Những điều kiện cần thiết để phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống kinh

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5-

1.3. Những điều kiện cần thiết để phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống kinh

tế, xã hội của đất nước

1.3.1.Vị trí, vai trò của phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng cần đƣợc xã hội tôn trọng và nam giới quan tâm

Ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng hơn, có điều kiện bộc lộ tài năng hơn nhiều so với phụ nữ trước đây. Trong môi trường thuận lợi phụ nữ đã phát huy khả năng to lớn của mình cho xã hội. Cùng với xu thế chung của thời đại, thế giới chưa bao giời phụ nữ Việt Nam lại có được vị trí, khẳng định vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như hiện nay.

Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt. Bởi xã hội nói chung và nam giới nói riêng xác định đúng vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội là điều kiện quan trọng bậc nhất cho phụ nữ phát triển và thực hiện quyền bình đẳng của mình. Khi xã hội đã thừa nhận vị trí và vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của xã hội tức là thừa nhận sự suy nghĩ, đánh giá, phán xét và quyết định của phụ nữ trong mọi công việc, trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đây chính là xã hội đã thực sự tôn trọng phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vừa thực hiện được quyền bình đẳn vừa đóng góp công sức và trí tuệ xây dựng đất nước.

Chính điều này, hiện nay đang cản trở lớn trong việc bình đẳng tham gia, quyết định những chủ trương chính sách của Đảng. Trong việc bố trí, sắp xếp và bổ

- 25 -

nhiệm cán bộ nữ vào những cơ quan, quan trọng có quyền phán xết và quyết định những vấn đề trọng yếu của cơ quan và đất nước. Đã từ lâu quan niệm phụ nữ là tề gia nội trợ là “đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” .. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, lam lũ đến cùng cực, về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã đẩy vị trí người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội, đã làm cho phụ nữ không được xã hội tôn trọng và đánh giá đúng mức. Vì vậy tư tưởng này phải được xóa bỏ ngay trong mỗi gia đình, trong cơ quan và trong xã hội, mà trước hết là trong các cấp ủy Đảng, trong tập thể lãnh đạo và người đứng đầu.

Vấn đề tôn trọng phụ nữ phải được thực hiện trước hết ngay trong mỗi gia đình vì đây là cái nôi hạnh phúc, là tập trung của tính huyết thống và là tế bào của xã hội. Tôn trọng phụ nữ trong gia đình phải được thực hiện bằng các hành động và hành vi cụ thể: Như không được chửi mắng, đánh đập, làm nhục vợ và con gái. Đồng thời phải chăm sóc sức khỏe, quan tâm học tập, chọn nghề của con cái đến việc quyết định phát triển kinh tế, xây dựng nhà cửa, chi tiêu trong gia đình của người phụ nữ.

Vấn đề bình đẳng trong gia đình là yếu tố quan trọng của bình đẳng trong xã hội. Ngược lại phụ nữ trong xã hội trong cộng đồng dân cư là yếu tố tác động tích cự đến mỗi gia đình. Việc tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới không chỉ do phụ nữ phấn đấu để tự khẳng định mình mà phải được nam giới quan tôn trọng và ủng hộ. Bởi lẽ tôn trọng phụ nữ phải từ giới đối lập đó là nam giới. Trong gia đình chồng mà ủng hộ và tôn trọng ý kiến, sự tham gia của vợ và con cái thì phụ nữ mới mạnh dạn suy nghĩ cùng bàn bạc. Ở cộng đồng dân cư và cơ quan nếu nam giới nhất là những người đứng đầu là nam giới biết tôn trọng và ủng hộ thì vai trò của phụ nữ

- 26 -

mới được phát huy. Ngoài ra còn tạo thời cơ cho nữ được tham gia hội họp, được hỏi ý kiến, được đi học và được bổ nhiệm. Trong buổi tiếp các trưởng đoàn dự cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ lần thứ 11 (WLN) của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra vào tháng 9 – 2006 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định, Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của phụ nữ trong phát triển và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nêu rõ: "Ở Việt Nam, vai trò của phụ nữ rất quan trọng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.... Vai trò của phụ nữ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ tám vàng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân dành tặng: Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Với truyền thống đó, phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam.

Mặt khác không chỉ tôn trọng và quan tâm mà chính xã hội mà nam giới phải nhận thức đúng đắn tiềm năng và vai trò của phụ nữ trong quá trình phát triển của cộng đồng và toàn xã hội. phải xác định được trong quá trình phát triển của xã hội cần đến vai trò của phụ nữ. Thừa nhận vai trò của phụ nữ như một tác nhân, một lực lượng tham gia tích cực vào sự phát triển của xã hội. Lực lượng phụ nữ đã cùng với nam giới làm thay đổi xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Chính với nhận thức ngày ngân hàng thế giới đã chuyển từ chính sách WID

- 27 -

(womem in development) Nữ giới trong phát triển sang giới và sự phát triển GAD (Gender in developmem) trong các trung tâm đầu tư hỗ trợ cho bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ. Phương pháp GAD, đã không loại phụ nữ ra khỏi vị trí chủ thể chính, hơn thế còn cho rằng việc cải thiện địa vị của nữ giới sang việc coi nam giới và môi trường văn hóa xã hội rộng lớn.

1.3.2. Đƣợc trang bị kiến thức, nâng cao học vấn

Chúng ta đang hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Muốn nâng cao vai trò, địa vị của mình trong xã hội và bình đẳng với nam giới thì không có cách nào khác là phải có kiến thức khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, kiến thức xã hội và năng lực công tác ngang tầm với nam giới. Thực tế trên thế giới và trong nước ta nhiều phụ nữ đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực không kém gì nam giới như các nhà khoa học nữ, giáo sư, tiến sĩ, các nữ phi công vũ trụ, các nữ phi công và thành đạt luôn thấp hơn nam giới. Muốn phụ nữ nâng cao địa vị xã hội của mình và bình đẳng với nam giới thì phải tạo mọi điều kiện cho phụ nữ học tập từ buổi đầu tiên. Tất cả các bé gái đều được đi mẫu giáo, được vào tiểu học, phổ thông trung học. Hiện nay nhiều tỉnh miền núi, đồng bằng Nam Bộ chưa có trường mẫu giáo, nhất là sau khi các hợp tác xã nông nghiệp bị tan rã. Các cháu bé nói chung và bé gái nói tiêng cũng chưa được đi học hoặc chưa được học hết tiểu học nhất là các cháu dân tộc (Mông, Dao, Sán Chi, Lô Lô…) là điều kiện quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế miền núi nói chung, cán bộ nữ dân tộc miền núi nói riêng.

Được tiếp thu khoa học kinh tế xã hội, sau khi được học hết phổ thông tùy theo điều kiện và năng lực thự tế, để tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thật, xã hội như nam giới. Có thể là các trường công nhân kỹ thuật, xã hội như nam giới. Có thể là các trường công nhân kỹ thuật nghiệp vụ, hoặc các trường đại học cao đẳng. Đây là điều kiện quan trọng để phụ nữ được tiếp

- 28 -

xúc với việc làm, có kỹ thuật, có năng suất cao và tăng thu nhập. Chỉ khi nào phụ nữ có cùng tay nghề như nam giới thì phụ nữ mới có cơ hội nhận xết, tham gia ý kiến và quyết định các vấn đề liên quan đến chuyên môn. Nếu không có điều kiện này thì phụ nữ không thể bình đẳng được. Ngay cả khi họ được giao việc, đề bạt, bổ nhiệm thì họ mới có thể đề bạt được, bổ nhiệm từ thấp đến cao và mới hoàn thành nhiệm vụ. Phụ nữ muốn ưu tiên bằng cách được trang bị đầy đủ kiến thức và năng lực chứ không muốn ưu tiên bằng cơ cấu để đưa những phụ nữ không đủ kiến thức và năng lực vào vị trí lãnh đạo rồi nói phụ nữ không có năng lực. Ngày nay Đảng và nhà nước đã có chính sách mở cửa các trường dân tộc nội trú, cử tuyển theo địa chỉ…Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ưng nhu cầu học tập, đào tạo của học sinh nói chung và của nũ học sinh nói riêng. Mặt khác việc tổ chức thực hiện các chính sách đó còn chưa nghiêm túc. Vì vậy trong thời gian tới cần sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao học vấn cho phụ nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng. Đồng thời phải tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc những chính sách

Sau khi được trang bị kiến thức về khoa học, kinh tế và xã hội nhân văn. Phụ nữ có cơ hội có việc làm và thu nhập sau đó họ cần được trang bị kiến thức về lý luận chính trị và kiến thức về quản lý nhà nước thì họ mới có cơ hội được giao nhiệm vụ quan trọng, được đề bạt bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo từ thấp đến cao và địa vị của phụ nữ được xác định và nâng cao. Muốn vậy cán bộ lãnh đạo phải quan tâm từ khâu kết nạp đảng cho cán bộ nữ, sau đó bố trí đi học các trường Đảng, học quản lý nhà nước và đề bạt bổ nhiệm vào các chức danh phù hợp.

Đây là một chuỗi lôgic của việc trang bị kiến thức và nâng cao năng lực cho phụ nữ. Phải được học tập đầy đủ từ còn bé thì đến lớn mới có thể tiếp thu và học tập ở những cấp cao hơn. Nói cách khác phải có chiến lược đào tạo nói chung và

- 29 -

với phụ nữ nói riệng mới có lực lượng phụ nữ đủ mạnh với đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng đất nước phồn thịnh.

1.3.3. Có cơ hội đƣợc tiếp cận với công việc và giao tiếp xã hội

Trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình, phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận với xã hối. Làm việc là nhu cầu của mỗi người, song với phụ nữ càng quan trọng vì chỉ có làm việc họ mới thể hiện vai trò, năng lực của mình. Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Năng lực được thể hiện qua hiệu quả công tác, qua công việc cụ thể mới đánh giá được năng lự của người khác, của nam giới và nữ giới. trong thực tế trước khi giao việc người ta thường ghĩ việc này phải giao cho nam giới, việc kia nữ giới không thể đảm đương được.. Nhưng khi giao việc thì lại khác, thường nữ giới lại có hiệu quả cao hơn nam giới nhất là trong quản lý kinh tế. Nhưng chúng ta thấyhiện khá phổ biến từ khi xin việc thủ trưởng thường nhận nam giới trước, đến giao công việc và đề bạt bổ nhiệm… chính vì vậy cơ hội tiếp xúc công việc của nữ bị hạn chế hạn hơn. Muốn tạo điều kiện cho nữ thể hiện năng lực và vai trò của mình cần tạo cho họ tiếp cận công việc. Đồng thời việc tiếp cận với công việc, phụ nữ cần được tiếp với xã hội thể hiện cùng với việc làm, họ cần được nói lên tiếng nói của họ, được trình bày những suy nghĩ, những giải pháp trong công việc. Làm được mà không nói lên được kết quả thì nhiều khi cũng không ai biết đến, người ta không đánh gí đúng được kết quả do phụ nữ làm ra mặt khác

- 30 -

chính trong giao tiếp xã hội, phụ nữ cũng tiếp thu được những ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt, nhận ra những khiếm khuyết của mình mà sửa chữa để ngày càng tốt hơn.

Cùng với sự phát triển về nhận thức, sự tôn trọng của xã hội và nam giới sự cố gắng vươn lên của phụ nữ thì chính sách là một yếu tố quan trọng giúp phụ nữ phát triển, Vì chính sách quy định những điều kiện cụ thể, nâng đỡ thúc đẩy các cơ hội cho phụ nữ phát triển, đồng thời hướng dẫn và buộc xã hội phải thực hiện các quy định ấy. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về giới và phát triển giới như chăm sóc sức khỏe, chính sách về lao động, chính sách chế độ học tập quy định về nữ tham gia các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên chính sách này còn nhiều bất cập cần thay đổi bổ sung hoàn thiện, trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi cho rằng tất cả phụ nữ chúng ta hôm nay, ai ai cũng khát khao vươn đến điểm sáng của ĐỨC, TÂM, TRÍ để trở thành thành người phụ nữ “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ CNN, HĐH đất nước.

- 31 -

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN

CÁCH MẠNG MỚI

Một phần của tài liệu (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)