Đại từ xưng hô trong hát phường vải với vè

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 61 - 67)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.3. So sánh việc sử dụng đại từ xưng hô trong hát phường vải với các làn

3.3.2. Đại từ xưng hô trong hát phường vải với vè

Vè là một thể loại sáng tác dân gian kể chuyện bằng văn vần của người Việt Nam, vè là thể thơ dân gian truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt. Vè được sử dụng trong việc phản ánh lịch sử, cuộc sống sinh hoạt, quá trình lao động của người dân. Đồng thời vè còn là phương tiện để lên án, phê phán những kẻ gian ác, tầng lớp thống trị tham lam tàn bạo.

Khi khảo sát các đại từ xưng hô trong Kho tàng vè xứ Nghệ của Ninh

Viết Giao 2000, NXB Nghệ An chúng tôi thấy rằng các đại từ xưng hô ở ngôi

thứ hai chiếm tần số xuất hiện ít nhất với 28 từ (anh, em, thiếp, người, thầy,

mẹ, mi, bay, mự...) xuất hiện 344 lần chiếm 20,82%, tiếp theo là đại từ xưng

hô ở ngôi thứ nhất với 17 từ (anh, em, thiếp, choa, tôi, tau, tao, bầy tui...) xuất

hiện 643 lần chiếm 38,93%, các đại từ xưng hô trong vè chủ yếu là những đại

từ xưng hô lâm thời được sử dụng ở ngôi thứ ba như: ông, bà, thầy, mụ... với

39 từ, xuất hiện 665 lần chiếm 40,25%.

Nghệ Tĩnh được sử dụng cũng ít so với đại từ xưng hô lâm thời. Tần số xuất

hiện của đại từ xưng hô gốc với 13 từ (tôi, tao, tui, tau, hắn, nó, chúng nó...)

tần số xuất hiện 456 lần chiếm 27,60 %, trong khi đó đại từ xưng hô lâm thời

chiếm tỉ lệ cao với 45 (anh, em, chàng, nàng, nường, o, dì, thầy, mẹ...) từ tần

số xuất hiện 1196 lần chiếm 72,40%.

Vè là một thể loại văn vần được sáng tác bởi những người dân lao động, được truyền miệng chính vì vậy ngôn ngữ trong vè thường mang đặc trưng vùng miền. Với vè Nghệ Tĩnh, có sự xuất hiện của hàng loạt từ địa phương mà một trong số đó là việc sử dụng những đại từ xưng hô mang tính địa phương. Khác với hát phường vải là sự xuất hiện các đại từ xưng hô mang tính địa phương rất ít thì vè lại xuất hiện khá nhiều. Trong vè đại từ xưng hô mang tính địa phương như choa, bay, mi, bầy tui, tau, tao, ả, o... xuất hiện khá nhiều với 21 từ, 159 lần chiếm 9,62%

Đói cơm rách áo,

Choa mới ở thuê

Không thì choa về

Choa cần chi nữa.

Trong đoạn vè trên được trích trong bài vè Vú hiền tôi ở đến rằm đã vạch rõ tâm địa bẩn thỉu, nhỏ nhen, ích kỉ của bà chủ nhà, người nói xưng

choa đó không phải tâm trạng một người mà của nhiều người ở trong nhà đó.

Nếu không vì miếng cơm manh áo thì họ đã không phải chịu nhún nhường, bị bóc lột như vậy.

Một trong những cách xưng hô phổ biến trong vè Nghệ Tĩnh là người

nói xưng bầy tui, bầy tui là từ địa phương Nghệ Tĩnh tương ứng với ngữ toàn

dân là chúng tôi. Bầy tui - bà là cách người đầy nói với bà chủ, họ bất mãn

với cách đối xử của những người chủ với người ăn kẻ ở như họ.

Bầy tui giận cái duyên

Mắm thì mắn đen

Ba mươi tầng côộc chuối Chín mười tầng xơ mít

Nói tóm lại đại từ xưng hô trong hát phường vải là những đại từ xưng hô thể hiện tình cảm đôi lứa vì vậy thường được sử dụng những từ ngữ chọn lọc, trau chuốt hơn thể hiện sự mượt mà, đằm thắm của tình yêu. Còn hát giặm và vè thường phản ánh nội dung sinh hoạt nên ngôn ngữ có phần thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhất. Trong vè và giặm cách xưng hô tạo cảm giác

suồng sã hơn so với hát phường vải. Như Hoàng Trọng Canh trong Từ địa

phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ - văn hóa “Rõ ràng những đại

từ xưng hô được dùng trong hát giặm Nghệ Tĩnh cũng như vè Nghệ Tĩnh mang tính chất thông tục rất khác với hát phường vải” [4.tr.330]

KẾT LUẬN

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, có những giai đoạn hát phường vải Nghệ Tĩnh đứng trước sự mờ nhòe, mai một bởi những thể loại mới. Tuy nhiên với tinh thần gìn giữ những giá trị văn hóa văn nghệ của dân tộc cho tới nay hát phường vải Nghệ Tĩnh vẫn là một trong những loại hình dân ca đặc trưng, thể hiện tính cách cũng như tình cảm của con người xứ Nghệ.

Hát phường vải là nơi những cặp nam nữ thổ lộ tình cảm thông qua những câu hát trêu chọc, thử thách tài trí để từ đó là chiếc cầu nối đưa họ lại gần với nhau hơn.

Trong quá trình khảo sát những đại từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh chúng tôi thấy được sự thông minh, nhanh nhạy của những cặp trai gái qua việc đối đáp, qua cách thay đổi xưng hô với nhau theo từng cung bậc tình cảm.

Qua khảo sát 38 đại từ xưng hô bao gồm đại từ xưng hô gốc và đại từ xưng hô lâm thời chúng tôi thấy số lượng đại từ xưng hô gốc xuất hiện khá ít chỉ 14,41%, trong khi đó đại từ xưng hô lâm thời chiếm 85,59%. Cách xưng hô trong hát phường vải chủ yếu là cặp xưng hô của những cặp trai gái đang

yêu ta - bạn, ta - mình, anh - em, thiếp - chàng, anh - nàng... Sự thay đổi cách

xưng hô qua các chặng hát phường vải chính là mức độ tiến triển về mặt tình cảm giữa hai bên.

Nét đặc sắc không thể thiếu trong những thể loại dân ca Nghệ Tĩnh là cái đặc trưng văn hóa vùng miền, cái chất Nghệ đó đã làm nên nét độc đáo riêng của các loại hình dân ca nơi đây. Hát phường vải cũng vậy, một trong những dấu ấn của vùng quê Nghệ Tĩnh là sự xuất hiện của những từ xưng hô địa phương. Tuy nhiên, số lượng và tần số xuất hiện những từ xưng hô địa

phương trong hát phường vải không nhiều như một số làn điệu Nghệ Tĩnh khác.

Khi so sánh đại từ xưng hô trong hát phường vải với hát giặm và vè Nghệ Tĩnh chúng tôi thấy được sự khác biệt nhất định trong việc sử dụng các đại từ xưng hô giữa các thể loại, nhất là sự xuất hiện của các đại từ xưng hô mang tính địa phương trong hát phường vải ít hơn về số lượng từ cũng như tần số xuất hiện. Trong hát phường vải không xuất hiện những đại từ choa,

bầy tui, tau, mi..., trong khi đó những từ này xuất hiện nhiều trong các câu

giặm, câu vè.

Nếu trong hát phường vải là những câu hát đối đáp trao duyên nhằm bộc lộ tình cảm đôi lứa thì trong giặm, vè lại phản ánh đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, tình cảm vợ chồng chính vì vậy cách xưng hô mang tính suồng sã, đơn giản hơn trong hát phường vải.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển kéo, theo sự du nhập của nhiều nét văn hóa ngoại lai, giới trẻ dường như quay lưng với những thể loại dân gian, những làn điệu dân ca, để chạy theo những loại hình mới. Chính điều này làm mai một, làm mất đi những làn điệu dân ca, những loại hình dân gian độc đáo thể hiện nét văn hóa riêng của dân tộc. Việc nghiên cứu hát phường vải Nghệ Tĩnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về làn điệu dân ca, cũng như góp phần gìn giữ một loại hình dân ca độc đáo.

Qua việc nghiên cứu đề tài chúng tôi có cơ hội tìm hiểu thêm những giá trị của hát phường vải Nghệ Tĩnh qua góc độ ngôn ngữ học. Đồng thời qua đây thấy được những nét đẹp của quê hương con người xứ Nghệ, một mảnh đất nhiều truyền thống lịch sử, quê hương của nhiều làn điệu dân ca. Qua cách xưng hô của người Nghệ Tĩnh để thấy được sự mộc mạc, chân tình, mặn mà của con người nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, (2012), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,

NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), (1999), Từ điển tiếng địa phương Nghệ

Tĩnh, NXB Văn hóa thông tin.

3. Lê Biên, (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục.

4. Hoàng Trọng Canh, (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh về một khía cạnh

ngôn ngữ - văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Tài Cẩn, (1975), Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, NXB ĐH và

THCN.

6. Nguyễn Tài Cẩn, (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB ĐHQD Hà Nội.

7. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, (1962), Hát giặm Nghệ Tĩnh, NXB

Sử học Hà Nội.

8. Ninh Viết Giao, (1993), Hát phường vải, NXB Nghệ An.

9. Ninh Viết Giao, (2000), Kho tàng vè xứ Nghệ (tập 6), NXB Nghệ An.

10. Ninh Viết Giao, (2012), Văn hóa dân gian xứ Nghệ, (tập 4) Hát phường

vải và chèo tuồng cổ, NXB Văn hóa thông tin.

11. Nguyễn Thị Mai Hoa, (2010), Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát

phường vải Nghệ Tĩnh, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học Vinh.

12. Nguyễn Chí Hòa, (2006), Ngữ pháp tiếng Việt thực hành, NXB ĐHQD

Hà Nội.

13. Kiều Thu Hoạch, (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 1), Văn học

dân gian, NXB Khoa học xã hội.

14. Nguyễn Thị Ly Kha, (2007), Từ xưng hô thuộc hệ thống nào?, Ngôn ngữ

và đời sống, số 10. tr 40-43.

16. Đỗ Thị Kim Liên, (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

17. Lê Đức Luận, (2011), Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, NXB Đại học

Huế.

18. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh qua vè tình

yêu trai gái xứ Nghệ, Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học sư phạm -

Đại học Đà Nẵng.

19. Nguyễn Văn Nguyên, (2002), Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ

Nghệ Tĩnh, Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Vinh.

20. Vi Phong, Thư Hiền, Đức Duy, (1997), Hát phường vải ở Trường Lưu,

NXB Hà Nội.

21. Vi Phong, (2000), Dân ca Nghệ Tĩnh, NXB Sở văn hóa thông tin Hà

Tĩnh.

22. Nguyễn Hữu Quỳnh, (1996), Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm từ điển bách

khoa Việt Nam, Hà Nội.

23. Nguyễn Hữu Quỳnh, (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách

khoa.

24. Phạm Thị Thắm, (2012) Khảo sát từ địa phương trong hát phường vải

Nghệ Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà

Nẵng.

25. Bùi Minh Toán (chủ biên), (2007), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, NXB

ĐH Sư phạm.

26. Nguyễn Thị Như Ý (chủ biên), (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn

ngữ học, NXB Giáo Dục.

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)