Kết quả điều tra về thái độ của người Bru-Vân Kiều đối với nguồn tà

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 55 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Bru-Vân Kiều đối với nguồn tà

nguyên cây thuốc

Bảng 3.12. Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người

dân

Số người

Độ tuổi (đơn vị: Tuổi)

20 - 40 41 - 50 51 - 70 71 tuổi

trở lên

1 Có quan tâm nhưng ít 32 11 12 8 1

2 Quan tâm nhiều 33 3 5 17 8

3 Rất nhiều 6 0 1 4 1

4 Không quan tâm 9 8 1 0 0

Qua kết quả thống kê được ở bảng 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng: Tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao chiếm 88,75%, chỉ có một phần nhỏ (chiếm 11,25%) là không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc. Điều này rất có lợi trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, hầu hết những người quan tâm và có kiến thức về nguồn dược liệu này là những người cao tuổi. Cụ thể là:

- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì những người thuộc từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 34,38%, còn lại 65,62% rơi vào độ tuổi từ 40 trở lên.

- Đối với ý kiến “Quan tâm nhiều” thì những người từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 9,09%, còn lại 90,91% là những người có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.

- 100% những người cho ý kiến quan tâm “Rất nhiều” đều từ 40 tuổi trở lên. - Trong khi đó, 100% những người không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc đều thuộc độ tuổi trẻ từ 20 - 40 tuổi.

Điều này chứng tỏ nguồn tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều ở xã A Ngo hiện nay chủ yếu là do người cao tuổi nắm giữ, còn phần lớn thanh niên trong thôn không muốn học cách sử dụng thuốc nam, họ chỉ thích dùng thuốc tây cho nhanh và tiện lợi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về cây thuốc, công dụng cũng như cách sử dụng đều thuộc về nghề “gia truyền”, họ luôn “giấu nghề” chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Đây chính là nguyên nhân làm cho những

kinh nghiệm quý báu về các loài cây dược liệu bị mai một và mất dần theo thời gian.

Do đó, cần phải có những chính sách để tư liệu hóa nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của cộng đồng nơi đây nhằm lưu truyền lại cho con cháu đời sau.

3.4.4. Một số nguyên nhân khác

Qua phỏng vấn người dân cho biết: “Ngày nay muốn lấy được các loài cây thuốc, phải đi vào tận rừng sâu. Nhiều loài cây trước đây thường gặp nhiều nhưng ngày nay chỉ còn sót lại ở những điểm rất cao và xa, nhiều loài trước kia gặp nhiều cây to, cao nhưng nay chỉ còn sót lại những cây nhỏ”.

Bên cạnh việc tác động trực triếp gây suy giảm nghiêm trọng nguồn tài

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)