Kiến nghị với các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Đề tài “Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở Công ty TNHH Tân Hồng Hà” pot (Trang 71 - 75)

Để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới, Chính phủ đã thực hiện một số các biện pháp, chính sách. Trong đó dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ.

Mỗi bộ ngành nắm giữ một nhiệm vụ riêng, phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có sự phối hợp hài hoà với nhau trong nhiệm vụ chung của đất nước.

 Về phía bộ thương mại:

Thứ nhất: Thường xuyên nghiên cứu thị trường, tình hình cung cầu, giá cả,

và những thay đổi trong pháp luật liên quan đến mặt hàng nước ta nhập khẩu, đặt biệt là mặt hàng thiết bị văn phòng mà công ty đang kinh doanh và cung

cấp cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước kịp thời nắm bắt và điều

chỉnh.

Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thường xuyên tổ chức

các hội chợ, mở các trung tâm thương mại hay trao đổi phái đoàn thương mại

của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường, tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp tìm kiếm và ký kết hợp đồng.

Thứ ba: Cần có sự phối hợp với các bộ ngành liên quan như tạo cơ sở hạ

tầng, pháp lý… thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng loại hình mới _ thương mại điện tử vào trong hoat động kinh doanh, làm giảm chi phí và tăng

khả năng tiếp cận các đối tác nước ngoài.

 Về phía bộ ngoại giao:

Thứ nhất: Tăng cường đàm phán với chính phủ các quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam, để giành được những ưu đãi từ phía nước ngoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam và nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ hai: Kết hợp với Việt kiều sinh sống và làm việc ở nước ngoài để tư

vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp, phong tục tập quán kinh doanh nước sở tại, để doanh nghiệp Việt Nam có thể thích nghi, tránh những sai sót không đáng có.

KẾT LUẬN

Kế hoạch đề ra tại đại hội lần thứ IX của Đảng ta là khuyến khích xuất

khẩu cả số lượng và giá trị để thu về ngoại tệ, bên cạnh đó cũng không hạn

chế nhập khẩu máy móc trang thiết bị hiện đại mà nước ta chưa có khả năng

sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời

sống cho nhân dân. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường và phương thức kinh

doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Về phía các doanh

nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực quản lý và điều hành hoạt động

nhập khẩu có hiệu quả, có tiền lực tài chính và khả năng kinh doanh.

Trên cơ sở nghiên cứu các hoạt động tổ chức nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của Công ty TNHH Tân Hồng Hà trong thời gian qua, và sự hướng dẫn

nhiệt tình của ThS. Đặng Thuý Hồng, tôi nhận thấy một số những thuận lợi

cần tận dụng và một số các khó khăn cần khắc phục, đồng thời có một số đề

nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, thông qua chuyên đề tốt

nghiệp: “Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở Công ty

TNHH Tân Hồng Hà”.

Do vốn hiểu biết còn ít, và tầm nhìn hạn chế, chắc chắn chuyên đề còn nhiều thiếu sót và vướng mắc. Tôi mong nhận được sự đóng góp chân tình từ

phía thầy cô và các bạn.

Sau đây, tôi xin nêu lại một số biện pháp tôi nhận thấy. Hy vọng những

nhận xét hạn chế của tôi có thể giúp ích cho công ty, mong công ty càng ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường:

+Thứ nhất, nâng cao năng lực nghiệp vụ của cán bộ tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

+Thứ hai, nâng cao năng lực hoạt động của công ty trong việc nhập

khẩu.

+Thứ ba, tạo lập một môi trường kinh doanh an toàn thân thiện và cởi

mở (cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế).

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Đặng Thị

Thuý Hồng, sự giúp đỡ của các phòng ban, các cán bộ công nhân viên trong công ty Tân Hồng Hà trong thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Hải quan số 29/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001

2. Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC ra ngày 22/06/2007của Bộ Tài Chính:

Ban hành quy định về việc thí điểm thủ tục hải quan điện tử.

3. Vũ Hữu Tửu (2002), “Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

4. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), “Nghiệp vụ thanh toán Quốc

tế”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Giáo sư - Tiến sỹ Võ Thanh Thu (2006); “Kỹ thuật kinh doanh Xuất

nhập khẩu”

6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty - Nguồn: Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu

7. Báo cáo tình hình tài sản của công ty trong 3 năm gần đây (đơn vị:

triệu đồng) - Nguồn: Phòng tài vụ Công ty TNHH Tân Hồng Hà

8. Báo cáo kết quả hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty

TNHH Tân Hồng Hà trong giai đoạn 2003-2007 - Nguồn: Phòng Kế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Đề tài “Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở Công ty TNHH Tân Hồng Hà” pot (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)