6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5-
2.3. Phương hướng nhằm phát triển cán bộ nữ trong gia đoạn hiện nay 5 1-
2.3.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020
Xây dựng và phát triển bền vững đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý khối đảng, đoàn thể đảm bảo tăng về số lượng, cơ cấu, nâng cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bình đẳng giới trong bộ cơ quan nhà nước của Đảng ta.
2.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật tạo điều kiện thuận lời nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt
- 52 -
động chính trị nói chung, trong đó có việc tham gia vào QH và HĐND các cấp. Tỷ lệ nữ đại biểu QH đã tăng hơn 20% từ khóa I (2,5%) đến khóa XII (25,7%); trong đó có 6/12 khóa có tỷ lệ nữ đại biểu QH là 25% trở lên, đặc biệt khóa V đạt trên 32%. Tỷ lệ nữ đại biểu QH khóa XII giảm so với hai nhiệm kỳ trước chỉ đạt 25,7%. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004-2011 ở ba cấp đều dưới 30%, cụ thể cấp tỉnh đạt 23,80%, cấp huyện 22,94% và cấp xã đạt 19,53%.
Từ số liệu đó, cho thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo tuy có tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ hiện chiếm hơn 50% lực lượng lao động của xã hội và không đồng đều ở các địa phương.
Đa số đại biểu tham gia tọa đàm cho rằng thách thức đặt ra trong thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta vẫn còn nhiều. Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ tưởng Bộ Nội Vụ đưa ra kết quả hội nghị hiệp thương về tỷ lệ nữ tham gia ứng cử đại biểu QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tỷ lệ nữ ứng cử trên số đại biểu được bầu tại địa phương là 338 nữ/1.086 ứng cử, đạt 31,12%. Địa phương có tỷ lệ cao nhất là Yên Bái đạt 75%, trong khi Bình Dương chỉ đạt 9,09%. Tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 2.432 nữ 7.180 người ứng cử, đạt tỷ lệ 33,75%. Một số tỉnh có tỷ lệ cao như Tuyên Quang, Cao Bằng chiếm từ 45-52%. Số tỉnh đạt thấp dưới 20% như An giang, Quảng Trị. Ông Thăng cũng làm phép so sánh số liệu cùng thời kỳ sau Hiệp thương lần hai của các nhiệm kỳ QH và HĐND gần đây cho thấy tỷ lệ nữ tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh qua hai nhiệm kỳ tăng hơn trước nhưng không đồng đều; tỷ lệ nữ tham gia ứng cử đại biểu QH do địa phương giới thiệu qua ba nhiệm kỳ chưa ổn định. Đại diện LHPN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch thường trực đưa ra băn khoăn về việc số dư là đại biểu nữ quá nhiều, bên cạnh đó đại biểu nữ lại phải gánh quá nhiều cơ cấu, kéo theo chất lượng đại biểu ứng cử nữ không cao, ảnh hưởng tới kết quả bầu cử, khó có thể đạt chỉ tiêu 30% mà Chiến lược quốc gia về bình đẳng
- 53 -
giới giai đoạn 2011-2020 đề ra. Giải đáp một số câu hỏi của phóng viên về chất lượng đại biểu ứng còn chưa cao, bà Thúy cũng cho rằng: tuổi nghỉ hưu, thời gian sinh con cũng là những rào cản trong việc cống hiến của phụ nữ trong các cơ quan cũng như việc đào tạo chuyên sâu, nâng cao chất lượng nghiệp vụ của nữ giới.
Tuy nhiên, bằng chức năng và quyền hạn của mình, Hội LHPN đã tích cực và chủ động tham gia trong quá trình hiệp thương, giới thiệu đại biểu cũng như tuyên truyền cho nữ cử tri về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc đi bỏ phiếu bầu ra những đại biểu ưu tú nhất, đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước cũng như cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Bên cạnh đó, LHPN cũng tích cực phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Bộ Nội vụ tổ chức các khóa tập huấn cho nữ ứng cử viên đại biểu QH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2020, đặc biệt là nữ ứng cử viên lần đầu. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu là đại diện cho các cơ quan thông tấn báo chí đều cho rằng cần thiết phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã đề xuất những biện pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy những hoạt động ủng hộ phụ nữ trong dịp bầu cử đại biểu QH, HĐND các cấp trong nhiệm kỳ 2011-2016: tích cực truyền truyền về những đóng góp to lớn của của phụ nữ trong quá trình phát triển đất nước, những tấm gương tiêu biểu trong công tác lãnh đạo, quản lý; tuyên truyền xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ và các định kiến giới cũng như nỗ lực của các ngành, cấp nhằm đảm bảo chỉ tiêu nữ đại biểu QH khóa VIII và HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 đạt từ 30% trở lên.
Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016- 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016-2021 trên 35%.[Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị]
- 54 -
Chỉ tiêu 2: phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ [Quyết định số 2351/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ]
Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70%và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.[Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020) ngày
14/04/201]
“Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới” [Điều 11 Luật Bình đẳng giới].
2.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong giai đoạn hiện nay hiện nay
2.4.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ tác cán bộ nữ
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương về công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết trong các cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ cốt các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Từ đó nâng cao trách nhiệm, tạo sự thống nhất trong các cấp ủy đảng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể về công tác cán bộ nữ; lãnh đạo thực hiện chủ trương về công tác cán bộ nữ có hiệu quả thiết thực. Trong công tác cán bộ nữ phải đặc biệt quan tâm đặc trưng về giới, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về luật bình giới ở mọi cấp, mọi nghành và đến từng người dân, đảm bảo cho mọi người đều có thể nắm được tinh thần và nội dung cơ bản của đạo luật này và góp phần nâng cao nhận thức và hành vi của mỗi người trong gia đình và xã hội trong việc xóa bỏ định kiến giới, cấm phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói ngoài Hiến
- 55 -
pháp, Luật Bình đẳng giới sẽ phải đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đảm bảo quyền cơ bản của phụ nữ.
Song song với việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác rà soát và hệ thống hóa văn bản pháp luật. Các văn bản dưới luật cần phải thể hiện được đúng tinh thần của bộ luật này. Những văn bản quy định trùng hoặc trái với quy luật này cần phải kịp thời bãi bỏ để việc thực hiện luật được nhất quán. Cùng với quá trình triển khai công tác rà soát các văn bản pháp luật cần tăng cường việc đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế và phải coi đó là việc làm cấp bách, được duy trì thường xuyên.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm cũng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức phụ nữ, tổ chức quốc tế, các cá nhân tích cực vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ các hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng hoạt động vì mục tiêu: Bình đẳng- phát triển- hòa bình của phụ nữ, từng bước khẳng định vị trí của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.
Dù ở bất cứ cương vị nào, phụ nữ đều phải dành thời gian và có trách nhiệm đối với gia đình. Vì vậy các chính sách của Đảng và Nhà nước không chỉ tạo sự bình đẳng cho phụ nữ ở ngoài xã hội mà còn phải ở trong từng gia đình. Do bị chi phối bởi công việc gia đình, chị em nhiều thiệt thòi hơn nam giới trong việc học tập, nâng cao trình độ, nắm bắt thông tin và tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, các chính sách xã hội nên tập trung giảm nhẹ các công việc gia đình, động viên tạo điều kiện để chị em phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, tạo việc làm thực hiện xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
Trong lãnh đạo, quản lý cán bộ nữ, trên nền tảng sự trân trọng, nghiêm túc, rất cần sự ứng xử có tính chất tâm lý: khích lệ, động viên cán bộ nữ đúng lúc, kịp thời, góp ý phê bình chân thành, nghiêm túc, song có phương pháp tế nhị, thích hợp. Như vậy, để làm tốt công tác cán bộ nữ cần chú ý cả quan điểm và cách làm. Nâng
- 56 -
cao nhận thức, vị trí, vai trò, của phụ nữ và cán bộ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước, quan tâm thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bô nữ, tổ chức thực hiện một cách thống nhất, cụ thể, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về cán bộ nữ: Đẩy mạnh bồi dưỡng, nâng cao nhận thức giới cho cán bộ đảng viên; đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ hoạch định chính sách các cấp các ban, ngành từ trung ương đến cơ sở thông qua các hình thức: đưa nội dung giới vào nội dung chương trình giảng dạy trong các học viện, các trường chính trị, các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt qua các phương tiện thông tin đại chúng về bình đẳng giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ, cán bộ nữ.
Với những giải pháp trên, phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy hơn nữa vai trò và khả năng của mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam bản thân mỗi người phụ nữ tiếp tục phấn đấu vươn lên và giữ một vai trò xứng đáng, góp phần đáng kể của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.4.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn cán bộ nữ
Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, từ đó cụ thể hóa kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp nhà nước. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ nữ.
Nâng cao nhận thức vai trò, thế của phụ nữ và cán bộ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước, quan tâm thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, tổ chức thực hiện một cách thống nhất, cụ thể, hiệu quả các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng về cán bộ nữ. Chỉ tiêu chiêu sinh các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước cần đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ từ 30% trở lên.
- 57 -
Bản thân cán bộ nữ cần nâng cao nhận thức cho chính mình và gia đình, Khuyến khích phong trào học tập trong cán bộ nữ để nâng cao trình độ, khắc phục tư tưởng tự ty, an phận, hẹp hòi, níu kéo nhau để xây dựng ý chí phấn đấu vươn lên, chủ động khắc phục khó khăn, tham gia các khóa đào tạo, sẵn sàng luân chuyển và thực hiện sự phân công khi tổ chức cần.
Trong những năm trước mắt, Đảng ta chủ trương xây dựng cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài. Đây vừa là dân chủ, vừa công bằng vừa là yêu cầu đối với sự lãnh đạo của Đảng. Nếu sự lãnh đạo không tinh tường phát hiện ra những người có triển vọng phát triển thành cán bộ lãnh đạo quản lý, đào tạo họ bằng những phương thức thích hợp, sử dụng họ đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc chính là thiệt hại cho tổ chức, cho cách mạng. Không có cơ chế tuyển chọn khách quan, công khai, công tâm thì những người tốt có thể bị loại, những người hăng hái sẽ bị nhút chí, còn những người cơ hội, đạo đức và năng lực kém có khi lại được trọng dụng. Muốn tuyển chọn cán bộ nữ đúng căn cứ vào nhu cầu cán bộ cho đúng, đánh giá cán bộ chính xác, có xét đến yếu tố giới, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng quy hoạch cán bộ và nâng cao chất lượng cả về quan điểm, sự công tâm, kiến thức về khoa học tổ chức và phương pháp công tác của những người làm công tác cán bộ. Quan tâm đến việc đào tạo, sắp xếp, bố trí, luân chuyển tạo điều kiện để cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện, thể hiện năng lực, sở trường, tạo môi trường công tác để cán bộ nữ phát triển. Đẩy mạnh đào tạo lại theo chức danh, lựa chọn cán bộ trẻ, có triển vọng đưa đi đào tạo ở trong nước và nước ngoài với cơ cấu và nghành nghề phù hợp. Khuyến khích phong trào học tập trong cán bộ nữ để nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, tập trung, tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo trong thực tiễn
- 58 -
2.4.3. Xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ
Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với công tác cán bộ nữ, đặc biệt trong kiểm tra, giám sát thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nữ. Đưa việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng thành một tiêu chí đánh gái tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm. Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ của cấp ủy Đảng phải có bộ phận đầu mối tham mưu về công tác cán bộ nữ, tăng cán bộ nữ làm công tác tổ chức cán bộ các cấp.
Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý từ Trưng ương đến cơ sở, ở những nghành, lĩnh vực có đông cán bộ nữ cần thiết phải có cán bộ lãnh đạo, quản lý là phụ nữ. Các cấp ủy Đảng phải chủ động chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, nhiệm kỳ sau có tỷ lệ cao hơn nhiệm kỳ trước. Mỗi cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý phải có trách nhiệm quy hoạch được 1 đến 2 cán bộ nữ kế cận chức danh mình đang đảm nhiệm.
Ban tổ chức Trung ương phối hợp với Đảng đoàn Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách thu hút nữ sinh viên mới tốt nghiệp về công tác địa phương, cơ sở tạo nguồn cán bộ nữ. Đảng đoàn Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ động phối hợp với ban tổ chức Trung ương trong việc xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ Trung ương Hội không chỉ tạo nguồn cho