Tình hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 37)

Nhật Bản, đất nƣớc hoa anh đào có những quy định về đổ rác và phân loại rác rất gắt gao. Ở đây, mọi ngƣời phải đổ rác trong khoảng thời gian từ sáng sớm đến 8h30 sáng của ngày thu gom rác đã đƣợc quy định và phải bỏ đúng nơi quy định. Rác gia đình đƣợc phân thành 6 loại gồm: rác đốt đƣợc, rác không đốt đƣợc, rác tài nguyên, rác có hại, rác cồng kềnh, rác thu gom. Các loại rác nói trên đƣợc quy định và rứt theo các ngày khác nhau trong gia đình. Thƣờng là rác cháy đƣợc với lƣợng lớn nên thu gom 2 lần trong tuần. Ngƣợc lại với các loại rác ít sẽ đƣợc thu gom 2 tuần 1 lần, đƣợc quy định ngày cụ thể trong tuần. Việc phân loại và rứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định đƣợc coi là một quy tắc ứng xử của ngƣời Nhật Bản.

Mỗi dân tộc đều có các khuôn mẫu riêng của mình - có tích cực lẫn tiêu cực. Ngƣời ta thƣờng nghĩ tới bia, quần sooc da, bắp cải muối chua và đƣờng cao tốc khi nhắc tới Đức. Nhƣng ngay cả “ phân loại rác” cũng đƣợc coi là nét đặc trƣng của ngƣời Đức. Một ngƣời dân Đức không chỉ mang rác bỏ vào thùng mà họ còn phân loại chúng vào thùng nâu (rác hữu cơ), thùng màu vàng (nhựa phế thải), thùng màu xanh lá (cho thủy tinh màu), thùng màu xanh da trời (cho giấy thải) không phải là chuyện dễ dàng. Khi đƣợc hỏi tại sao nhiều ngƣời lại tốn nhiều công sức cho việc này nhƣ vậy ?. Hơn 65 % ngƣời Đức nêu ra việc phân loại rác trƣớc hết là bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ cuộc sống của họ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

Ở Mỹ, mỗi hộ gia đình đều có 3 thùng rác cho các loại rác khác nhau. Thùng màu xám chứa các rác thải bằng giấy, kim loại, ni lông, nhựa, thủy tinh và các loại có thể tái chế; thùng màu đen chứa các rác nhà bếp; thùng màu xanh chứa rác vƣờn. Để làm đƣợc điều này, ngƣời ta phải mất nhiều năm tuyên truyền, vận động ngƣời dân thực hiện phân loại tại nguồn. Tại Mỹ 70% lƣợng rác có thể tái chế, 15% rác hữu cơ dùng làm phân vi sinh, còn lại đƣợc chôn lấp hợp về sinh. Do vậy lƣợng rác tái chế khổng lồ đêm lại 90 tỷ USD và tạo việc làm cho 460.000 ngƣời ở quốc gia này. Nhƣ vậy việc phân loại rác góp phần đêm lại lợi ích cho xã hội và ngƣời dân giúp nghành công nghiệp tái chế của Mỹ ngày càng phát triễn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)