Đại từ xưng hô trong hát phường vải với hát giặm

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.3. So sánh việc sử dụng đại từ xưng hô trong hát phường vải với các làn

3.3.1. Đại từ xưng hô trong hát phường vải với hát giặm

Hát phường vải và hát giặm là hai loại hình dân gian phổ biến, đặc trưng của vùng đất Nghệ Tĩnh.

Trong Lịch sử Nghệ Tĩnh, hát giặm là một loại vè riêng của Nghệ Tĩnh.

Có khi tác giả vô danh sử dụng thể lục bát để mở đầu câu chuyện, hoặc xen vào những lời bài hát bằng những câu sáu bảy chữ. Nhưng hình thức biểu đạt của hát giặm chủ yếu là câu 5 chữ và thường cứ hết câu 4 thì ngắt giọng một lần. Ngôn ngữ trong hát giặm mộc mạc, tự nhiên không khô khan, công thức.

Trong Từ điển tiếng Nghệ nhìn từ khía cạnh văn hóa và ngôn ngữ

Hoàng Trọng Canh cho rằng hát giặm ít mượt mà và lời lẽ cũng ít trau chuốt so với Hát phường vải. Khi thống kê sự phân bố của từ địa phương theo từ loại cho thấy đại từ là từ địa phương xuất hiện nhiều nhất ở hát phường vải và thấp nhất ở ca dao Nghệ Tĩnh. Khi xét nó là đại từ xưng hô cho thấy trong hát phường vải ít sử dụng đại từ xưng hô là những từ địa phương. “Cả những đại

từ xưng hô như choa, mi, tau, bầy choa, bầy tui,...cũng không thấy xuất hiện

trong hát phường vải. Điều đó một lần nữa lại chứng tỏ từ ngữ địa phương trong sáng tác thơ dân gian đã được lựa chọn theo đặc trưng thể loại, phù hợp nội dung và đối tượng giao tiếp” [4.Tr.328]

Theo những khảo sát của chúng tôi về đại từ xưng hô trong Hát giặm

Nghệ Tĩnh (1963) của Nguyễn Đổng Chi, NXB Khoa Học Hà Nội thì trong

hát giặm xuất hiện khá nhiều các đại từ xưng hô gốc như tôi, hắn, nó, ta,

mình, chúng tôi... Tỉ lệ xuất hiện của các đại từ xưng hô gốc trong hát giặm là

233 lần, chiếm 23,34%. Một trong những đại từ xưng hô gốc được sử dụng

nhiều trong hát giặm và hát phường vải là đại từ ta, tôi, hắn. Tỉ lệ xuất hiện

hô lâm thời được sử dụng trong hát giặm là những danh từ được sử dụng như

đại từ xưng hô: anh, em, thiếp, chàng, thầy, mẹ, ông, bà...

Xét trên cương vị người nói, người nghe và người, vật được nói tới thì đại từ xưng hô được sử dụng trong hát giặm nhiều nhất ở vai người nói 495 lần, chiếm 49,60%; người, vật được nói tới 319 lần chiếm 31,46% và đại từ xưng hô được sử dụng ít nhất ở vai người nghe với 184 lần, chiếm 18,94%.

Trong hát giặm chủ yếu là những bài giặm vè được tác giả kể lại nhằm phản ánh cuộc sống sinh hoạt đời thường của người dân qua các thời kì lịch sử vì vậy mà những đại từ xưng hô chủ yếu là ở vai người nói, họ chủ yếu

xưng tôi, ta, tau... để kể lại những câu chuyện lịch sử, chuyện tình cảm... Đó

là lúc người dân kể lại tâm trạng, tố cáo những tầng lớp thống trị, những lời than thân trách phận, những lời oán thán về chuyện tình cảm khi bị cha mẹ, lễ giáo phong kiến chia rẽ tình duyên...

Trong bài Đêm nằm nghĩ lại việc nhà, người chồng xưng ta nằm

khuyên vợ chuẩn bị tinh thần cho một vụ mùa mới sau một vụ mùa trước bị thất bát.

Mẹ mi nì nghĩ lại

Đừng dức lác mà rầy rà Tại thầy dóng hướng nhà,

Vợ chồng ta nỏ nhác,

Đôi ta rày không nhác.

...

Ta cũng gói cơm bầu nác

Cũng đi phở ruộng lầy.

Ơ mẹ mi nầy,

Người ta có tài thì dụng tài,

Ngoài ra, trong hát giặm Nghệ Tĩnh có sự xuất hiện của nhiều cặp đại

từ xưng hô như anh - em, chàng - thiếp, ta - mình... đó là cách người nói bộc

lộ tình cảm, những dặn dò của mình với người nghe. Người chồng dặn dò người vợ trước lúc đi lính, những tình cảm mong nhớ của người chồng với vợ, con, cha mẹ nơi chiến trường, có khi là tình cảm của người con gái mòn mỏi chờ chồng.

Chàng đi dặn thiếp ở nhà,

Chàng đi vương sự, thiếp ở nhà nhớ thay!

Chàng lại nắm lấy tay

...

Chàng đi chinh chiến,

Khắp bóng đá chân sơn

Thiếp ngồi nghĩ nguồn cơn,

Nhủ thiếp vui răng được

Nhủ thiếp cười răng được.

Trong những câu giặm này thể hiện những chuỗi ngày nhớ nhung, hiu quạnh của người con gái mòn mỏi chờ chồng.

Nếu trong hát phường vải là những câu hát đối đáp thì trong hát giặm vè là những câu hát xuất phát từ người nói mà không có sự đáp lại của người nghe, ở đây người nói bày tỏ tình cảm một cách trực tiếp hay gián tiếp với người nghe. Đó là những nỗi lòng tâm sự của người vợ với chồng, của chồng với vợ, của người dân bất mãn với những thay đổi của thời cuộc, với những tầng lớp thống trị...

Ngoài ra, trong hát giặm còn có sự xuất hiện nhiều của những đại từ

xưng hô mang tính địa phương như: tau - mi, tui - mự... Qua những khảo sát

về đại từ xưng hô trong hát phường vải Nghệ Tĩnh, chúng tôi thấy rằng so với hát giặm thì trong hát phường vải Nghệ Tĩnh ít sử dụng cách xưng hô địa

phương; từ địa phương như: mự, dì mình, nường, chường... 44 lần chiếm tỉ lệ

ít 1,74 %. Đồng thời, không xuất hiện những từ địa phương như choa, mi,

tau...như ở hát giặm. Trong khi đó những đại từ xưng hô địa phương xuất

hiện nhiều trong hát giặm với 106 lần, chiếm tỉ lệ 10,62% với những từ địa phương: choa, tui, tau, mi, bầy tui...

Trong bài giặm Kể chuyện trận lụt ở Hương Sơn năm Canh Tý

Mi đến mần chi đó nữa?

Mi đến mần gì đó nữa?

Tau trôi nhà trôi cửa,

Mi nỏ dòm ngó thì thôi,

Ruộng tau có kẻ xin rồi, Trâu mi bữa ni tau lấy Bò mi bữa rày tau lấy

Trong bài này nói về những mất mát sau trận lụt năm Canh Tý, ngoài nỗi khổ mất mùa còn phải phục vụ không công cho địa chủ. Những câu giặm trên là những lời nói của địa chủ ý nói lấy ruộng và trâu bò về không cho tá điền làm nữa.

Trong các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh, một trong những cách xưng hô

đặc trưng là kiểu xưng hô tui - mự, trong hát giặm kiểu xưng hô này xuất hiện

nhiều:

Tui cũng ngủ yên rồi,

Mự cũng ngủ yên rồi,

Nghe được hú sau hồi,

Tui thức chước dậy ngồi

Than với mự một lời.

Tui nhớm bước chân ra,

Cũng không phải say đắm nguyệt hoa.

Từ mự vốn là danh từ xưng hô thân tộc nhằm kéo gần mối quan hệ giữa

người xưng hô với người được nói đến. Đây là cách xưng hô quen thuộc trong các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên trong hát phường vải Nghệ Tĩnh

không xuất hiện cặp xưng hô tui – mự, từ mự chỉ được sử dụng 1 lần:

Thuyền kia dời bến dời dằm,

Tình ta với mự trăm năm ta chớ dời.

Trong câu hát này, người nói xưng ta và gọi người nghe là mự, thể hiện

tình cảm mà người nói muốn dành cho người nghe không đơn thuần chỉ là tình cảm lứa đôi, mà đó như là tình cảm gia đình. Người con trai muốn giữ

một lời hứa hẹn trăm năm với người con gái: “Tình ta với mự trăm năm chớ

dời”.

Một phần của tài liệu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC 10600983 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)