Hoạt động kinh doanh homestay ở Hội An

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 39)

7. Bố cục của Khóa luận

1.2.3. Hoạt động kinh doanh homestay ở Hội An

1.2.3.1. Về số lƣợng

Ra đời từ năm 2000, mô hình lưu trú trong nhà cổ được thử nghiệm với 3 nhà (9 phòng) và những năm sau đó mô hình liên tục phát triển tại các địa danh như: homestay Vườn Trầu, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu rồi lan rộng ra khu nhà vườn Ven Sông, Vườn Phong Lan , Garden Villa Hội An, cụm nhà dân Thanh Nam (phường Cẩm Châu)…Theo thống kê, đến cuối năm 2012 số cơ sở lưu trú homestay là 61 nhà với 164 phòng (chiếm tỷ trọng 45,5% cơ sở lưu trú các loại và 4,2% số phòng lưu trú toàn thành phố).

Hiện nay, Hội An hiện có 134 cơ sở lưu trú các loại với 3.906 phòng, trong đó xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) có 40 cơ sở. Loại hình lưu trú homestay cũng thu hút 61 hộ dân tham gia với 164 phòng kinh doanh.

Từ đầu năm đến nay, triển khai dự án Phát triển mạng lưới dịch vụ lưu trú, TP. Hội An đã cấp phép hoạt động cho 71 cơ sở lưu trú homestay.

Đến nay, đã có 39 cơ sở lưu trú homestay và 19 biệt thự du lịch đi vào hoạt động.

1.2.3.2. Giá

Chính nghĩa của từ “homestay” đã cho thấy bạn đang sống như một người dân bản địa thực thụ, bạn đang dùng những gì họ thường dùng, coi những thứ họ thường coi, ăn những thứ họ vẫn ăn, ngủ theo cách họ vẫn ngủ. Vì vậy chi phí bạn phải trả sẽ không có lí gì cao hơn so với một Tour bạn mua với: ăn nhà hàng, đi xe Tour, nghỉ khách sạn. Hơn nữa, vì khách đến với loại hình cơ sở lưu trú này đến từ nhiều vùng, quốc gia khác nhau nên hầu hết giá của nhà có phòng cho thuê là mức giá bình dân .

Đối với những tour bình thường thì 1 Tour homestay 2 ngày sẽ tiêu tốn của bạn 60 - 70% chi phí cho 1 Tour bình thường với các dịch vụ đầy đủ. Ở mức từ 400 - 600.000 hoặc ít hơn tùy theo thời gian và số lượng người tham gia.

 Mức giá ở một vài cơ sở nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê cụ thể:

 Ở Cù Lao Chàm:

* Trong năm 2009, giá Homestay cho khách nội địa được giới thiệu bởi ban quản lí khu bảo tồn Cù Lao Chàm là 50.000 VNĐ/đêm/người. Đối với khách quốc tế bởi vì không biết ngoại ngữ cộng thêm chưa quen với việc kinh doanh Homestay

cho nên người dân không biết trao đổi giá cả với khách du lịch như thế nào, thường thì khách du lịch sẽ tự trả tiền cho chủ nhà với một mức giá mà họ cho là hợp lí, khoảng 100.000 VNĐ/đêm/người dến 150.000 VNĐ/dêm/người, tuy nhiên cũng có lúc thấp hơn giá đó rất nhiều (30.000 VNĐ/đêm/người).

* Từ tháng 03 năm 2010, công ty TNHH SX và XNK Tara đã quy ước với các chủ Homestay một giá chung và cố định: với mỗi đem ngủ lại homestay cộng thêm phục vụ 2 bữa ăn bao gồm ăn trưa và ăn tối, họ sẽ được trả 270.000 VNĐ cho mỗi người khách du lịch nước ngoài.

* So với bãi Hương, Giá Homestay ở bãi Làng thấp hơn, chủ nhà và khách du lịch có thể thương lượng nhưng không được cao hơn giá quy định của ban quản lí du lịch Cù Lao Chàm. Đối với khách du lịch nội địa, giá Homestay dao động 20.000 VNĐ/đêm/người đến 50.000VNĐ/đêm/người, đối với khách du lịch quốc tế, giá Homestay dao động từ 50.000VNĐ/đêm/người đến 100.000 VND/ đêm/người. Tuy nhiên, trong 12 Homestay Bãi làng 3 homestay có điều kiện lưu trú tốt hơn, được cấp giấy ph p kinh doanh có giá cao hơn các Homestay khác đó là: Homestay Nguyễn Tấn Sỹ, Phan Hưng, Trịnh Sáu với giá cho khách nội địa là 50.000VNĐ/đêm/người với số lượng khách ít, 30.000VNĐ/đêm/người đối với khách đi theo đoàn (hơn 10 người), với khách quốc tế là 100.000VNĐ/đêm/ người.

1.2.3.3. Công suất thuê

Biểu đồ 1-1:Công suất thuê phòng năm 2014 so với 2015

( Nguồn: Phòng Thương mại- du lịch Hội An)

48 49 50 51 52 53 54 2014 2015 công suất

Qua biểu đồ trên ta thấy, công suất thuê phòng ở Hội An năm 2015 giảm so với năm 2014. Công suất này phản ánh thực tế là lượng khách đến Hội An đông nhưng thời gian lưu trú ngắn.

Theo thống kê, trong năm 2015, thời gian lưu trú của khách ở Hội An bình quân 2.29 ngày/ khách, trong khi đó vào năm 2014 đạt 2.34 ngày/ khách.

Có nhiều nguyên nhân lý giải tình trạng trên, hiện nay mô hình homestay của người dân ở các địa phương khá đơn điệu, thiếu sinh động. Các hộ chưa chủ động, thiếu tổ chức thường xuyên các chương trình sinh hoạt, giao lưu với du khách, dịch vụ còn hạn chế, chủ yếu là phục vụ lưu trú.

Nhiều ý kiến cho rằng, thực tế có không ít cơ sở homestay ở Hội An mới mở, nhìn rất đẹp, rất tiện nghi, kiến trúc phù hợp với cảnh quan xung quanh, nằm ở vị thế khá thuận lợi nhưng không đón được khách hoặc có cũng rất ít vì chủ hộ chỉ coi đó là cơ sở lưu trú chứ không nghĩ đến việc tổ chức hoạt động để du khách cùng tham gia, thậm chí có cơ sở chủ nhà đi ở nơi khác, khóa cửa im ỉm chờ có khách đến thuê mới mở”.

1.2.3.4. Kênh đặt phòng

Với tốc độ phát triển của ngành du lịch cùng với sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, các nhà kinh doanh homestay cũng nâng cao và đa dạng các hình thức đặt phòng ( kênh đặt phòng) để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho khách.

Nằm trong xu hướng đó, UBND thành phố Hội An đã thiết lập trang web riêng về du lịch của thành phố; đa dạng hóa các kênh đặt phòng, bao gồm: kênh đặt phòng qua đại lý du lịch, công ty du lịch; kênh đặt phòng trực tuyến qua mạng, kênh đặt phòng trực tiếp tại các cơ sở homestay, kênh đặt phòng qua điện thoại, kênh đặt phòng qua bưu điện. Tuy nhiên, hiện nay kênh đặt phòng qua đại lý du lịch, công ty du lịch đang được khách sử dụng phổ biến.

Kênh đặt phòng trực tuyến qua mạng cũng đang được du khách lựa chọn. Bởi kênh đặt phòng trực tuyến qua mạng mang lại nhiều lợi ích cho khách: giá phòng luôn rẻ hơn đặt trực tiếp tại nơi, khuyến mãi tại thời điểm đặt phòng( quà tặng hay giảm giá trực tiếp), tích điểm giảm giá, bốc thăm may mắn, những ưu đãi dành chi khách hàng thân thiết,...

Tiểu kết chương 1: Qua việc tìm hiểu các lý thuyết của các vấn đề có liên quan đến đè tài nghiên cứu ta hiểu rõ hơn vấn đề đang nghiên cứu. Phần cơ sở lý luận thể

hiện con đường mà nghiên cứu được xây dựng nên và dựa vào đó nghiên cứu ra đời một cách hợp lý nhất.Trong chương 1, bên cạnh cơ sở lý thuyết, đề tài còn tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh homestay ở Hội An. Những số liệu về hoạt động du lịch, hoạt động kinh doanh homestay giúp chúng ta thấy được tổng thể hoạt động du lịch của thành phố Hội An phát triển như thế nào, hiện trạng kinh doanh homestay ở Hội An hiện nay. Như vậy, chương 1 là chương cơ sở và nền tảng cho chương 2 đi sâu vào nghiên cứu thực tế mức độ hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ lưu trú homestay ở thành phố Hội An.

CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ LƢU TRÚ

HOMESTAY Ở THÀNH PHỐ HỘI AN 2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: định tính (sơ bộ) và định lượng (chính thức).

2.1.1. Nghiên cứu định tính

Được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo, sử dụng kỹ thuật trao đổi và thảo luận trực tiếp với các khách và nhà quản lý với 23 mục hỏi ban đầu của thang đo chất lượng dịch vụ. Các câu hỏi ban đầu được thiết kế là bảng câu hỏi mở để thu thập thêm các biến thích hợp từ phía khách và các chuyên gia.

Thực hiện bước này nhằm khám phá các biến quan sát mới để bổ sung vào trong mô hình nghiên cứu cũng như loại bỏ các biến không phù hợp với văn hóa, loại hình dịch vụ nhằm tạo ra một bảng câu hỏi nhằm phù hợp với nghiên cứu chính thức.

Các đối tượng được tiến hành thảo luận, phỏng vấn là khách sử dụng dịch vụ lưu trú homestay và các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực này nhằm xác định xem các khách mong đợi những dịch vụ gì, yếu tố nào làm họ hài lòng khi sử dụng dịch vụ và muốn biết các nhà quản lý hiểu như thế nào về khách của mình, yếu tố nào làm hài lòng khách theo cách nhìn của các nhà quản lý, các chuyên gia.

Bước này thực hiện qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp của khách đang sử dụng dịch vụ và các cán bộ quản lý chủ chốt, trên đó điều chỉnh các câu hỏi lại cho phù hợp.

2.1.2. Nghiên cứu định lƣợng

Để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện sau khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng, có bổ sung và loại bỏ ra các biến không phù hợp. Các bảng câu hỏi được gởi đến các khách đã sử dụng dịch vụ.

2.1.3. Thiết kế mẫu

Thực hiện chọn mẫu phân tầng kết hợp với mẫu ngẫu nhiên phù hợp (Nguyễn Công Khanh, 2004). Dựa trên số lượng khách đã sử dụng dịch vụ, số khách của cơ sở, số mẫu thu về qua cuộc phỏng vấn thăm dò ý kiến khách.

Trên cơ sở đó chọn mẫu ngẫu nhiên các khách đã và đang sử dụng dịch vụ để gởi phiếu phỏng vấn với bảng câu hỏi sau khi đã hiệu chỉnh. Với 23 câu hỏi, số cỡ mẫu là đạt yêu cầu phân tích nhân tố. Thông thường thì cỡ mẫu ít nhất bằng 4, 5 lần số biến trong phân tích nhân tố( Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:

 Giai đoạn 01: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên các yếu tố thành phần trong

thang đo tác động đến mức độ hài lòng của khách.

 Giai đoạn 2: Sau khi thiết kế bảng câu hỏi tiến hành lấy ý kiến của các

chuyên gia

 Giai đoạn 03: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi trước khi tiến hành điều tra.

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong mô hình, nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi làm công cụ thu thập thông tin để tiến hành thiết kế bảng câu hỏi riêng phù hợp với đề tài nghiên cứu.

2.1.4. Phƣơng tiện nghiên cứu

Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý số liệu và phân tích dữ liệu, phân tích và trình bày, các biến nghiên cứu được mã hóa.

Để đánh giá mức độ hài lòng của khách sử dụng các dịch vụ, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Crombach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS.

- Công cụ Crombach Alpha dùng để kiểm định mối tương quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Crombach Alpha thì sẽ được loại bỏ để Crombach Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA ( exploratory factor analysis) dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu chúng ta thu thập lượng biến khá lớn nhưng các biến có liên hệ với nhau nên chúng ta gom chúng thành các biến có liên hệ để xem x t và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản có tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng. Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis với ph p xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát có trọng số fator loading nhỏ hơn 0.50 sẽ bị loại. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 0.50.

- Sau khi phân tích nhân tố, thang đo được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội với đầu vào là nhân tố đã được xác định nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đối với mức độ hài lòng của khách.

2.2. Mô tả mẫu

Sau khi phát hành 340 bảng câu hỏi để tiến hành thu thập dữ liệu, kết quả thu về 318 bảng, trong đó có 15 bảng không hợp lệ do thiếu thông tin hoặc chọn nhiều hơn 1 đáp án. Sau khi loại bỏ, kết quả cuối cùng là 303 bảng điều tra hợp lệ được mã hóa để phân tích dữ liệu. Điều này thể hiện tỷ lệ trả lời câu hỏi đạt 89,12% so với số lượng bảng phát hành.

Qua quá trình phỏng vấn, mã hóa và xử lý số liệu về sự hài lòng của du khách chúng ta có kết quả thống kê về thông tin mẫu nghiên cứu như sau:

Bảng 2-1: Giới tính mẫu nghiên cứu

Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ ( %)

Nam 144 47.5

Nữ 159 52.5

Tổng cộng 303 100

Qua điều tra 303 du khách đến thành phố Hội An có 144 nam chiếm 47.5 % và 159 nữ chiếm 52.5 %. Mặc dù lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện nhưng tỉ lệ khảo sát mẫu theo giới tính không có sự chênh lệch rõ ràng. Điều này cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa hai giới, đây là một xu thế tất yếu hiện nay cả nam và nữ đều có nhu cầu đi du lịch như nhau.

Biểu đồ 2-1: Nhóm tuổi mẫu nghiên cứu

3% 37,3% 28,1% 13,2% 18,5% Dưới 20 20-30 30-40 40-50 Trên 50

Mẫu khảo sát có tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi từ 20-30 tuổi (chiếm 37,3%). Tiếp theo là nhóm 30-40 tuổi (chiếm 28,1%), nhóm tuổi từ 40-50 tuổi chiếm tỷ lệ 13,2%, nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 18,5 %. Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi dưới 20 tuổi chỉ có 9 người chiếm tỷ lệ 3%.

Du khách đến với Homestay Hội An chủ yếu là đối tượng trẻ, luôn tiếp thu những cái mới trong xã hội. Vì vậy các nhà quản lý du lịch đưa ra những chính sách, sản phẩm du lịch phù hợp.

Bảng 2-2:Nhóm tuổi mẫu nghiên cứu

Tuổi Số lƣợng Tỷ lệ ( %) Dưới 20 9 3 Từ 20 đến 30 113 37,3 Từ 30 đến 40 85 28,1 Từ 40-50 40 13,2 Trên 50 56 18,5 Tổng cộng 303 100

Theo kết quả điều tra, ta thấy 175 du khách lần đầu đến homestay Hội An chiếm tỷ lệ 57,8 %; 88 du khách lần thứ 2 đến Hội An chiếm 29%, tiếp đến là ý kiến cho rằng đến lần thứ 3 (chiếm 8,2%). Số người đến lần thứ 4 chiếm tỷ lệ thấp 5%.

Bảng 2-3: Số lần đến homestay Hội An Số lần Số lƣợng Tỷ lệ ( %) Lần đầu tiên 175 57,8 2 88 29 3 25 8,2 Trên 4 15 5 Tổng cộng 303 100 Bảng 2-4: Mục đích chuyến đi

Mục đích chuyến đi Số lƣợng Tỷ lê ( %)

Du lịch 148 l48,8

Công tác kết hợp du lịch 85 28,1

Thăm thân nhân 22 7,26

Khác 48 15,84

Như vậy, bảng phân tích mô tả trên cho chúng ta thấy mục đích chuyến đi của khách sử dụng dịch vụ lưu trú homestay chủ yếu là đi du lịch, chiếm 48,8 % trong tổng số khách du lịch. Tiếp đến là du khách có mục đích công tác kết hợp du lịch, chiếm tỉ lệ không nhỏ 28,1 %, khách có mục đích thăm thân nhân chiếm tỷ lệ 7,26%; còn lại 15,84% là khách có những mục đích khác như nghiên cứu, nghỉ dưỡng, học tập,... Vậy các cơ sở trên địa bàn thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến lượng khách có mục đích chuyến đi là du lịch và công tác để có thể hoàn thiện các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu theo mục đích chuyến đi của khách.

Bảng 2-5: Kết cấu mẫu theo lý do và nguồn thông tin

Lý` do TẦN SỐ TỶ LỆ (%) Hội nghị kết hợp du lịch 54 17,8 Kinh doanh 8 2,64 Giải trí 115 37,6 Thăm bạn bè và gia đình 75 24,75 Khác 51 17,21

Nguồn thông tin

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)