Đại từ xưng hô gốc

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. Giá trị của việc sử dụng đại từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh

3.1.1. Đại từ xưng hô gốc

Theo những khảo sát về đại từ xưng hô trong hát phường vải, chúng tôi thấy những đại từ xưng hô gốc trong hát phường vải Nghệ Tĩnh xuất hiện với tần số ít hơn so với những đại từ lâm thời (những danh từ, đại từ chỉ trỏ, đại từ để hỏi nhưng ở những trường hợp nhất định thì nó được dùng như đại từ xưng hô). Một số đại từ xưng hô gốc được sử dụng trong hát phường vải Nghệ Tĩnh

như: ta, mình, họ, nó, tôi mà chủ yếu là cặp xưng hô ta - mình, còn những đại

từ xưng hô họ, nó, hắn thường được sử dụng ở ngôi thứ ba. Trường hợp sử

dụng đại từ xưng hô tôi sử dụng ở ngôi thứ nhất số ít được sử dụng không nhiều.

Đại từ ta, mình

Đại từ xưng hô ta, mình là những đại từ xưng hô gốc, nó xuất hiện khá

nhiều ở những câu hát phường vải. Trong tiếng Việt, đại từ xưng hô ta, mình

thường được sử dụng trong quan hệ vợ chồng, tuy nhiên trong các tác văn

phẩm học ta, mình còn được sử dụng để xưng hô giữa các đôi lứa yêu nhau,

có khi là tình đồng bào, đồng chí...

Trong hát phường vải Nghệ Tĩnh đại từ ta được dùng chủ yếu ở vai

người nói, nhằm thể hiện sự chủ động, mạnh bạo trong chuyện tình cảm. - Đưa lên ta ví đôi lời

Cho loan biết phượng cho ta biết mình. - Cơm chung bát, canh chung nồi

Ước gì trải chiếu ra nằm,

Chân ruỗi vào lòng, đầu gối cánh tay.

Ta có khi dùng để chỉ đơn thuần là người nói nhưng có khi lại cả người

nghe. Người nói lôi kéo người nghe vào cuộc trò chuyện, tạo sự gần gữi, mật thiết hơn giữa vai nói và vai nghe.

- Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc như đèn mới kêu - Đôi ta như chỉ xe tơ

Xe răng thì rứa y như một lời

Trong hai câu trên người nói xưng đôi ta với người nghe, người nói

dường như muốn kéo gần khoảng cách về mặt tình cảm giữa họ. Đại từ ta

trong trường hợp này được sử dụng ở ngôi thứ nhất, số nhiều đôi ta. Người

nói muốn thể hiện sự thống nhất giữa người nói và người nghe nhằm thể hiện mối quan hệ gần gũi, khăng khít với nhau về mặt tình cảm.

Mình vốn là từ dùng để chỉ cơ thể người hoặc động vật nhưng thường

được dùng làm đại từ chỉ ngôi trong trường hợp người nói muốn thể hiện mối

quan hệ thân mật với người nghe. Đại từ mình có thể dùng để chỉ cả ngôi thứ

nhất và ngôi thứ hai số ít hoặc số nhiều (có khi mình là vai phản thân, người

nói tự xưng; có khi mình lại là người nghe).

- Thương mình mình nỏ biết cho,

Cầm bằng gánh nặng mà dò đường trơn.

- Thương mình mình nỏ biết cho

Như con ve đậu cành khô kêu sầu.

Trong hai câu hát trên đại từ mình được sử dụng ở ngôi thứ hai, số ít,

đó là tâm trạng của chàng trai khi bày tỏ tình cảm với cô gái nhưng không được đáp lại, cũng có thể là tình cảm thầm lặng của người con trai, anh ta muốn bày tỏ tình cảm đó với người con gái nhưng lại không dám thổ. Chính

vì vậy tạo cho chàng trai cảm giác mệt mỏi, bực bội giống như “Cầm bằng gánh nặng mà dò đường trơn”, người con trai cảm giác như mất phương hướng, cố lấy lại nhịp. Ở câu hát thứ hai, là một nỗi buồn đơn lẻ của người con trai giống như “ve đậu cành khô kêu sầu”.

Đôi khi đại từ xưng hô mình được dùng ở ngôi thứ nhất số ít, đây là khi

người nói tự xưng mình (phản thân) muốn tạo ra sự gần gũi thân mật với

người nghe:

- Ra về dặn bạn một lời

Bóng mình thì tựa bóng ai thì đừng.

- Lá gì không nhánh không ngành, Lá gì chỉ có tay mình tay trao. Lá thư không nhánh không ngành, Lá thư chỉ có tay mình tay trao. - Làm chi cho uổng công trình

Họ về xứ họ, bỏ mình bơ vơ.

- Trách mình chẳng trách ai đâu,

Trách con tằm bạc nghĩa, bỏ nương dâu không nhìn.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, cặp từ xưng hô ta - mình

cũng khá quen thuộc, nhằm thể hiện tình cảm đằm thắm, nồng nàn, đây là

cách xưng hô của đôi lứa yêu nhau. Cặp xưng hô ta - mình tạo sự thân mật

đồng thời rút ngắn khoảng cách về mặt tình cảm giữa hai bên. Người nói như muốn đồng nhất ý kiến của mình với người nghe. Trong hát phường vải Nghệ

Tĩnh cặp xưng hô ta - mình là một trong những kiểu xưng hô được sử dụng

khá nhiều. Ta - mình trong hát phường vải nhằm thể hiện tình cảm của những

cặp trai gái trong quá trình tìm hiểu nhau, hay khi tình cảm phát triển. - Vắng mình ta nhắn ta trông

- Vắng mình ta lại hỏi thăm, Nào ai bỏ vắng trăm năm mà hờn.

Ta – mình trong những câu hát trên thể hiện sự mong mỏi, đồng thời là

sự trách móc, giận hờn của người con gái với người con trai. Nhưng nhiều khi

mình - ta giúp xóa nhòa khoảng cách giữa hai bên, tạo sự gần gũi hơn, tạo sự

thân thiết tới mức đồng nhất.

Với đại từ ta, mình trong nhiều trường hợp có thể kết hợp với một số

đại từ xưng hô lâm thời khác như : ta - bạn, mình – bạn, ta – nàng, ta –

nường... để tạo thành cặp xưng hô thể hiện tình cảm, bộc lộ tình cảm.

- Dao vàng tiện đốt mía mưng

Ta chưa quên bạn, bạn đừng quên ta. - Dâu kia hết lá vì tằm,

Tình ta với bạn trăm năm đời đời.

Người nói sẽ tùy vào mức độ phát triển của tình cảm mà có lối xưng hô cho phù hợp, nhằm tạo ấn tượng cho đối tượng giao tiếp. Lúc mới gặp người

con trai có thể gọi người con gái là bạn nhưng sau một thời gian đối đáp, tìm

hiểu người con trai có thể chuyển từ ta - bạn sang ta – mình.

Đại từ hắn, nó, họ

Trong hát phường vải Nghệ Tĩnh đại từ hắn, nó được sử dụng rất ít, được sử dụng chủ yếu ở ngôi thứ ba.

- Con lươn ăn trùn hắn trút nhớt vào đúa

Con cò ăn no hắn đạp cánh hắn bay

Anh thương em ba vạn sáu ngàn ngày, Cớ sao em bỏ ngãi, em rày quên anh.

Đại từ họ trong hát phường vải được sử dụng ở ngôi thứ ba số nhiều, họ

thể hiện thái độ bình thường, không thể hiện thái độ khinh thường, miệt thị

- Cứ lời anh dạy em ri,

Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng.

Có khi, họ được dùng ở ngôi thứ ba số ít, họ là đối tượng để bộc lộ tình

cảm của mình.

- Làm chi cho uổng công trình,

Họ về xứ họ, bỏ mình bơ vơ.

Qua việc khảo sát đại từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh cho thấy những đại từ xưng hô gốc ở ngôi thứ ba được sử dụng rất ít.

Đại từ tôi

Trong tiếng Việt, đại từ xưng hô tôi có thể là từ được xem là có trạng

thái trung lập nhất, tuy nhiên trong một số trường hợp thì tôi trong tiếng Việt

lại tạo ra một khoảng cách nhất định trong quá trình giao tiếp, thể hiện mối quan hệ cũng như thái độ đối với người cùng giao tiếp. Trong hát phường vải

Nghệ Tĩnh đại từ tôi xuất hiện rất ít 11(lần) chiếm 0,44 %.

Ai xui tôi đến chốn này,

Trồng hoa hoa héo, trồng cây cây tàn

Việc sử dụng đại từ tôi trong trường hợp này thể hiện tình cảnh khó khăn trong chuyện tình cảm. Người con trai như mất hết cảm xúc khi không được đáp lại tình cảm. Người nói xưng tôi tạo sự tách biệt với người nghe, tạo cảm giác xa cách. Đây giống như một lời tự than thân trách phận.

- Ra về đường trẽ phân đôi

Gánh anh anh gánh, gánh tôi tôi gồng.

Bao giờ nên đạo vợ chồng,

Gánh anhtôi gánh, tôi gồng cho anh.

Tôi - anh trong những câu hát phường vải trên thể hiện mức độ tình

cảm của hai bên nam nữ lúc bấy giờ chỉ là mới quen biết, tôi - anh có gì đó

về mặt tình cảm. Hai câu hát đầu là lời tâm sự của người con gái với người con trai lúc chia tay thể hiện mức độ tình cảm lúc mới đầu gặp mặt, hai câu sau như một lời gợi ý của cô gái cho chàng trai. Người con gái tỏ thái độ mở lòng với chàng trai.

- Chàng về thiếp chẳng dám van

Mừng chàng bốn chữ bình anh lại nhà.

- Thảm lòng anh lắm nàng ơi,

Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng.

Trong câu hát này, người con gái hát tiễn người con trai trai khi ra về, dường như người con gái chưa muốn chia tay người con trai “chẳng dám van”, trả lời lại người con gái chàng trai đáp:

Thảm lòng anh lắm nàng ơi,

Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng.

Từ cách xưng hô của người con gái là chàng - thiếp, người con trai

chuyển sang cách xưng hô anh - nàng, tôi - nàng tạo nên sự chủ động trong

lời nói. Người con trai dường như có gì đó khổ tâm, khó nói “Thảm lòng anh lắm nàng ơi”, người con trai mong muốn bao giờ hai đứa hợp duyên người

con gái sẽ hiểu. Từ cách chuyển đổi anh sang tôi, thể hiện sự chủ động về mặt

tình cảm, mong muốn hợp duyên cùng cô gái là thái độ chín chắn, tự chủ của chàng trai trong tình yêu.

Ngoài ra đại từ tôi có thể kết hợp với một số đại từ xưng hô lâm thời

khác tạo nên những cặp xưng hô khác nhau như: tôi - bạn, tôi - anh, tôi -

nàng.

Từ khi gặp bạn giữa đường

Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng.

Tưởng thành cơm cháo tôi bỏ bụng mừng,

Hay

Một thương nàng lưng eo má phấn,

Hai thương nàng chút phận thơ, ngây,

Tiết mùa hè con ve kêu tiếng dế,

Tôi cảm thương nàng ai dễ biết cho.

Trong câu hát này, người con trai đã mạnh dạn bộc lộ tình cảm, nói lên

tấm lòng bấy lâu nay giấu kín trong lòng, người con trai dùng tôi tạo sự chủ

động, dường như chàng trai đã lấy hết dũng khí để nói lên tâm sự của mình.

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)