Sử dụng cây thuốc muốn mang lại hiệu quả cao cần phải biết thu hái đúng thời điểm, đúng bộ phận bởi vì mỗi bộ phận của cùng một cây có thể chứa các hoạt chất khác nhau và tác dụng của các hoạt chất này lên cơ thể cũng khác nhau. Có loài chỉ sử dụng được một bộ phận và một vị thuốc nhưng có loài có thể sử dụng được nhiều bộ phận, đôi khi có thể cả cây. Ngoài ra, có một số bệnh phải cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận, nhiều cây khác nhau mới có tác dụng tốt. (Bảng 3.7)
Bảng 3.7. Sự đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc
STT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài
1 Cả cây 23 23,71
2 Phần thân trên mặt đất 5 5,15
3 Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ 30 30,93
4 Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân 13 13,40
5 Lá, cành lá, ngọn 35 36,08
6 Hoa, nụ hoa 9 9,28
7 Quả, vỏ quả 4 4,12
8 Hạt 2 2,06
9 Nhựa mủ 2 2,06
Qua những số liệu điều tra và được thống kê ở trên đã cho thấy được sự đa dạng và phong phú trong việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc chữa bệnh của người Bru - Vân Kiều.
- Lá, cành lá, ngọn là bộ phận được người dân tộc nơi đây sử dụng nhiều nhất, có đến 35 loài chiếm 36,08% trong tổng số loài điều tra được.
- Bộ phận sử dụng nhiều thứ hai là rễ cây (rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) là bộ phận được sử dụng tương đối nhiều có đến loài 30 loài chiếm 30,93% trong tổng số loài điều tra được. Vì vậy cần được chú trọng quan tâm trong quá trình nghiên cứu, khai thác và sử dụng cây thuốc. Bởi những loài cây thuốc được sử dụng rễ làm thuốc nếu không được khai thác, sử dụng và bảo tồn hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng.
- Tiếp đến là số loài được sử dụng cả cây với 23 loài chiếm 23,71%. Đây là điều cần phải được chú trọng quan tâm nếu không những loài này có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Riêng đối với hạt và nhựa mủ được sử dụng với số lượng ít nhất so với tổng số loài, số loài sử dụng hạt có 2 loài chiếm 2,06%, nhựa mủ cũng chỉ 2 loài chiếm 2,06%.
Trên cơ sở nghiên cứu các bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây giúp cho việc sử dụng cây thuốc đem lại hiệu quả cao nhất.
Ghi chú:
C: Cả cây L: Lá (Lá, cành lá, ngọn) Pt: Phần thân trên mặt đất H: Hoa, nụ hoa
R: Rễ (Rễ, củ, thân rễ, vỏ rễ) Q: Quả T: Thân (Thân, thân leo, thân hành, vỏ thân) Ha: Hạt N: Nhựa mủ
3.2.5. Sự đa dạng về các loại bệnh được chữa trị bằng các loài cây thuốc Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, một cây có thể chữa được nhiều loại bệnh và ngược lại, đôi khi phải phối hợp nhiều loài cây mới chữa được một bệnh. Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi (2006), chúng tôi tạm chia việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh theo các nhóm sau:
Bảng 3.8. Thống kê các loài cây thuốc được người Bru - Vân Kiều sử dụng theo nhóm bệnh
STT Nhóm bệnh Số
loài
Tỷ lệ % so với tổng số loài 1 Các loài cây thuốc chữa bệnh của phụ nữ 8 8,25 2 Các loài cây thuốc trị mụn nhọt, mẫn ngứa, ghẻ 8 8,25
3 Các loài cây thuốc trị giun sán 3 3,09
4 Các loài cây thuốc chữa lỵ 3 3,09
5 Các loài cây thuốc chữa các bệnh liên quan đến
tiểu tiện, đại tiện 9 9,28
6 Các loài cây thuốc có tác dụng cầm máu 6 6,19 7 Các loài cây thuốc chữa bệnh về huyết áp, tim
mạch 2 2,06
8 Các loài cây thuốc chữa đau bụng, đi cầu lỏng 11 11,34 9 Các loài cây thuốc chữa bệnh dạ dày, tá tràng,
rối loạn tiêu hóa 12 12,37
10 Các loài cây thuốc chữa phong thấp, đau nhức
xương, khớp xương 18 18,56
11 Các loài cây thuốc chữa bệnh về mắt, tai, mũi,
họng, răng 14 14,43
12 Các loài cây thuốc chữa cảm, sốt 19 19,59
13 Các loài cây thuốc chữa ho, hen 12 12,37
14 Các loài cây thuốc chữa mất ngủ, suy nhược
thần kinh 3 3,09
15 Các loài cây thuốc có tác dụng bổ, thanh nhiệt 16 16,49 16 Các loài cây thuốc chữa bệnh liên quan đến
thận, đường tiết niệu 4 4,12
17 Các loài cây thuốc chữa vết thương do côn
trùng, động vật cắn 1 1,03
18 Các loài cây thuốc chữa bệnh về gan 5 5,15
19 Các loài cây thuốc chữa ung thư 1 1,03
20 Các loài cây thuốc chữa các bệnh ngoài da, tóc 4 4,12
Dân tộc Bru - Vân Kiều là cộng đồng có nhiều kinh nghiệm sử dụng cây cỏ sẵn có để chữa bệnh. Qua kết quả điều tra được ở bảng 3.8, chúng ta có thể thấy được sự đa dạng và phong phú trong công tác điều trị bệnh bằng cây thuốc. Trong số 20 nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc, thấy nhiều nhất là các loài cây thuốc chữa cảm, sốt chiếm tỷ lệ lớn nhất với 19 loài chiếm 19,59% tổng số loài điều tra được. Kế đến nhóm bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp có số lượng loài được sử dụng tương đối nhiều với 18 loài chiếm 18,56%. Các loài cây thuốc có tác dụng bổ, thanh nhiệt cũng có số lượng lớn với 16 loài, chiếm 16,49%. Nhóm bệnh dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa, bệnh về mắt, tai, mũi, họng cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, từ 11 - 15%. Còn lại các nhóm bệnh khác có số lượng loài cây thuốc ít hơn, chỉ chiếm từ 2 - 6%, đặc biệt chỉ có duy nhất một loài cây trị bệnh ung thư (Trinh nữ hoàng cung), chữa vết thương do côn trùng, động vật cắn (Diệp hạ châu đắng). Ngoài ra còn nhiều loài cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau nhưng do điều kiện có hạn nên chúng tôi chưa thể điều tra hết.
3.3. DANH SÁCH CÁC LOÀI CÂY THUỐC Cể TấN TRONG SÁCH ĐỎ