CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.2. Tác dụng của các đại từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh
3.2.1. Sự thay đổi cách xưng hô
Trong tiếng Việt, xưng hô là việc thể hiện địa vị về xã hội, trình độ văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau ...Cách xưng hô của các đối tượng hội thoại nhằm thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người nghe, đồng thời bộc lội thái độ tình cảm với người cùng hội thoại.
Hát phường vải là một hình thức giao duyên, trao đổi đôi bên nam nữ, vì vậy cách xưng hô thể hiện mức độ tình cảm của họ. Mức độ tình cảm của cuộc hội thoại được người nói và người nghe bộc lộ nhằm thể hiện sự tiến triển về tình cảm trong mối quan hệ của họ. Trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, mức độ tình cảm có thể ngầm định qua cách xưng hô, đối đáp giữa bên nam và bên nữ. Trong một câu hát, người nói có thể sử dụng nhiều cách xưng hô, họ thay đổi cách xưng hô nhằm thể hiện tình cảm của mình đối với đối tượng hội thoại. Trong những câu hát đối đáp thì các chàng trai, cô gái thường muốn rút ngắn khoảng cách giữa họ về mặt tình cảm nên việc lựa chọn các phương tiện xưng hô để thể hiện tình cảm cũng là một chiến lược trong giao tiếp của các chàng trai, cô gái khi yêu. Cùng một câu hát, lúc đầu người con trai xưng
anh - em, những sau chuyển sang chàng - thiếp, lúc đầu ta - bạn sau chuyển
ta - mình... tùy vào mức độ phát triển tình cảm của hai bên qua những chặng
Hỡi người bạn cũ ta quen
Có ai như bạn, giúp ta một người, Một người mười tám cho xinh,
Lời ăn tiếng nói như mình mình ơi.
Người con trai muốn thổ lộ với người con gái nhưng ngại ngùng, tình cảm của người con trai bắt nguồn từ một tình bạn, cũng có thể anh chàng đã thương thầm nhớ trộm cô gái từ lâu nhưng không giám thổ lộ và trá hình ở mức độ bạn cũ. Nhưng rồi người con trai lại gián tiếp thổ lộ lòng mình qua một lời nhờ vả “Có ai như bạn, giúp ta một người”, để rồi cuối cùng người nói thay đổi cách xưng hô của mình từ bạn sang mình, tạo sự phát triển trong chuyện tình cảm. Điều này giúp người con trai thêm phần chủ động, tự tin, đồng thời rút ngắn khoảng cách tình bạn của hai bên để tiến xa ở mức độ tình yêu. Việc thay đổi cách gọi tên người đối thoại trong câu hát này thể hiện sự thay đổi về mức độ tình cảm của họ, người con trai gần như xóa nhòa quan hệ bạn bè để bước lên sự tìm hiểu trong tình yêu.
- Em mà không lấy được anh,
Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng.
Câu hát trên là một lời hứa, lời thề của người con gái với người con
trai, lúc này người con gái xưng em và gọi người con trai là anh nhưng sau đó
lại thay đổi cách xưng hô là chàng nhằm tạo sự thân thiết như muốn lôi kéo
tình cảm, tạo lòng tin cho người con trai với lời hứa của mình.
Cũng là lời hứa, lời thề hẹn ước nhưng câu sau đây lại là của người con trai dành cho người con gái.
- Anh mà không lấy được nàng,
Thì anh tự vẫn giữa gia đường nhà em.
Dường như việc thay đổi cách xưng hô đã tạo cho người nghe cảm giác gần gũi hơn, khiến người nghe càng có lòng tin vào lời nói, lời thề ước tạo
nên sự bền chặt về tình cảm giữa hai bên.
- Đến đây hỏi bạn một lời,
Đá lèn ăn với lộc chi ơi chàng?
- Anh đây giải sách đã thông,
Đá lèn ăn với trầu không ơi nàng.
Ban đầu người con gái gọi người con trai là bạn như một lời chào hỏi,
nhưng khi đưa ra câu hỏi đối đáp người con gái lại thay đổi cách xưng hô từ
bạn sang chàng nhằm tạo cho người con trai cảm giác gần gũi, tạo cho chàng
trai sự thoải mái trong việc trả lời câu hỏi của cô gái.
Có khi người con trai gọi người con gái là cô bay nhưng sau chàng trai
lại chuyển sang gọi là nàng:
Mấy lâu vắng mặt cô bay,
Trong lòng bối rối hai tay rã rời.
Bây giờ thấy mặt nàng rồi,
Cơn buồn đã giảm cơn vui vui dần.
Cô bay là một danh từ được dùng làm đại từ xưng hô, người nói gọi
người nghe là cô bay như có gì đó xa lạ, khó tiếp cận. Nhưng khi thấy mặt thì
chàng trai lại thay đổi cách xưng hô với cô gái sang nàng.
- Thương em anh cũng muốn thương,
Sợ lòng bên giáo bên lương khó thành.
- Quý hồ anh có lòng thương,
A-men mặc thiếp khói hương mặc chàng.
Trong câu hát này người con trai có lòng yêu thương người con gái nhưng vì hai người hai tôn giáo khác, nhất là trong quan niệm người xưa có sự phân biệt giữa lương - giáo nên chàng có vẻ ngập ngừng khó nói. Người
con trai mở lời bằng cách tự xưng anh và gọi người con gái là em “Thương
anh để láy lại ý của người con trai và ngay sau đó thay đổi cách xưng hô sang
thiếp - chàng. Qua cách xưng hô của cô gái, ta thấy mối quan hệ tình cảm đã
trở nên khăng khít hơn, người con gái như mở lòng với chàng trai, nàng đã xem mình là người yêu của chàng trai, nàng vượt ra khỏi những rào cản phân biệt về tôn giáo để tìm đến tình yêu của mình.