6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5-
2.1. Một vài nét về truyền thống của Phụ nữ Việt Nam trong lịch sử 3 1-
Đánh giá vai trò của phụ nữ đối với lịch sử phát triển của đất nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: "non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta,trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ "[8, 432]. Hình ảnh người phụ nữ Việt nam đã được in đậm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc của đất nước trong hàng chục thế kỷ. Hình ảnh Hai Bà Trưng với hàng trăm nữ tướng và đội quân nữ tham gia khởi nghĩa (năm 40 SCN) đã tạo nên truyền thống anh hùng bất khất của dân tộc ta.Trưng Vương đi vào lịch sử như một nữ anh hùng của dân tộc, là người phụ nữ đầu tiên tham gia lãnh đạo đất nước… Bên cạnh các nữ tướng cầm quân đánh giặc, thời kỳ này chúng ta còn có những tấm gương phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý đất nước tài giỏi, đó là Nguyên Phi Ỷ Lan, Thái hậu Dương Vân Nga… Tiếp bước các nữ anh hùng dân tộc là thế hệ phụ nữ - chiến sĩ cách mạng sau này. Nhiều chiến công lãnh đạo cách mạng đã ngoan cường, trung thành với dân với Đảng. Nguyễn Thị Minh Khai, lãnh tụ đầu tiên của phong trào phụ nữ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập; Bí thư thành uỷ đầu tiên của Sài Gòn – Gia Định, linh hồn của cuộc khởi nghĩa nam Kỳ: Hoàng Thị Ngân – Bí thư đoàn phụ nữ cứu quốc Bắc Bộ…. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước lại ghi nhận những đóng góp của những phụ nữ như: Nguyễn Thị Thập, nữ đại biểu Quốc hội từ
- 32 -
khoá I đến VI với 18 năm là Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956 – 1980), 24 năm giữ cượng vị Phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1956 - 1980); bà Nguyễn Thị Định, phó tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng niềm Nam và đến năm 1980 là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thống nhất, đồng thời là Phó chủ tịch Liên đoàn phụ nữ quốc tế…[10] Có thể nói rằng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như hiện nay, phụ nữ Việt Nam luôn có những đại diện xứng đáng cho giới của mình trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển đất nước.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã có những cống hiến, hy sinh to lớn, góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc; trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, chị em tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Với trách nhiệm là người vợ, người mẹ, phụ nữ Việt Nam đã có cống hiến xuất sắc trong việc nuôi dưỡng các thế hệ công dân của đất nước, chăm lo cho các gia đình Việt Nam theo chuẩn mực “ấm no bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Chủ Tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình mà gia đình chính là tế bào của xã hội. Bên cạnh đó phụ nữ còn là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giữ gìn và phát triển văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và mang nhiều vinh quang về cho đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực: Kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, thể thao, nghệ thuật.
Như vậy dù trong hoàn cảnh, thời đại nào thì phụ nữ luôn giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong xã hội, họ luôn chứng minh được năng lực của mình.
- 33 -