Các năng lực chuyên biệt trong môn Vật lí

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 50)

1.4.2.1. Xây dựng các năng lực chuyên bit bng các c thể hóa các năng lực chung

· Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Năng lực tự học.

o Lập kế hoạch tự học và điều chỉnh thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

o Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật.

o Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin. o Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự việc quanh ta.

o Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm, bảng biểu, sơ đồ khối.

o Tự đặt câu hỏi và thiết kế tiến hành được phương án thí nghiệm

để trả lời cho các câu hỏi đó.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

o Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm: đặt ra những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên như: Hiện tượng đó diễn ra như thế nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng là gì? Các đại lượng trong hiện tượng có quan hệ với nhau

như thế nào? Các dụng cụ có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động như thế nào? o Đưa ra cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra. o Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng suy luận lí

thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.

o Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được. o Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được.

o Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết. o Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu.

o Giải được bài tập sáng tạo.

o Lực chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu.

- Năng lực tự quản lí.

o Không có tính đặc thù. · Nhóm năng lực về quan hệ xã hội

- Năng lực giao tiếp.

o Sử dụng được ngôn ngữ Vật lí để mô tả hiện tượng. o Lập được bảng và mô tả số liệu thực nghiệm

o Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước. o Vẽ được sơ đồ thí nghiệm.

o Mô tả được sơ đồ thí nghiệm.

o Đưa ra các lập luận logic, biện chứng. - Năng lực hợp tác.

o Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

o Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau. · Nhóm năng lực công cụ

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

o Sử dụng phần mềm chuyên dụng để mô hình hóa quá trình vật lí o Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượng vật lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

o Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật vật lí. o Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật lí. o Đọc hiểu được đồ thị bảng biểu.

- Năng lực tính toán.

o Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức toán học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.2. Xây dựng các năng lực chuyên bit dựa trên đặc thù môn hc.

Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên

đặc thù môn học. Với cách tiếp cận này, dựa vào đặc thù nội dung, phương

pháp nhận thức và vai trò của môn Vật lí đối với thực tiễn để đưa ra hệ thống

năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chuyên biệt môn Vật Lí đối với học sinh để xây dựng công cụ đánh giá chính xác và có độ tin cậy cao. Sau

đây là tổng hợp nhóm các năng lực thành phần cần phải hình thành và phát triển trong môn Vật Lí nói chung và ở cấp THPT nói riêng:

· Nhóm NLTP liên quan đến s dng kiến thc Vt lí (ký hiu: K)

- K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.

- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí đểthực hiện các nhiệm vụ học tập. - K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh

giá giải pháp … ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.

· Nhóm NLTP về phương pháp (tập trung vào năng lực thc nghim

và năng lực mô hình hóa) (ký hiu: P)

- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.

- P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy luật vật lí trong hiện tượng đó.

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác

nhau đểgiải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- P4: Vận dụng sự tương tự, các mô hìnhđể xây dựng kiến thức vật lí. - P5: Lựa chọn, sử dụng các công cụ toán học phù hợp trong học vật lí. - P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lí.

- P7: Đề xuất được giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được. - P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

- X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí và các cách diễn tả đặc thù của vật lí.

- X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lí (chuyên ngành).

- X3: Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau.

- X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kĩ

thuật, công nghệ.

- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ).

- X6: Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp.

- X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên

quan dưới góc nhìn vật lí.

- X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.

· Nhóm năng lc thành phần liên quan đến cá th (ký hiu: C) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- C1: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng, thái độ của cá nhân trong học tập vật lí.

- C2: Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập vật lí nhằm nâng cao trình độ bản thân.

- C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí

đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lí và ngoài môn Vật lí.

- C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lí- các giải pháp kĩ

thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

- C5: Sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ

hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 46 - 50)