thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa, chúng tơi quan niệm tồn bộ từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch là một tập hợp có quan hệ với nhau về nghĩa cơ bản. Tập hợp từ vựng này được phân thành các tiểu trường, các phạm trù dựa trên việc phân chia các khái niệm biểu thị các sự vật, hiện tượng, quá trình trong đời sống nghề nghiệp của người bản địa.

Có thể thấy với hơn 120 đơn vị từ vựng được thống kê, phân loại, mơ tả về hình thức cũng như những giá trị ngữ nghĩa, có thể nói: Từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch là một mảnh nhỏ trong bức khảm ngôn ngữ đa màu và sinh động của dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Diệp Quang Ban (1988), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục Hà Nội.

2 Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

3 Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4 Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

5 Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình từ vựng học Tiếng Việt, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6 Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7 Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

8 Nguyễn Thiện Giáp [Ch.b] (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

9 Nguyễn Thiện Giáp [Ch.b], Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

10 Nguyễn Thị Tâm Hạnh (2008), Đặc điểm từ ngữ nghề gốm Phước Tích,

Luận văn thạc sĩ Khoa học ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Huế.

11 Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

12 Đinh Trọng Lạc (2005), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc

13 Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

14 Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

15 Saussure F. D, Giáo trình ngơn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa học Xã

hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)