CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.3. Hát phường vải
1.3.3. Quá trình của một hội hát phường vải
Thủ tục sinh hoạt của hát phường vải khá chặt chẽ với ba chặng. - Chặng thứ nhất gồm 3 bước: hát dạo, hát chào mừng, hát hỏi. - Chặng thứ hai gồm 2 bước: hát đố, hát đối.
- Chặng thứ ba gồm 3 bước: hát mời, hát xe kết, hát tiễn. Chặng thứ nhất: hát dạo, hát chào mừng, hát hỏi
Hát dạo là phần mở đầu cho một cuộc hát phường vải: Nghe đây có giếng mới đào
Có chợ mới họp, anh tạt vào bán mua. Còn không ta đợi ta chờ,
Hay là như ruộng có bờ thì thôi. Hay như :
Đi xa nghe tiếng em reo
Nghe xa em kéo muốn đeo em về
Hát chào mừng là những câu hát chào, hát mừng nhằm tăng tính chất lịch sự cho người hát phường vải. Đó là những câu hát khá niềm nở, cung kính, có khi e dè bóng gió; có khi mạnh dạn, thiết tha; khi thì trang trọng kiểu cách.
Cau non tiện chũm lòng đào
Trầu têm cánh phượng ra chào bạn quen.
Hát hỏi là những câu hỏi về quê quán, tên tuổi của khách khi tới chơi. Hỏi anh tên họ là chi
Nói cho em biết mai đi em chào.
Hát hỏi là quá trình để hai bên tìm hiểu nhau, sau mỗi câu hát thì bên nam hoặc bên nữ lựa ý, lựa lời để đáp lại. Hát hỏi chủ yếu đơn thuần chỉ hỏi về tên, họ, quê quán về gia cảnh:
- Đến đây hỏi thật quê chàng
Hỏi danh hỏi họ, hỏi làng làng chi? - Giằng đầu nhất khẩu chữ điền, Thảo đầu vương ngã là miền quê anh.
(富 義 Phú Nghĩa tên một huyện ở Quỳnh Lưu)
- Phụ mẫu sinh được mấy người, Mà anh băng bể vượt vời tới đây? - Phụ mẫu anh sinh được mười người, Anh là con rốt sang chơi bên này.
Chặng thứ hai là hát đố, hát đối: chặng này là chặng trai gái đố nhau những tri thức về đời sống thông thường, tri thức về sản xuất, tri thức sách vở, chữ nghĩa...Đây là cơ hội mà hai bên tạo ấn tượng ban đầu cho nhau về lối đối đáp, những câu trả lời thể hiện sự thông minh, nhanh trí
- Đố anh biết rết mấy chân,
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Đồng Xuân mấy người ? - Em ơi rết ba mươi sáu chân,
Cầu Ô ba mươi sáu nhịp, chợ Đồng Xuân ba mươi sáu người. Hay những câu hát đố về tri thức sách vở, chữ nghĩa như :
Ba ngang ba sổ chữ chi rứa chàng? - Anh đây học sách thánh hiền, Ba ngang ba sổ chữ “điền” em ơi!
Trong hát phường vải Nghệ Tĩnh còn có những câu đối về ngôn ngữ, đó là những câu đối về nghĩa, về địa danh, nói lái...
- Con ngựa chạy giữa đất nói con ngựa cất
Con cá bán giữa chợ nói con cá thu,
Chàng mà đối được thiếp làm du mẹ thầy?
- Con rắn bò giữa đàng nói con rắn lại
Con cá lội dưới nước nói con cá leo,
Anh đây đối được em phải theo anh về. Hay như:
Lập Thạch có hòn đá dựng,
Thanh Thủy có vũng nước trong,
Chàng mà đối được thiếp theo không chàng về?
Chặng thứ 3: hát mời, hát xe kết, hát tiễn. Sau khi thử thách tài trí qua phần hát đối, hát đố thì bên trai được bên gái hát mời vào nhà:
- Chàng đến mời chàng vào đây,
Trầu têm cánh phượng, ghế mây chàng ngồi. - Cửa ngõ em tấp gây
Cửa cổng em tấp gây,
Anh vô không được đứng đây em nì. Hay
Bạn đến mời bạn vô nhà,
Đừng đứng ngoài ngõ sương sa lạnh lùng.
Sau khi mời bạn trai vào nhà là hát xe kết, hát xe kết là phần quan trọng nhất trong một cuộc hát phường vải. Không có bước này sẽ không có hát
phường vải cũng như các điệu ví, hát giao duyên khác. Đây là lúc, hai bên nam nữa nói lên những lời tâm sự, thổ lộ, nói lên nỗi lòng của mình đồng thời gửi gắm tình cảm bấy lâu.
- Anh quen em năm ngoái lại giừ,
Cơi trầu anh mang đến, em chối từ không ăn. - Có phải mô anh, có rứa mô anh,
Năm qua em bé nhỏ, chưa dám ăn trầu người. - Thương chàng lắm lắm chàng ơi,
Như nước sông Vịnh chảy xuôi cửa Tiền.
Hát xe kết là chặng hát được kéo dài nhất trong một cuộc hát phường vải, đó là quãng thời gain hai bên tìm hiểu về nhau, bộc lộ tình cảm để cuối cùng là những lời ước nguyện, hát cưới. Sau khi đôi nam nữ thuận tình xe kết là đến những câu hát thách cưới của bên nữ, hay lời hứa hẹn của bên nam:
- Anh về sắm nón sắm quai,
Sắm thức ăn vật đựng để giêng hai em về. - Anh về lo đủ trăm mâm,
Để cho hai họ tri âm một nhà. - Anh về mua nứa làm giàn.
Để mời hai họ đưa hai ngàn nón sơn.
Cũng có khi người con gái từ chối người con trai một cách thẳng thắn, nhưng trường hợp này không nhiều.
Khi nào trâu đực sinh con,
Gà trống đẻ trứng, trăng tròn ba mươi. Khi nào tháng chạp ăn rươi,
Tháng giêng gặt lúa, em thời lấy anh.
Hát tiễn là bước cuối cùng của một cuộc hát phường vải, là lúc ra về. Lúc này bên nam và bên nữ dùng dằng không muốn về.
Người con gái quyến luyến muốn giữ chân chàng trai, muốn tiếp tục cuộc trò chuyện:
- Chàng về chi sớm rứa chàng,
Để vườn xuân vắng vẻ, con phượng hoàng bơ vơ. - Chưa chi anh đã vội về,
Hay là xuân giục, anh về với xuân.
Cuối cùng là những lời hò hẹn, lời dặn dò giữ vẹn lòng chung thủy: - Ra về dặn bạn một hai,
Bóng bạn thì tựa bóng ai thì đừng. - Trồng tre thì chớ bẻ măng,
Đã thương em thì chớ than rằng với ai.
Quá trình của một cuộc hát phường vải là như vậy, nó diễn ra một cách tự nhiên nhưng lại rất tình cảm. Những chặng hát phường vải thể hiện một chặng đường mới của sự phát triển trong mối quan hệ tình cảm giữa hai bên trai gái. Những câu hát phường vải là phương tiện để họ đến với nhau, hiểu nhau, thông cảm cho nhau, những câu hát vừa thể hiện tình cảm chân thành, mộc mạc của con người xứ Nghệ vừa thể hiện sự chân thành, cái sâu sắc của lòng người.
Như lời bài hát Nghe câu hát phường vải:
Những đêm mẹ hát phường vải Là cha đứng nghe mê mãi Rồi nên nhân tình nhân ngãi Rồi ra thắm duyên vợ chồng
Để đời con tắm mát giữa dòng suối dân ca Để giờ nghe ai hát con thương mẹ lệ (ơ) nhòa.
Chính những cuộc hát phường vải trong những đêm trăng thanh đã là nơi hẹn hò, kết duyên cho bao cặp trai gái.
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH