Cơ sở khoa học đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 62)

7. Bố cục của Khóa luận

3.1Cơ sở khoa học đề xuất

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển du lịch của Việt Nam

a. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật tương dối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát trển. b. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phát triển du lịch được đặt ra trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh phát triển trong và ngoài nước, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, tiềm lực phát triển, hiện trạng phát triển và xu hướng phát triển du lịch cùng các yếu tố liên quan khác. Triển vọng phát triển du lịch trong thời gian tới được cân nhắc trong ba phương án: cao, trung bình, thấp.

Bảng 3-1: Dự báo các phương án phát triển du lịch đến năm 2020

Đơn vị: nghìn lượt khách

Chỉ tiêu

2015 2020

Khách quốc tế Khách nội địa Khách quốc tế Khách nội địa

Phương án chọn 7300 36000 10300 47500

Phương án cao 8000 38000 12000 50000

Phương án thấp 6800 35000 10000 45000

Phương án cao được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển du lịch có nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch Việt Nam và của thời kì hậu khủng hoảng tài chính khu vực, thị trường đã biết đến điểm đến du lịch Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ với sự hợp lực trong nước để đảm bảo tiếp đón, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm. Phương án thấp đặt ra trong một số trường hợp như biến động toàn cầu, khu vực có ảnh hưởng liên

tiếp tới ngành du lịch hoặc một vài điều chỉnh về chính sách biên giới cửa khẩu

hoặc khả năng hoàn thiện đồng về kết cấu hạ tầng không theo kịp định hướng đề ra.

3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch của thành phố Hội An

Để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội, phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 3,09 triệu lượt khách (trong đó 1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (gồm 1,18 triệu lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt 13 - 17%/năm và khách nội địa đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 - 17%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 - 3,5 ngày, tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp. “Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu…Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ” - ông Sơn phân tích.

Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 mới có thể trở thành hiện thực được.

Bảng 3-2: Kế hoạch thực hiện một số chỉ tiêu của ngành thương mại- du lịch giai đoạn 2016- 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 GTSX(GO) ngành Du lịch- Thương mại

(Theo giá hiện hành) 3,954,900 4,279,600 4,651,700 5,068,100 5,526,700

GO ngành thương mại 1,459,900 1,535,100 1,627,200 1,721,100 1,834,700 GO ngành du lịch 2,495,000 2,744,500 3,024,500 3,341,000 3,692,000 Chỉ tiêu Tổng 5 năm (2016-2020) Tỷ trọng (%) TĐPTBQ (%) GTSX(GO) ngành Du lịch- Thương mại (Theo giá hiện hành)

23,481,000 100,00 108,73

GO ngành thương mại 8,184,000 34,85 105,88

GO ngành du lịch 15,297,000 65,15 110,29

Nguồn: Phòng thương mại- du lịch Hội An

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ lƣu trú homestay ở Hội An 3.2.1. Giải pháp về nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng trong hoạt động du lịch. Nhìn chung du lịch đã thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Du lịch đã trở thành nguồn sống của họ.

Cộng đồng địa phương là “nhân tố cốt lõi” xâu chuỗi và chuyển tải các giá trị của sản phẩm du lịch đến du khách. Từ đó, cộng đồng địa phương, đặc biệt là các hộ dân tham gia trực tiếp phải tự ý thức một cách nghiêm túc trong quá trình xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách.

Chất lượng của sản phẩm du lịch được du khách cảm nhận một cách tinh tế về mặt tinh thần và sự thụ hưởng các giá trị vật chất. Sự cảm nhận tốt và ấn tượng từ du khách cần được bắt đầu từ chính thái độ tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường sống cả tự nhiên lẫn nhân văn, cách làm minh bạch từ chính cộng đồng địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phương. Giao tiếp tạo sự gần gủi và thân thiện chưa phải là hiệu quả tốt nhất trong quá trình tương tác giữa du khách và cộng đồng địa phương. Sự hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng còn cần được tính đến sự diễn đạt thông tin một cách chính xác và súc tích. Vì vậy, rào cản về mặt ngoại ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những hộ dân khi triển khai các hoạt động và sản phẩm du lịch từ chính gia đình mình trong quá trình đón tiếp các du khách quốc tế. Văn hóa bản địa là yếu tố tạo nên tính độc đáo và có nhiều sức nặng tạo ấn tượng tốt cho du khách. Việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách rất đời thường chứ không phải là “văn hóa diễn” là nội dung cần được cộng đồng nhận thức một cách thấu đáo để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực của đời sống hàng ngày để du khách hiểu đủ và hiểu đúng những gì đang diễn ra. Nên nhận diện lại những điều kiện cơ sở vật chất tại chính gia đình để có kế hoạch đầu tư làm mới hoặc tu bổ nhằm đảm bảo những điều kiện tối thiểu về mặt sinh hoạt đời thường cho du khách nhưng cũng tránh việc làm mới lại hoàn toàn một cách máy móc gây nguy hại cho những giá trị vật chất truyền thống của gia đình hoặc gây nguy hại đến bố cục không gian nói chung của địa phương.

3.2.2. Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch

Quảng bá tuyên truyền là mảng hoạt động rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển và tạo dựng thương hiệu cho du lịch, cần phải được đầu tư mạnh, bằng nhiều hình thức. Đẩy mạnh quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, tập trung các thị trường trọng điểm, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm trung tâm, quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh.

Chính quyền các cấp và các ngành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của mình đến với thi trường trong và ngoài nước; nhanh chóng thành lập bộ phận tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến du lịch; tăng cường quan hệ với các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình để hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến và tuyên truyền quảng bá; đặt Văn phòng đại diện ở một số vùng trọng điểm có khả năng thu hút khách du lịch cao và cần xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá, kế hoạch phát triển sản phẩm về xây dựng thương hiệu; xác định đối tác, chiến lược giá cả cũng như định dạng thị trường khách.

Với đa phần khách du lịch nước ngoài tham gia loại hình homestay ưu tiên cho hoạt động quảng bá là xây dựng được trang web để giới thiệu về chất lượng,

hình ảnh và các hoạt động của các homestay. In ấn các brochure để giới thiệu tại các trung tâm du lịch ở sân bay, nhà ga, khách sạn hay trong các hội chợ, hội thảo về du lịch. Tổ chức đoàn khảo sát giới thiệu sản phẩm cho các công ty lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Tăng cường quảng bá homestay trên các báo, tạp chí, truyền hình trong và ngoài tỉnh để thu hút khách du lịch trong nước. Ngoài ra, có thể giới thiệu các homestay qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google Plus hoặc Youtube…

3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế xã hội 3.2.3.1. Hoàn thiện các quy hoạch 3.2.3.1. Hoàn thiện các quy hoạch

a. Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ

Dựa vào điều kiện tự nhiên và văn hóa lịch sử, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng của thành phố Hội An. Đồng thời trên cơ sở định hướng tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Quảng Nam để xây dựng quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ du lịch của thành phố Hội An. Phương án tổ chức không gian, lãnh thổ du lịc theo các cụm du lịch chuyên đề: (i) cụm du lịch di sản thế giới phố cổ Hội An, (ii) cụm du lịch biển Cửa Đại- Cẩm An, (iii) cụm du lịch sinh thái sông nước Thu Bồn và Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, (iv) cụm du lịch cộng đồng- làng nghề thủ công- mỹ nghệ.

b. Kết nối các điểm du lịch để phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch trong Cụm du lịch phải là các sản phẩm có chất lượng cao và dựa vào các đặc điểm độc đáo của Khu du lịch. Phát triển sản phẩm toàn diện và lồng ghép thông qua khái niệm về một Tam giác Văn hóa gồm 3 điểm du lịch chính: Phố cổ Hội An và Khu vực lân cận; Thánh địa Mỹ Sơn và môi trường xung quanh và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.Đa dạng hóa và lồng ghép sản phẩm du lịch của ba điểm du lịch và mối liên kết với các khu vực khác nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng mức chi tiêu của du khách, mở rộng không gian làm du lịch, tăng sức chứa của khu du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

c. Hoàn thiện quy hoạch không gian kiến trúc đô thị cổ Hội An và thành phố Hội An

Quy hoạch phát triển đô thị phải gắn với bảo tồn di sản và lợi ích của người dân. Ngăn chặn sự phát triển đô thị Hội An theo kiểu “vết dầu loang” bằng cách tạo nên “ vành đai xanh” gồm: ruộng lúa, vườn cây, thảm cỏ, ngăn cách phần đô thị hiện

hữu (có chứa trong lòng phố cổ) với phần mới và sẽ có của đô thị hiện đại. Kiến trúc khu mới không được đối chọi theo cách làm mất đi sự hấp dẫn của đô thị cổ.

3.2.3.2. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển du lịch

- Ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư hiện hành của Nhà nước, cần có những chính sách hỗ trợ mang tính đặc thù riêng của Hội An.

- Tranh thủ các nguồn vốn của Chính phủ và của tỉnh, nguồn hỗ trợ của các tổ chức Phi chính phủ và các nguồn vốn khác để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ du lịch.

- Sử dụng quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để “ mồi” vốn từ các nhà đầu tư và có cơ chế hưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với một số lĩnh vực và địa bàn du lịch trọng điểm.

3.2.4. Đối với các cấp

Vai trò tiếp theo để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch gắn với loại hình homestay là các cấp quản lý. Đây là “đòn bẩy” quan trọng trong quá trình hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và các đơn vị kinh doanh lữ hành nhằm hoàn chỉnh và hiện thực hóa các hoạt động và sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách.

Xét ở tầm vi mô, các cấp có thẩm quyền cần phối hợp khảo sát và đánh giá đúng năng lực của các hộ dân nhằm phân cấp và dán nhãn chất lượng cho các gia đình đăng ký kinh doanh loại hình du lịch homestay. Công tác này cần được tiến hành một cách thường xuyên. Để đảm bảo tính công bằng khi triển khai cần có một bộ tiêu chí phù hợp. Cho nên việc xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá và dán nhãn chất lượng cần được xúc tiến một cách nghiêm túc trên cơ sở tham khảo các mô hình thực hiện du lịch cộng đồng thông qua hình thức homestay trên thế giới và tại Việt Nam.

Tiếp đến, các cấp có thẩm quyền cần chú trọng đến việc hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các gia đình đủ năng lực triển khai loại hình homestay có nhu cầu vay vốn để hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách. Tuy nhiên cần đánh giá tính khả thi của việc hỗ trợ vốn vay một cách kỹ lưỡng.

Song song với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành khi đưa khách đến địa phương, chính quyền địa phương cần quản lý một cách cặn kẽ các hoạt động và sản phẩm du lịch được triển khai nhằm hạn chế các vấn đề tiêu cực và chất chứa các nguy cơ gây tổn thương về mặt kinh tế văn hóa xã hội tại địa phương.

Các cấp có thẩm quyền cần sớm ban hành quy chế quản lý khách du lịch trên địa bàn để quản lý khách du lịch một cách chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu về an ninh chính trị quốc phòng nhưng cũng không gây phiền hà cho khách bởi các thủ tục hành chính rườm rà. Có các chế tài xử lý nghiêm để ngăn ngừa đối với các hành vi sách nhiễu, xâm phạm tới quyền tự do cá nhân khi đi du lịch của khách để xây dựng hình ảnh du lịch Lai Châu là điểm đến an toàn thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.

Các cơ quan chuyên môn tư vấn cho chính quyền cơ sở để sớm hình thành được mô hình quản lý của bản du lịch cộng đồng như việc thành lập ban quản lỹ, quy chế hoạt động, quy định về thu phí và sử dụng nguồn thu v.v…

Các cơ quan chuyên môn, các tổ chức cần tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng phục vụ khách du lịch cho các hộ gia đình. Đối với loại dịch vụ này cơ sở vật chất không phải vấn đề quá lớn bởi du khách chọn dịch vụ homestay tức là chấp nhận điều kiện vật chất tối thiểu. Quan trọng nhất chính là chủ nhà. Làm thế nào để người chủ nhà nhận thức sâu sắc về dịch vụ mà mình đang cung cấp, lợi ích mà nó mang lại cho bản thân và giá trị đối với xã hội. Việc lựa chọn hộ gia đình làm dịch vụ homestay dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng cũng phải chọn lọc. Dịch vụ homestay có sự tác

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch với chất lượng dịch vụ lưu trú homestay tại thành phố Hội An. (Trang 62)