Công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 58 - 62)

3.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC NGUYÊN CÂY THUỐC

3.5.3. Công tác bảo tồn

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của địa phương và qua quá trình nghiên cứu, để thực hiện tiến trình bảo tồn cây thuốc trong cộng đồng chúng tôi xin đề xuất các mô hình bảo tồn sau :

a. Bảo tồn nguyên vị (in - situ)

Đây là hình thức khoanh vùng bảo tồn tại chỗ. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ.

Hình thức bảo tồn này có ưu điểm là: chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài nên đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn cây thuốc ngay tại chỗ cần xác định vùng phân bố, huy động sự tham gia của người dân địa phương. Đây là thành phần cung cấp thông tin quan trọng vùng phân bố, trữ lượng cũng như chất lượng cây thuốc.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đây chúng tôi nhận thấy hình thức bảo tồn này cũng có gặp một số khó khăn đó là:

- Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1ha có hàng trăm loài thực vật, nhưng các loài cây có giá trị sử dụng thì không nhiều.

- Phần lớn các loài cây thuốc đều mọc phân tán, rải rác, trữ lượng không đáng kể.

- Có thể xảy ra những nguy cơ, rủi ro do con người hoặc tự nhiên gây ra bất cứ lúc nào như cháy rừng...

Mặc dù vậy, thông qua kết quả điều tra về thái độ của người dân đối với công tác bảo tồn chúng tôi thấy rằng có thể khắc phục được những khó khăn trên.

Bảng 3.13. Thái độ của người Bru - Vân Kiều đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc

STT Thái độ của người dân Số người Tỷ lệ 1 Tán đồng kế hoạch bảo tồn nguồn tài

nguyên cây thuốc 74 92,5

2 Tài nguyên cây thuốc là không quan trọng

nên không cần bảo tồn 0 0

3 Không quan tâm 6 7,5

Qua kết quả điều tra được, nhận thấy người dân ở đây rất quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tỷ lệ người dân tán đồng với kế hoạch bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc chiếm đến 92,5%, đây sẽ là tiền đề quan trọng để vận động người dân tham gia vào công tác bảo tồn này. Đối với số người không quan tâm đến việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc (chiếm 7,5%) cần phải thường xuyên tác động, thay đổi tư duy và vận động họ hiểu hơn về giá trị của tài nguyên cây thuốc mà cùng tham gia vào công tác bảo tồn.

Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, làm cho họ hiểu và nhận ra giá trị của các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý. Bảo vệ nguồn tài nguyên cây thuốc chính là bảo vệ lợi ích của mỗi người dân hiện tại và trong tương lai sau này.

b. Bảo tồn chuyển vị (ex - situ)

Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài sinh vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng.

Người Bru - Vân Kiều ở xã A Ngo, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào núi rừng, từ việc khai thác các loài rau rừng làm thức ăn hàng ngày, các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu xây dựng, kinh tế đến các loài cây dược liệu để chữa bệnh. Qua quá trình đi rừng, tìm kiếm các loài cây thuốc đã hình thành cho người dõn nơi đõy một nguồn kiến thức vụ cựng quý giỏ. Họ biết rừ nơi phõn bố cỏc loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý. Mỗi loài cây chỉ mọc ở những khu vực nhất định. Vì vậy, cần phối hợp với người dân nơi đây để đưa các loài cây dược liệu từ rừng về trồng tập trung dưới hình thức vườn rừng, vườn nhà.

Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu đã có một vườn thuốc nam ở trạm y tế xã do các cán bộ trong xã kết hợp thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống như các hộ gia đình trong thôn, các loài cây thuốc được trồng ở đây chủ yếu là các loài cây phổ biến: Gừng, Nghệ, Sả, Lá lốt…Do đó cần nhân giống, mở rộng diện tích cây thuốc dưới tán rừng trồng, vườn nhà, chuyển giao kỹ thuật đến cộng đồng dân cư. Đối với những loài cây thuốc quý, số lượng ít như hiện nay tại địa phương thì việc mở rộng nhân giống cây, trồng mới và bảo vệ là điều cần thiết và cần phải tiến hành ngay.

Qua quá trình điều tra bảo tồn cây thuốc dựa vào cộng đồng, các loài cây thuốc được lựa chọn bảo tồn chuyển vị tại các vườn rừng, vườn nhà là:

- Cốt toái bổ (Drynaria fortune (Koze) J. Sm.): Thường sống phụ sinh trên cây khác hoặc bám vào bờ đá, sống ở rừng kín thường xanh và rừng núi đá vôi ẩm, ưa ẩm. Hiện nay, việc tìm kiếm loài cây Cốt toái bổ ở địa bàn nghiên cứu rất khó khăn vì loài cây này mọc trong rừng sâu và số lượng còn rất ít.

- Ba kích (Morinda officinalis How): Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Là loài cây ưa ẩm, phân bố trong rừng sâu. Rất khó để trồng ở vùng đồng bằng, ánh sáng mặt trời nhiều. Một mặt trồng trực triếp các cây mang từ rừng về; mặt khác, kết hợp công tác nhân giống trong phòng thí nghiệm, trồng thử các cây giống này tại các vườn rừng khác nhau.

- Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.): Cây mọc ở nơi ẩm, nhiều mùn và có khu phân bố rộng nhưng đã bị khai thác liên tục trong nhiều năm nay. Vì vậy, phải có biện pháp khai thác hợp lí, đồng thời gây trồng ở vườn rừng và vườn thuốc để bảo vệ nguồn gen.

- Thổ phục linh (Smilax glabre): Cây thường tìm thấy ở những quần thể thứ sinh cây bụi, đất sau nương rẫy, hay dưới tán thông mới trồng, rừng đang phục hồi do khai thác kiệt. Là loài cây có phổ sinh thái rộng. Chúng thường mọc tập trung thành từng vùng nên việc khoanh vùng bảo vệ và trồng thêm tại những vùng vốn có với số lượng nhiều là rất cần thiết.

- Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack): Là loài cây ưa sáng, có thể chịu được bóng nên vừa phân bố ở vùng đồi vừa có thể phân bố ở tán rừng. Vì vậy, khoanh vùng bảo vệ, cấm khai thác bừa bãi. Cũng có thể đem về trồng thử tại vườn nhà và vườn cây thuốc nam.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người Bru - Vân Kiều tại xã A Ngo huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị và đề xuất biện pháp bảo tồn. (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)