trách nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá
Hiện tại chế động thưởng phạt của công ty chưa có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên nghiệp vụ trong công ty. Sở dĩ có
vấn đề tồn tại này là do thưởng phạt chưa gắn liền với thời gian và kết quả
thực hiện hợp đồng. Để cải thiện tình hình trên, công ty có thể nghiên cứu lại
chế độ thưởng phạt, nghiên cứu một chế độ thưởng phạt hợp lý và hiệu quả.
Công ty xem xét và áp dụng chế độ thưởng phạt theo một trong số các phương pháp sau:
+Chế độ thưởng phạt theo cá nhân: Trong quy trình nghiệp vụ nhập khẩu,
kết quả hoạt động này phụ thuộc vào trình độ, ý thức, trách nhiệm và sự chu đáo cẩn thận của từng cá nhân. Quy trách nhiệm vào từng cá nhân, người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm. Rõ ràng việc thưởng phạt theo cá nhân sẽ
giúp các nhân viên nghiệp vụ ý thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của
mình, chú ý đến công việc của mình hơn. Hạn chế sự thiếu ý thức, bất cẩn hay
trình độ kém ở một số nhân viên.
+Chế độ thưởng phạt theo gói hợp đồng: Gói hợp đồng là đơn vị phổ biến
nhất để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Công ty có chế độ thưởng
phạt theo phương pháp này, đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian và kết quả
thực hiện công việc. Theo logic, việc thưởng phạt càng gần với thời điểm có
kết quả bao nhiêu thì tác dụng thúc đẩy càng lớn bấy nhiêu.
+Chế độ thưởng phạt theo phòng ban: Kiến nghị này hoàn toàn phù hợp
với kiến nghị trên, hoàn toàn không có mâu thuẫn ở đây. Nếu chế độ thưởng
phạt theo cá nhân có tác động lớn trong việc thúc đẩy động lực làm việc của
từng các nhân thì chế độ thưởng phạt theo phòng ban có tác dụng gắn kết các
cá nhân trong cùng một phòng ban lại với nhau, và có tác dụng khuyến khích
sự thi đua giữa các phòng ban. Hơn nữa do số lượng nhân viên là khá lớn nên việc quản lý thưởng phạt theo từng cá nhân là tương đối phức tạp. Chế độ khen thưởng theo phòng ban tuy tác dụng thúc đẩy kém hơn nhưng lại dễ
quản lý hơn. Để tận dụng được ưu điểm và nhược điểm của từng chế độ thưởng phạt, công ty có thể áp dụng kết hợp cả hai.
Một trong những cách kết hợp đó là khen thưởng theo kiểu đa cấp. Theo đó, cấp thấp nhất là các nhân viên nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở công ty. Đặc điểm của công ty là số hợp đồng thực hiện không thành công chỉ chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng số hợp đồng được ký kết. Do vậy, đối với mỗi nhân viên nghiệp vụ, nếu một hợp đồng không thành công thì ngay lập tức phải báo cáo
nguyên nhân thất bại và các bài học kinh nghiệm rút ra. Nếu nguyên nhân đó
là do lỗi khách quan, nhân viên nghiệp vụ đó phải tìm ra điểm bất lợi, kiến
nghị với cơ quan lãnh đạo để từ đó có biện pháp hạn chế những bất lợi tương
tự trong hợp đồng sau. Nếu nguyên nhân đó là do lỗi chủ quan, nhân viên đó
hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót của mình. Trên đây là những
biện pháp xử phạt đối với những hợp đồng không thành công. Còn đối với
những hợp đồng thực hiện thành công thì sao. Theo tôi, cứ sau một số lượng
hợp đồng nhất định thực hiện thành công, nhân viên phụ trách sẽ được thưởng, và mức thưởng này sẽ dựa theo tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu. Cấp thứ hai là cán bộ quản lý các nhân viên phụ trách nghiệp vụ. Đối với
các cán bộ quản lý, thì cứ sau một số lượng nhất định các hợp đồng thực hiện thành công (ngưỡng này lớn hơn ngưỡng áp dụng cho nhân viên nghiệp vụ)
thì sẽ được thưởng. Công ty cũng đặt ra định mức cho các cán bộ quản lý, nếu trong năm có số hợp đồng được thực hiện thành công vượt mức sẽ được thưởng thêm. Còn nếu không vượt mức thì không bị phạt vì số lượng hợp đồng thực hiện còn phụ thuộc vào số lượng hợp đồng ký kết. Nếu số hợp đồng thực hiện không thành công vượt mức cho phép thì khi đó cán bộ quản
lý mới phải chịu trách nhiệm.
Để thúc đẩy động lực hoạt động của nhân viên thực hiện hợp đồng thì có rất nhiều biện pháp, trong đó có chế độ thưởng phạt là hợp lý nhất. Và trong chế độ thưởng phạt thì thưởng phạt gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của
từng cá nhân có tác động thúc đẩy mạnh mẽ nhất. Nó đòi hỏi, các cá nhân
phải tự đào tạo trình độ không ngừng, phải cố gắng và hoàn thiện mình, phải
có ý thức trách nhiệm cao độ. Như thế vừa khẳng định được mình vừa được