0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngườ

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI BRU - VÂN KIỀU TẠI XÃ A NGO HUYỆN DAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN. (Trang 53 -53 )

1. Lý do chọn đề tài

3.4.1. Kết quả điều tra về nguồn tài nguyên cây thuốc dùng để chữa bệnh của ngườ

của người Bru - Vân Kiều

Bảng 3.10. Nguồn cây thuốc dùng để chữa bệnh của người Bru - Vân Kiều

STT Nguồn cây thuốc Số người Tỷ lệ %

1 Trong vườn nhà 31 38,75

2 Thu hái từ rừng 38 47,5

3 Mua ở các nhà thuốc Nam, thuốc Bắc 0 0

4 Ý kiến khác 11 13,75

Qua kết quả điều tra được thống kê ở bảng 3.10 cho thấy đa số cây thuốc dùng để chữa bệnh của người dân được thu hái chủ yếu từ rừng (chiếm 47,5%), một phần có sẵn trong vườn (chiếm 38,75%), và một số ít có ý kiến khác (chiếm 13,75%). Vị trí địa lí xa xôi, đường sá đi lại khó khăn, đời sống thấp, kinh tế khó khăn, tình hình phát triển kinh tế của xã chưa cao, trên địa bàn nghiên cứu chỉ có một trạm xá, thiếu cán bộ y tế cũng như thuốc men dự phòng nên phần lớn người dân đều dùng cây thuốc nam để chữa bệnh mỗi khi đau ốm. Đây là một áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nơi đây.

3.4.2. Kết quả điều tra về mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Bru - Vân Kiều Bru - Vân Kiều Bru - Vân Kiều Bru - Vân Kiều

Bảng 3.11. Mục đích sử dụng tài nguyên cây thuốc của người Bru - Vân Kiều

STT Mục đích sử dụng Số người Tỷ lệ %

1 Để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe 67 83,75

2 Bán lại cho người khác làm thuốc 6 7,5

3 Để nghiên cứu dược tính của nó 0 0

4 Đem về nhà trồng 0 0

5 Một phần dùng làm thuốc chữa bệnh

và một phần dùng để trồng

7 8,75

6 Mục đích khác 0 0

Với tỷ lệ người dân dùng cây thuốc để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe chiếm đến 83,75%, cộng thêm những thầy lang vào rừng hái thuốc để bán lại cho người khác chữa bệnh chiếm 7,5%, trong khi đó, người dân không hề có suy nghĩ tìm kiếm cây thuốc để đem về nhà trồng (chiếm 0%).

Cây thuốc bị khai thác nhưng không được trồng lại là nguyên nhân dẫn đến có một số loài biến mất, một số gần cạn kiệt như: Mật nhân, Hà thủ ô đỏ, Ba kích, Thổ phục linh…

3.4.3. Kết quả điều tra về thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nguyên cây thuốc nguyên cây thuốc nguyên cây thuốc

Bảng 3.12. Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người

dân

Số người

Độ tuổi (đơn vị: Tuổi)

20 - 40 41 - 50 51 - 70 71 tuổi

trở lên

1 Có quan tâm nhưng ít 32 11 12 8 1

2 Quan tâm nhiều 33 3 5 17 8

3 Rất nhiều 6 0 1 4 1

4 Không quan tâm 9 8 1 0 0

Qua kết quả thống kê được ở bảng 3.12, chúng tôi nhận thấy rằng: Tỷ lệ người dân quan tâm đến cây thuốc rất cao chiếm 88,75%, chỉ có một phần nhỏ (chiếm 11,25%) là không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc. Điều này rất có lợi trong công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tuy nhiên, hầu hết những người quan tâm và có kiến thức về nguồn dược liệu này là những người cao tuổi. Cụ thể là:

- Trong 100% ý kiến “Có quan tâm nhưng ít” thì những người thuộc từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 34,38%, còn lại 65,62% rơi vào độ tuổi từ 40 trở lên.

- Đối với ý kiến “Quan tâm nhiều” thì những người từ 20 - 40 tuổi chỉ chiếm 9,09%, còn lại 90,91% là những người có độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.

- 100% những người cho ý kiến quan tâm “Rất nhiều” đều từ 40 tuổi trở lên. - Trong khi đó, 100% những người không quan tâm đến tài nguyên cây thuốc đều thuộc độ tuổi trẻ từ 20 - 40 tuổi.

Điều này chứng tỏ nguồn tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều ở xã A Ngo hiện nay chủ yếu là do người cao tuổi nắm giữ, còn phần lớn thanh niên trong thôn không muốn học cách sử dụng thuốc nam, họ chỉ thích dùng thuốc tây cho nhanh và tiện lợi. Hơn nữa, những kinh nghiệm về cây thuốc, công dụng cũng như cách sử dụng đều thuộc về nghề “gia truyền”, họ luôn “giấu nghề” chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Đây chính là nguyên nhân làm cho những

kinh nghiệm quý báu về các loài cây dược liệu bị mai một và mất dần theo thời gian.

Do đó, cần phải có những chính sách để tư liệu hóa nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của cộng đồng nơi đây nhằm lưu truyền lại cho con cháu đời sau.

3.4.4. Một số nguyên nhân khác

Qua phỏng vấn người dân cho biết: “Ngày nay muốn lấy được các loài cây thuốc, phải đi vào tận rừng sâu. Nhiều loài cây trước đây thường gặp nhiều nhưng ngày nay chỉ còn sót lại ở những điểm rất cao và xa, nhiều loài trước kia gặp nhiều cây to, cao nhưng nay chỉ còn sót lại những cây nhỏ”.

Bên cạnh việc tác động trực triếp gây suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên cây thuốc thì việc tác động gián triếp cũng gây hậu quả không nhỏ. Nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu đang đứng trước nguy cơ giảm sút do sự khai thác gỗ trái phép của người dân bản địa, săn bắt động thực vật hoang dã dần dần làm mất đi nhiều sinh cảnh cho các loài, mở rộng diện tích nương rẫy bằng cách đốt phá rừng, diện tích rừng rộng lớn nhưng số lượng cán bộ kiểm lâm không đủ đáp ứng đủ yêu cầu về kiểm tra, giám sát và quản lý rừng.

Cây thuốc bị khai thác theo kiểu tận thu trong tự nhiên, nhổ cả gốc mà không được trồng lại, khai thác bừa bãi mà không có kế hoạch bảo tồn thì nguồn “vàng xanh” nơi đây chắc chắn sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. Hơn nữa, tri thức bản địa sẽ ngày càng bị mai một, nhiều bài thuốc sẽ bị biến mất nếu tầng lớp thanh niên trai trẻ vẫn lười học hỏi, những người già có kinh nghiệm vẫn tiếp tục bảo thủ, giấu nghề.

3.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC NGUYÊN CÂY THUỐC NGUYÊN CÂY THUỐC NGUYÊN CÂY THUỐC

3.5.1. Khai thác hợp lí

Cần tuyên truyền cho người dân biết về giá trị cũng như tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc và hướng dẫn các lang y, cộng đồng tại địa phương khai thác hợp lý để có thể bảo vệ, tái phục hồi các loài cây thuốc. Tránh làm cạn kiệt nguồn cây thuốc để có thể tiếp tục khai thác trong tương lai, cụ thể:

- Khoanh vùng, nắm được trữ lượng đối tượng khai thác. - Chỉ thu hái các bộ phận làm thuốc, tránh chặt phá cả cây.

- Chỉ thu hái ở các cây thuốc đã trưởng thành và không được gây hại đối với các cây chưa đến tuổi khai thác.

- Thu hái theo thời vụ, điều này giúp ích cho việc thu được dược liệu có hàm lượng hoạt tính cao (có thể dự trữ cây thuốc trong thời gian dài) mang lại giá trị về kinh tế.

- Nắm vững kỹ thuật, phương pháp (ví dụ: thu vỏ cây nên vào mùa Xuân hoặc đầu Hạ, cây đang phát triển mạnh, vỏ nhiều nhựa, dễ bóc; thu hái những phần ngầm dưới đất: nên thu vào lúc cây bắt đầu tàn lụi, lúc này bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất…).

- Phải trồng lại ngay những cây đã bị lấy củ (trồng bằng đầu rễ hoặc đoạn thân).

- Không được đào bới cả gốc rễ đối với những cây không cần lấy củ, rễ, thân rễ.

- Đối với cây dây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất khoảng từ 15 - 30 cm để cây có thể tái sinh.

- Chú ý lưu giữ hạt, quả đối với các cây tái sinh bằng hạt.

3.5.2. Tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc

Vị trí địa lý xa xôi, đường sá đi lại khó khăn, rừng núi bao quanh, nơi đây giống như một vùng biệt lập nên việc sử dụng nguồn thực vật từ núi rừng để làm thuốc là điều tất yếu. Chính vì thế mà kiến thức bản địa về cây dược liệu của người dân ở đây là vô cùng quý giá.

Cây thuốc dân tộc và tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là một nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Để có thể tư liệu hóa các bài thuốc chữa bệnh cần phải có sự hỗ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, đặc biệt là các ông lang, bà mế. Thành lập đội có những cán bộ có trình độ, xây dựng tốt mối quan hệ với người dân địa phương, tuyên truyền phổ biến cho người dân hiểu được giá trị của tài nguyên cây thuốc, hiểu được tri thức bản địa về nguồn tài nguyên cây thuốc là vô cùng quý giá, phải

giữ gìn, lưu truyền lại cho con cháu đời sau. Phải xóa bỏ tính bảo thủ trong mỗi người dân nơi đây mới mong thu nhập được những thông tin về các bài thuốc dân tộc.

Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về tên cây thuốc, vùng phân bố, bộ phận sử dụng, cách chế biến và công dụng. Ghi chép đầy đủ các thông tin, hình ảnh minh họa rõ ràng, đóng thành tập văn bản để tiện lưu trữ. Có như vậy nguồn tri thức bản địa về các loài cây thuốc của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo mới được lưu truyền về sau.

Việc tư liệu hóa lại các bài thuốc dân tộc góp phần vào công cuộc phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc nói chung và tri thức y học bản địa của người Bru - Vân Kiều, tỉnh Quảng Trị nói riêng.

3.5.3. Công tác bảo tồn

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương và qua quá trình nghiên cứu, để thực hiện tiến trình bảo tồn cây thuốc trong cộng đồng chúng tôi xin đề xuất các mô hình bảo tồn sau :

a. Bảo tồn nguyên vị (in - situ)

Đây là hình thức khoanh vùng bảo tồn tại chỗ. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ.

Hình thức bảo tồn này có ưu điểm là: chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn cây thuốc ngay tại chỗ cần xác định vùng phân bố, huy động sự tham gia của người dân địa phương. Đây là thành phần cung cấp thông tin quan trọng vùng phân bố, trữ lượng cũng như chất lượng cây thuốc.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đây chúng tôi nhận thấy hình thức bảo tồn này cũng có gặp một số khó khăn đó là:

- Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1ha có hàng trăm loài thực vật, nhưng

- Phần lớn các loài cây thuốc đều mọc phân tán, rải rác, trữ lượng không đáng kể.

-Có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro do con người hoặc tự nhiên gây ra bất

cứ lúc nào như cháy rừng...

Mặc dù vậy, thông qua kết quả điều tra về thái độ của người dân đối với công tác bảo tồn chúng tôi thấy rằng có thể khắc phục được những khó khăn trên.

Bảng 3.13. Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người dân Số người Tỷ lệ

1 Tán đồng kế hoạch bảo tồn nguồn tài

nguyên cây thuốc 74 92,5

2 Tài nguyên cây thuốc là không quan trọng

nên không cần bảo tồn 0 0

3 Không quan tâm 6 7,5

Qua kết quả điều tra được, nhận thấy người dân ở đây rất quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tỷ lệ người dân tán đồng với kế hoạch bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm đến 92,5%, đây sẽ là tiền đề quan trọng để vận động người dân tham gia vào công tác bảo tồn này. Đối với số người không quan tâm đến việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc (chiếm 7,5%) cần phải thường xuyên tác động, thay đổi tư duy và vận động họ hiểu hơn về giá trị của tài nguyên cây thuốc mà cùng tham gia vào công tác bảo tồn.

Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, làm cho họ hiểu và nhận ra giá trị của các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý. Bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc chính là bảo vệ lợi ích của mỗi người dân hiện tại và trong tương lai sau này.

b. Bảo tồn chuyển vị (ex - situ)

Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng.

Người Bru - Vân Kiều ở xã A Ngo, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào núi rừng, từ việc khai thác các loài rau rừng làm thức ăn hàng ngày, các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu xây dựng, kinh tế đến các loài cây dược liệu để chữa bệnh. Qua quá trình đi rừng, tìm kiếm các loài cây thuốc đã hình thành cho người dân nơi đây một nguồn kiến thức vô cùng quý giá. Họ biết rõ nơi phân bố các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý. Mỗi loài cây chỉ mọc ở những khu vực nhất định. Vì vậy, cần phối hợp với người dân nơi đây để đưa các loài cây dược liệu từ rừng về trồng tập trung dưới hình thức vườn rừng, vườn nhà.

Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu đã có một vườn thuốc nam ở trạm y tế xã do các cán bộ trong xã kết hợp thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống như các hộ gia đình trong thôn, các loài cây thuốc được trồng ở đây chủ yếu là các loài cây phổ biến: Gừng, Nghệ, Sả, Lá lốt…Do đó cần nhân giống, mở rộng diện tích cây thuốc dưới tán rừng trồng, vườn nhà, chuyển giao kỹ thuật đến cộng đồng dân cư. Đối với những loài cây thuốc quý, số lượng ít như hiện nay tại địa phương thì việc mở rộng nhân giống cây, trồng mới và bảo vệ là điều cần thiết và cần phải tiến hành ngay.

Qua quá trình điều tra bảo tồn cây thuốc dựa vào cộng đồng, các loài cây thuốc được lựa chọn bảo tồn chuyển vị tại các vườn rừng, vườn nhà là:

-Cốt toái bổ (Drynaria fortune (Koze) J. Sm.): Thường sống phụ sinh trên

cây khác hoặc bám vào bờ đá, sống ở rừng kín thường xanh và rừng núi đá vôi ẩm, ưa ẩm. Hiện nay, việc tìm kiếm loài cây Cốt toái bổ ở địa bàn nghiên cứu rất khó khăn vì loài cây này mọc trong rừng sâu và số lượng còn rất ít.

-Ba kích (Morinda officinalis How): Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân

quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Là loài cây ưa ẩm, phân bố trong rừng sâu. Rất khó để trồng ở vùng đồng bằng, ánh sáng mặt trời nhiều. Một mặt trồng trực triếp các cây mang từ rừng về; mặt khác, kết hợp công tác nhân giống trong phòng thí nghiệm, trồng thử các cây giống này tại các vườn rừng khác nhau.

-Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.): Cây mọc ở nơi ẩm, nhiều mùn

và có khu phân bố rộng nhưng đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, phải có biện pháp khai thác hợp lí, đồng thời gây trồng ở vườn rừng và vườn thuốc để bảo vệ nguồn gen.

-Thổ phục linh (Smilax glabre): Cây thường tìm thấy ở những quần thể thứ sinh cây bụi, đất sau nương rẫy, hay dưới tán thông mới trồng, rừng đang phục hồi do khai thác kiệt. Là loài cây có phổ sinh thái rộng. Chúng thường mọc tập trung thành từng vùng nên việc khoanh vùng bảo vệ và trồng thêm tại những vùng vốn có với số lượng nhiều là rất cần thiết.

-Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack): Là loài cây ưa sáng, có thể chịu được

bóng nên vừa phân bố ở vùng đồi vừa có thể phân bố ở tán rừng. Vì vậy, khoanh vùng bảo vệ, cấm khai thác bừa bãi. Cũng có thể đem về trồng thử tại vườn nhà và

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC QUA TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI BRU - VÂN KIỀU TẠI XÃ A NGO HUYỆN DAKRÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN. (Trang 53 -53 )

×