Phạm trù biểu thị động tác và quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 43 - 45)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch

3.2.2. Phạm trù biểu thị động tác và quy trình sản xuất

Với 59 trên tổng số 128 từ, chiếm 46% số lượng từ ngữ mà chúng tôi thu thập được. So với các phạm trù biểu thị khác thì số lượng từ chỉ động tác và quy trình sản xuất cao hơn rất nhiều. Điều này đã chứng tỏ nghề làm chiếu là nghề rất vất vả.

Đây là những từ miêu tả những hoạt động, những công việc để tạo ra sản phẩm. Để có được chiếc chiếu cói vừa bền vừa đẹp, người dân Bàn Thạch nói riêng và người dệt chiếu cói trên cả nước nói chung đã bỏ ra rất nhiều công sức với rất nhiều công việc khác nhau. Kể cả những việc nặng nhọc như:

chặt đay, đập đay, cắt lác, giũ lác…đến những cơng viêc địi hỏi sự cần cù tỉ

mẫn, nhẫn nại của người thợ thủ công như: dệt, cải, trổ... Dệt chiếu là một

công việc vất vả như thế nhưng đối với mỗi người dân Bàn Thạch nó lại gắn bó từ nhỏ đến khi về già. Có thể thấy nghề dệt chiếu là một nghề rất vất vả và phải trải qua nhiều công đoạn từ trồng lác, trồng đay đến khi ra được những đơi chiếu cói bền đẹp.

Các từ và trung tâm từ của các ngữ định danh chỉ hoạt động sản xuất của nghề dệt chiếu Bàn Thạch là những từ chỉ hành động chuyển tác:

Nhuộm, hấp, đập, tước, phơi, xé, se, chắp....

Nhuộm: Lác sau khi phơi khô được cột thành từng bó nhỏ và bỏ vào nồi nhuộm thành các màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Hấp: Chiếu trắng dệt xong, đem đi in, sau khi in phải hấp cho chín chiếu để những hình in khơng bị phai màu.

Đập: Mún lấy được bẹ đay thì phải đập đay, cho vỏ đay nát ra mới dễ

lấy.

Tước: Sau khi lấy được vỏ đay tước chúng thành những sợi đay vừa phải để dễ phơi.

Phơi: Sau khi thu hoạch được đay, lác. Người ta đem ra sân phơi cho

đay và lác khô lại.

Xé: Sau khi phơi khô, xé đay thành những sợi thật nhỏ để se. Se: Dùng con kẹo se đay để sợi đay trịn lại và chắc hơn.

Trơ: Đưa lác vào sân, khi đưa lác người trô phải đưa que văng vào sát

khổ chiếu, tay phải đẩy cây lụi, tay trái cầm sợi lác căng, sát cây lụi, phải lựa thật khéo léo để cây lụi đi thật nhanh, lác không bị tuột giữa đường, cây lụi không chọc đứt sợi sân.

Trổ: Là một phương pháp dệt đòi hỏi sự khéo léo và chính xác cao. Cải: Cải chiếu là phương pháp dệt khó nhất, phức tạp nhất, địi hỏi sự

khéo léo cao. Nhờ vào cách mắc sợi dọc, và đôi tay khéo léo của người dệt. Muốn cải chiếu đúng và đẹp phải tính tốn khoảng màu trên bàn chiếu rồi đem nhuộm lác.

Chắp: Trong khi se đay nối những sợi đay với nhau cho dài ra, để có thể cuộn lại thành cuộn, gọi là chắp.

Ghim: Khi dệt chiếu xong để cho lá chiếu chắc, không bị tuột hai đầu

thì phải ghim chiếu. Khi ghim thì phải ghim ở mặt trái của chiếu, ghim từ trái sang phải. Đầu tiên để cho dễ ghim người ta dùng 2 tay gấp chiếu vào đúng đường đay cần ghim để tạo lỗ cho que ghim xuyên vào, sau đó luồn que ghim

vào đường đay, ấn que ghim đến gần hết còn lại khoảng 10cm, rồi lấy hai bên đường đay chính mỗi bên 2 đay, xoắn lại với nhau cho gọn rồi cho vào khe của que ghim rồi rút que ghim ra.

Bẻ bờ (bẻ bìa): Cài ngọn lác đang dựng vào đường biên thành đường gấp khúc, gọi là bẻ bờ. Bẻ bờ sẽ làm cho chiếu chặt, không bị tuột, dùng đựơc lâu bền.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)