Tình hình hoạt động kinh doanh homestay ở thành phố Hội An

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 30)

7. Bố cục của Khóa luận

1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh homestay ở thành phố Hội An

1.2.1. Khái quát thành phố Hội An

1.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Thành phố Hội An (trước đây là thị xã Hội An) nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, với diện tích khiêm tốn 6.084 ha/1.040.514 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích tự nhiên của cả tỉnh,

Chất lượng mong đợi ( Expected quality ) Chất lượng cảm nhận (Perceived Quality) Hình ảnh thương hiệu (Brand image) Giá trị cảm nhận (Perceived value) Sự hài lòng của khách hàng Phàn nàn của KH (Complaint) Lòng trung thành ( Loyalty)

chia làm 2 phần: phần đất liền có diện tích 4.535 ha ( 74,53%), phần hải đảo có diện tích 1.549 ha ( 25,47%). Trung tâm Thành phố có tọa độ địa lý 15053' vĩ Bắc, 108020' kinh Đông, phía Tây Bắc cách thành phố Đà Nẵng 30 km và phía Nam cách thành phố/tỉnh lỵ Tam Kỳ chừng 50km. Hội An được bao bọc bởi môi trường tự nhiên sông - biển và sự chở che, gắn bó của các huyện láng giềng: Đông và Đông Nam giáp huyện Duy Xuyên, Tây và Tây Nam giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông.

Hình 1-4: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Khí hậu

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành phố lân cận, Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, mang tính chất khí hậu ven biển Miền Trung, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông.

- Nhiệt độ: Hội An không có mùa đông lạnh. Hội An có hai mùa: mùa khô từ khoảng tháng 2 đến tháng 8; mùa mưa k o dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau.

Về chế độ nhiệt ở Hội An, mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 240C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 - 200C có năm xuống đến 110C thường xuất hiện vào tháng 12, tháng 1. Mùa hạ - mùa khô, nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28 - 300C, cao tuyệt đối 39 - 400C, thấp tuyệt đối 21 - 230C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ, cao tuyệt đối trong năm là 2.976 giờ và thấp tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ.

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm: 83%, mùa khô 75%, mùa mưa 85%. Khí hậu Hội An có đặc điểm nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bão và mùa nắng nóng kết hợp thêm tính chất khí hậu duyên hải Miền Trung.

- Lượng mưa, bão: Tổng lượng mưa bình quân 2.504,57 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào tháng 10, 11 (550-1.000 mm/tháng), thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 (23-40 mm/tháng). Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11 hằng năm; các cơn bão thường k o theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.

- Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình: 2.107 mm/năm. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất: 241 mm. Lượng bốc hơi tháng ít nhất: 119 mm.

- Số giờ nắng: Bình quân số giờ nắng trong năm là 2.156,2 giờ. Số giờ chiếu nắng nhiều nhất là vào tháng 5- 6. Số giờ chiếu nắng trung bình 234-277 giờ/tháng. Số giờ chiếu nắng ít nhất vào tháng 11, 1. Trung bình số giờ nắng trong năm từ 69- 165 giờ/tháng.

- Mây: Trung bình vân lượng toàn thể: 5,3. Trung bình vân lượng hạ tầng: 3,3. - Gió: Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: Gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Hướng gió thịnh hành mùa hè: Đông. Hướng gió thịnh hành mùa Đông: Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình: 3,3 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất: 40 m/s. Chế độ gió có 2 mùa rõ rệt.

Thủy văn

Hội An là vùng cửa sông- ven biển, nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: Nguồn Thu Bồn - Vu Gia được hình thành bởi hai dòng sông Thu Bồn và Vu Gia hợp lại và thường gọi bằng cái tên chung là sông Thu Bồn. Hệ thống này gồm 78 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Phía ngọn Thu Bồn có các nhánh sông Tranh (bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ), sông Khang (cũng gọi là Chang, gồm hai nhánh chính là sông Tiên và sông Trạm), sông Trường (bắt nguồn từ dãy núi Glê Lang). Phía ngọn Vu Gia có các nhánh sông Bung, sông Cái, sông Con (hoặc sông Côn)…. Toàn bộ hệ thống Thu Bồn – Vu Gia có chiều dài từ nguồn ra đến biển khoảng 200 km với lưu vực khoảng 8.850 km2.

Địa hình - Địa mạo

Dựa theo kết quả khảo sát của nhiều tài liệu địa chất cho biết, đợt biển tiến lần thứ nhất xảy ra trong khoảng từ 6.000 - 9.000 năm trước, sau đó biển lại lùi. Lần biển tiến thứ hai đạt mức cực đại vào khoảng đầu công nguyên(khoảng 2.000 năm

trước) và do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau mà địa hình ở khu vực Hội An có nhiều loại hình nguồn gốc khác nhau: Địa hình nguồn gốc sông; Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển; Địa hình nguồn gốc sông biển; Địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển - gió; Địa hình nguồn gốc sông - biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc hồ - đầm lầy.

Tài nguyên tự nhiên

Hội An có 7 km bờ biển, với bãi cát thoai thoải, trải dài, trắng phau, nước trong xanh, tạo nên những bãi tắm tuyệt vời. Nhiều con sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng. Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy chất nhân văn. Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú. Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển. Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, cua đá với số lượng rất phong phú. Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ. Tổ yến là một sản vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý hiếm. Rừng trên đảo có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm. Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển và các loài đước, mắm, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

- Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất (GO) toàn thành phố theo giá cố định ước đạt 3.495,313 tỷ đồng, tăng 12,64% so với năm 2013; GO hiện hành đạt 7.194,033 tỷ đồng, tăng 10,44%; kim ngạch xuất khẩu đạt 9.613.000 USD; thu nhập bình quân đầu người đạt 27,49 triệu đồng, tăng 5,54% so với năm trước, trong đó khu vực thành thị đạt 29,2 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 21,94 triệu đồng.

+ Nhóm ngành du lịch - dịch vụ - thương mại giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. GO hiện hành đạt 4.648,93 tỷ đồng, đạt 98,64% KH và tăng 9,76% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 64,62% GO toàn thành phố.

+ Nhóm ngành CN-TTCN và xây dựng có bước tăng trưởng khá. GO hiện hành đạt 1.931,800 tỷ đồng, đạt 102,46% KH, tăng 14,46% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 26,85% GO toàn thành phố.

+ Nhóm nông - ngư - lâm phát triển ổn định, GO hiện hành đạt 613,3 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra và tăng 3,9% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 8,53% tổng GO toàn thành phố.

- Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

+ Dân số: Tổng dân số thành phố Hội An năm 2013 có 91.993 người, mật độ dân số 1.491 người/km2, , trong đó mật độ dân số khu phố cổ và các địa bàn trung tâm nội ô rất cao, ở phường Minh An: 10.042 người/km2, phường Cẩm Phô: 8.607 người/km2, phường Sơn Phong: 6.008người/km2, phường Tân An: 6.860 người/km2. Trong khi đó, mật độ dân số ở các vùng nông thôn và hải đảo rất thấp, trong đó xã Cẩm Hà: 1.193 người/km2 , xã Cẩm Kim: 967 người/km2, xã Cẩm Thanh: 855 người/km2, xã Tân Hiệp: 157 người/km2.

+ Lao động, việc làm: Tổng số lao động trong độ tuổi của thành phố Hội An là 50.252 người, phân bố tương đối đồng đều ở 13 xã phường theo cơ cấu: Nông nghiệp chiếm 16,22%, Công nghiệp- Xây dựng chiếm 21,01%, Dịch vụ chiếm 59,77%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 tại Hội An đạt gần 33 triệu đồng/năm, tăng gần 4 triệu đồng so với năm 2014, trong đó khu vực thành thị đạt hơn 35 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt gần 26 triệu đồng người/năm.

- Về văn hóa - xã hội:

Công tác thông tin – tuyên truyền, cổ động trực quan diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Hoạt động văn hóa văn nghệ phát triển khá mạnh, huy động được các lực lượng tham gia. Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống và hiện đại được tổ chức thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân và du khách, nhất là đợt hoạt động kỷ niệm 15 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 05 năm ngày Cù Lao Chàm được công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển thế giới, 50 năm ngày Đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh, phát động cuộc thi Tìm hiểu Hội An qua Internet. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe phát triển ngày càng sâu rộng ở địa bàn dân cư, trong đó thành tích thể thao cao được chú trọng đầu tư và có chuyển biến tốt. Thành phố đã ban hành và đang từng bước triển khai đề án phát triển sự nghiệp thể dục thể thao giai đoạn 2014-2020, định hướng đến 2025.

Cùng với việc tăng cường tổ chức các sự kiện tại địa phương, thành phố còn chú trọng xây dựng chương trình tham gia giao lưu, biểu diễn nghệ thuật ở một số nước, góp phần quảng bá hình ảnh Hội An.

Chương trình xây dựng Thành phố văn hóa được tập trung thực hiện, chú trọng việc củng cố và nâng cao chất lượng các mô hình đã triển khai. Đã tổ chức tuyên truyền nội dung NQTW9 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” trong tình hình mới gắn kết với nhiệm vụ trọng tâm xây dựng thành phố văn hóa giai đoạn 2015 - 2020. Năm 2014, qua kiểm tra có 93,04% hộ gia đình, 133/141 cơ quan - công sở, 58/77 thôn - khối phố và 13/13 xã - phường đạt danh hiệu văn hóa. (chính thức: 94,04% gia đình (19.675/20.914), 59/77 thôn - khối, 61/75 tộc họ…)

Giáo dục – đào tạo có sự chuyển biến tích cực. Quy mô trường lớp, học sinh tiếp tục phát triển; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp các cấp học đạt 100%; chất lượng giáo dục được nâng lên, nhất là chất lượng mũi nhọn; tình trạng học sinh bỏ học từng bước được hạn chế. Cơ sở vật chất ngành giáo dục tiếp tục được quan tâm, đã đầu tư gần 28 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp trường lớp. Đến nay, thành phố đã có 22/37 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 03 trường đạt chuẩn mức độ 2. Công tác phổ cập giáo dục các bậc học được củng cố, nâng cao chất lượng. Hoạt động khuyến học phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy phong trào xã hội học tập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch 1.2.2.1. Số lƣợng khách du lịch đến Hội An 1.2.2.1. Số lƣợng khách du lịch đến Hội An Bảng 1-2: Số lượng khách du lịch đến Hội An Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số lƣợt khách đến 1,462,180 1,388,587 1,628,770 1,756,916 2,151,000 Khách quốc tế 739,850 680,235 812,205 839,198 1,024,500 Khách nội địa 722,330 708,352 816,565 917,718 1,126,500 Tổng lƣợt khách lƣu trú 628,578 661,184 769,481 796,876 876,380 Quốc tế 487,524 521,647 608,151 638,103 710,000 Việt nam 141,054 139,537 161,330 158,773 166,380 ( Nguồn: Phòng Thương mại- du lịch Hội An)

Tổng lượng khách đến Hội An năm 2015 đạt hơn 2 triệu lượt, tăng 22,43% so với cùng kỳ. Trong số du khách đến với Hội An trong năm qua, đã có hơn 876 ngàn lượt khách có lưu trú lại thành phố này, tăng 9,98% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 710 ngàn lượt, tăng 11,27% so với cùng kỳ; khách nội địa đạt hơn 166 ngàn lượt, tăng 4,79% so với cùng kỳ.

1.2.2.2. Các cơ sở kinh doanh du lịch của thành phố Hội An

Cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú du lịch của Hội An hết sức đa dạng với nhiều loại hình khác nhau như: resort, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ du lịch...

Tính đến 30/6/2014, toàn thành phố Hội An có 193 tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú với 203 cơ sở, tổng số phòng lưu trú 4.967 phòng (không tính xã Tân Hiệp), trong đó cơ sở lưu trú (CSLT) đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên và tương đương là 15 cơ sở (chiếm 7,39% tổng số cơ sở) với 1.898 phòng (chiếm 38,21% tổng số phòng); CSLT 3 sao trở lên và tương đương 16 cơ sở (chiếm 7,88%) với 956 phòng (chiếm 19,25%); CSLT từ 1-2 sao và tương đương là 44 cơ sở (chiếm 21,68%), với 1.278 phòng (chiếm 25,73%); CSLT đạt tiêu chuẩn là 16 cơ sở (chiếm 7,88 %), với 204 phòng (chiếm 4,11%); CLST theo mô hình nhà nghỉ - homestay - biệt thự du lịch là 112 cơ sở (chiếm 55,17%), với 631 phòng (chiếm 12,7%).

Cơ sở kinh doanh ăn uống

Bên cạnh hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các nhà hàng ở Hội An cũng phát triển để phục vụ cho du khách. Tính đến cuối tháng 12 năm 2015 có 50 cơ sở ăn uống được cấp biển hiệu điểm kinh doanh đạt chuẩn văn minh. Ngoài ra, trên toàn thành phố có hơn 1.000 cơ sở ăn uống đáp ứng nhu cầu cho du khách.

Cơ sở vui chơi giải trí

Hiện nay, Hội An đang triển khai quy hoạch các khu vui chơi, giải trí về đêm đa dạng về hình thức hoạt động, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, phù hợp với văn hóa truyền thống, sinh hoạt của người dân Hội An và đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch. Qua đó, khắc phục được nhược điểm yếu của ngành du lịch hiện nay trong việc thu hút khách du lịch nội địa, kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế và tăng chỉ tiêu của du khách khi đến Hội An. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có công viên, phố đi bộ,...nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho du khách.

Là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, Hội An còn được mệnh danh là thiên đường mua sắm.

Dọc các ngõ ngách trong khu phố cổ và các con đường bên ngoài, Hội An tràn ngập các cửa tiệm vải vóc, may mặc, giày dép, trang sức phụ kiện bằng gỗ, dừa hoặc tre,...

Cơ sở vận chuyển du lịch

Hệ thống dịch vụ vận chuyển, lữ hành, địa lý du lịch ở Hội An hiện có 42 đơn vị, trong đó có 3 đơn vị lữ hành quốc tế với 150 đầu xe, hơn 70 ca nô cao tốc và thuyền du lịch. Phương tiện vận chuyển du lịch khá phong phú và đa dạng từ xe buýt, xích lô, ôtô đến các du thuyền đảm bảo chất lượng.

1.2.2.3. Doanh thu Bảng 1-3: Doanh thu Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng 5 năm(2011- 2015) Tỷ trọng (%) Doanh thu toàn ngành du lịch 938,944 1,190,242 1,507,295 1,568,157 1,805,236 7,009,875 100 Doanh thu lƣu trú 633,741 735,526 918,132 943,068 1,082,205 4,312,672 61,52 Doanh thu vận chuyển 12,809 37,404 38,661 53,363 60,399 202,636 2.89 Doanh thu ăn uống 194,520 244,268 312,211 315,502 337,280 1,403,781 20,03 Doanh thu tham quan 27,076 50,089 78,107 91,778 126,559 373,610 5.33 Doanh thu lữ hành 20,415 52,038 93,097 93,744 130,135 389,429

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 30)