Phạm trù biểu thị nguyên vật liệu và công cụ sản xuất

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 39 - 43)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề dệt chiếu Bàn Thạch

3.2.1. Phạm trù biểu thị nguyên vật liệu và công cụ sản xuất

a) Từ ngữ chỉ nguyên vật liệu

Với 15 trên tổng số 128 từ chiếm 12% trong tổng số từ ngữ nghề dệt chiếu khảo sát được. Đây là những từ xoay quanh chất liệu tạo nên một chiếc chiếu đó là đay và lác: Cây đay, vỏ đay, bẹ đay, sợi đay, sợi sân, guồng sân, cây lác, én lác, bao lác, mớ lác, gốc lác, ngọn lác. Trong đó

Đay: là một loại cây công nghiệp ngắn ngày. Từ lâu cây đay cũng đã

được sử dụng với nhiều giá trị. Cây có một lớp vỏ dai và dài, rất mềm. Lớp vỏ này có thể làm dây buộc thông thường như rợ, dây thừng. Trong nghề dệt chiếu, dây đay được se thành sợi nhỏ, dài và cuộn vào thành bó để tiện sử dụng. Ngoài ra, phần gỗ của cây có thể làm củi, ngày nay cây đay còn được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Lác(cói): Là một loại cây họ cỏ thân dai, ưa mặn, chua, sống ở vùng

ven biển, những vùng đồng bằng nhiễm mặn, nhiễm phèn.Thân của cây rất dai và dài khoảng 1,3 mét đến 1,5 mét nên từ xa xưa đã được nhân dân sử dụng để đan những đồ gia dụng trong nhà và đặc biệt là làm chiếu cói. Ngồi ra, củ cói cịn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Ngồi ra cịn có các từ chỉ nguyên vật liệu như: dầu, củi, phẩm nhuộm, là những nguyên vật liệu gần gũi với đời sống nhân dân.

Dầu: Chất lỏng nhờn, lấy từ động vật hay thực vật, dùng để ăn, thắp

đèn, chạy máy. Dầu được dùng trong dệt chiếu là dầu thực vật, dùng để bôi trơn sợi sân.

Củi: Thứ đồ vật lấy từ cây cỏ dùng làm chất đốt.

Phẩm nhuộm: Những hợp chất hữu cơ có màu, có khả năng nhuộm màu

b) Từ ngữ chỉ công cụ sản xuất

Với 29 trên tổng số 128 từ chiếm 22,5 % trên tổng số từ chỉ nghề dệt chiếu khảo sát được.

* Từ ngữ chỉ khung dệt và các bộ phận của nó: Bàn chiếu, khung dệt, khổ, răng khổ, khe khổ, vỏ khổ, mặt khổ, khổ nhứt, khổ trung, khổ chiếu chỏng, cây lao, cây lụi, que ghim, địn đơng trong, địn đơng ngồi, ghế ngồi dệt, ống tre, dây néo, con ngựa, cái chêm, trục.

Đây đa số là những từ chỉ dụng cụ mà chỉ người trong nghề mới rõ, qua quá trình tìm hiểu chúng tơi đã thu thập được:

Bàn chiếu : Có 5 chân gỗ được chôn xuống đất, ngày nay để chắc

chắn người ta chơn 5 chân bằng bê tơng có lỗ trịn phía trên. Ngồi ra cịn có địn đơng trong, địn đơng ngồi và dây néo.

Trục: Là hai thanh gỗ (tre) tròn nằm ở hai đầu, giằng với 4 cột, cắm

ở 4 góc để tạo thành khung dệt chữ nhật. Thường tùy theo khổ của tấm chiếu, kích thước của trục có thể dài hay ngắn.

Con ngựa: Là bộ phận dùng để nẹp giữ không cho chiếu thay đổi

khổ rộng hẹp, di chuyển theo chiều dọc của khung. So với kĩ thuật dệt chiếu trước đây thì con ngựa được coi là một cải tiến, nhờ có ngựa mà đay căng hơn, dệt chiếu dễ hơn và chiếu dệt đẹp hơn.

Cây lụi (cây lao): Có chức năng như những chiếc thoi đưa dệt vải dùng để lao sợi cói, cây lụi thường được làm bằng tre hoặc thân cau già, dài, vót trịn nhẵn, đường kính 1cm, dài khoảng 2 m

Ghế ngồi dệt: Có 2 loại ghế, ghế con dành cho người ngồi đưa lác và ghế dành cho người ngồi dệt. Vì khung dệt nằm nên phải có ghế ngồi

dệt. Loại ghế này làm bằng gỗ dài từ 1,8 đến 2m và cao 25 cm, thường thì có 4 chân.

Dây néo : Là sợi dây thừng dùng để buộc hai cây địn đơng lại với

nhau, kéo căng khung chiếu

Cái chêm: Là hai thanh gỗ nhỏ, có hình tam giác, dùng để chêm hai

đầu của con ngựa.

Lò hấp chiếu: Lò hấp chiếu được xây bằng gạch, giống lò than chất

bánh chưng ngày tết, trên lị có một chiếc xoong đựng được 25 đến 30 lít nước, trên miệng xoong là giá đỡ có nhiều lỗ để hơi nước có thể xơng lên, đặt bó chiếu lên trên đó.

Khổ: Là thanh gỗ dài, dẹp, to bản. Ở phần rìa được gia cơng thành lỗ

hình răng lược. Các kẽ hở răng lược được tạo thành các khoảng cách đều nhau, độ chênh lệch cao thấp giữa các lỗ tựa hình dích dắc.

Khi dệt người thợ hai tay nâng đưa khổ về phía trước khiến cho giữa hai làn sợi đay tạo thành kẽ hở. Đồng thời có một người ngồi bên đưa sợi chiếu vào và người thợ rập khổ xuống khiến cho các sợi chiếu nằm ngang khít đều với nhau.

Khổ nhất: là khổ có kích thước 1m6 Khổ trung: là khổ có kích thước 1m4

Khổ chiếu chõng: là khổ ngắn nhất, trước kia thường dùng để dệt

những chiếc chiếu nhở bỏ trên võng, nằm cho êm.

Mặt khổ: hai mặt hai bên của khổ, được tạo thành bởi hai hàng thanh

tre.

Răng khổ: là những thanh tre nhỏ được sắp đều nhau, chúng đều có

Khe khổ: Giữa các thanh tre sắp trên khổ có một khoảng cách.

Khoảng cách đó được gọi là khe khổ.

Ở đây các từ ngữ trong phạm trù biểu vật khổ có quan hệ tồn bộ - bộ phận.

Khổ: răng khổ, khe khổ, vỏ khổ, mặt khổ

Đáng chú ý ở đây là sự lôi kéo của các đơn vị từ vựng vốn nằm

trong trường biểu vật chỉ cơ thể người sang trường biểu vật chỉ các bộ phận của khổ, theo phương thức ẩn dụ: răng khổ, mặt khổ. Quá trình

chuyển nghĩa này đã tạo cho khổ mang sức sống của một sinh thể, chứ không phải là một sự vật vô tri trong tâm thức của người dệt chiếu. Trong tiếng Việt ta có thể dễ dàng bắt gặp những tên gọi chỉ bộ phận kiểu như:

lưỡi dao, mặt bàn, chân bàn…

Ngồi ra cịn có quan hệ cấp loại – quan hệ mà ý nghĩa của từ dưới cấp là sự loại biệt hóa ý nghĩa của từ cấp trên.

Khổ: khổ nhứt, khổ trung, khổ chiếu chỏng

Chính những mối quan hệ trên cho ta thấy được tính chặt chẽ trong kết cấu của khổ.

* Từ ngữ chỉ cơng cụ sản xuất khác

Ngồi những dụng cụ rất quen thuộc với mọi người như: dao, liềm,

rựa…cịn có dụng cụ rất xa lạ đối với người ngồi nghề như: con quay, cái kẹo, khn đồng, que ghim…

Con quay (cái kẹo): Bộ phận dùng để se đay, là một ống tre ngắn được treo lên, giữa ống tre có hai cây trục nhỏ.

Khn đồng: Là một cái khn bằng đồng có hình hoa lá, hoặc chữ,

Que ghim: Là một que tre được vót trịn nhẵn, dài khoảng 50cm, đường

kính 2 đến 3 cm, khi vót ghim phải vót thật nhẵn để xơ tre khơng đâm đứt lác. Khi vót để một đầu to rồi thon nhỏ dần đến đầu ngọn phải thật nhọn để que ghim dễ dàng luồn vào chiếu theo đường đay. Đầu to của ghim được chẻ đôi dài 10 đến 15cm để luồn đay, lác vào.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NGHỀ DỆT CHIẾU BÀN THẠCH – DUY XUYÊN – QUẢNG NAM 10600999-mo-dau.htm (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)