Tình hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 40)

Cách phân loại rác tại nguồn của thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc. Đồng chí Hứa Văn Hùng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa cho biết, mỗi ngày lƣợng rác thải phát sinh trên toàn thị trấn khoảng 9,4 tấn, trong đó rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm trên 55%, còn lại là rác khó phân hủy. Để thu gom và xử lý rác thải một cách hiệu quả, địa phƣơng đã hƣớng dẫn ngƣời dân tổ chức tận dụng rác thải hữu cơ dễ phân hủy làm phân bón cho cây trồng hoặc cải tạo đất ngay tại nhà hoặc cơ sở. Đối với rác thải khó phân hủy sẽ đƣợc thu gom và vận chuyển đi xử lý. Cùng với đó, địa phƣơng đã thành lập Tổ thu gom rác thải gồm 14 ngƣời, và bố trí mỗi khu phố 01 nhân viên thu gom rác.

Đối với chƣơng trình phân loại tại nguồn của phƣờng Nam Dƣơng, Đà Nẵng thực hiện ngày 8/8/2007 đến ngày 15/10/2007. Theo nhận xét của công nhân và cán bộ Công ty Môi trƣờng đô thị thì đa phần ngƣời dân không thực hiện phân loại nên chƣơng trình không thể thống kê chính xác lƣợng rác hữu cơ và vô cơ thu gom đƣợc. Theo ƣớc tính của Công ty Môi trƣờng Đô thị khối lƣợng rác hữu cơ đạt đƣợc 74,6% tổng lƣợng rác phát sinh, rác vô cơ đạt

25,4% tổng lƣợng rác phát sinh (tổng lƣợng rác phát sinh trên địa bàn phƣờng vào khoảng 9 tấn/ngày).

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do lƣợng chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều, UBND TX Long Khánh đã chọn phƣờng Xuân Bình làm nơi phân loại, thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Với số dân hơn 135 nghìn ngƣời, trung bình mỗi ngày TX Long Khánh phát sinh 83 tấn rác sinh hoạt. Quá trình thu gom từ các nguồn thải, rác chƣa đƣợc phân loại tại nguồn vẫn còn lẫn chất thải hữu cơ và vô cơ gây rất nhiều khó khăn và tốn kém cho công tác xử lý. Sau đợt tuyên truyền, 100% hộ dân, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, trƣờng học, siêu thị… trên địa bàn đã đăng ký thực hiện. Từ kết quả đó, hộ dân đã thực hiện phân loại rác tại nguồn theo cách thuận lợi và tiết kiệm chi phí nhất. Theo đó, các hộ dân sử dụng các thiết bị sẵn có, hoặc tự trang bị 2 thùng rác có dán nhãn để phân loại rác thành 2 loại vô cơ (vỏ chai nhựa, đồ dùng gia đình hƣ hỏng…) và hữu cơ (thức ăn thừa, xác động, thực vật, rau củ quả thối…). Khu phố bố trí 10 điểm thu gom cố định để ngƣời dân tập kết rác đã phân loại. Ngoài ra, hàng ngày từ 5 giờ 30 đến 8 giờ 30, Hợp tác xã môi trƣờng Trúc Anh đến tận nhà hộ dân để thu gom rác đƣa về trạm trung chuyển và tiếp tục phân loại trƣớc khi vận chuyển về Khu xử lý rác Quang Trung.

Đƣợc Ban quản lý chƣơng trình SEMLA Bình Định (thuộc Sở TN&MT) tài trợ kinh phí, Công ty TNHH Môi trƣờng đô thị (MTĐT) Quy Nhơn đã triển khai mô hình “Phân loại rác thải tại nguồn ở TP.Quy Nhơn” tại khu vực 3, phƣờng Thị Nại. Mô hình thực hiện trong thời gian 4 tháng, đến nay đã kết thúc và mang lại hiệu quả thiết thực. Phƣờng Thị Nại có 572 hộ dân với 2.155 nhân khẩu đƣợc chia làm 7 tổ dân phố. Khu vực này có 13 tuyến đƣờng với tổng chiều dài 3.500 m toàn bộ là đƣờng nhựa, mặt đƣờng rộng từ 3 - 12 m, thuận lợi cho việc thu gom rác thải. Đa số ngƣời dân sống tại đây đều có việc

làm, khoảng 60% số hộ là CBCNV, điều kiện kinh tế tƣơng đối ổn định, có nhận thức khá tốt trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trƣờng số hộ tham gia phân loại rác thải đạt 95%. Mô hình có tổng kinh phí thực hiện gần 256 triệu đồng, Ban quản lý chƣơng trình SEMLA Bình Định tài trợ hơn 237,5 triệu đồng và Công ty MTĐT Quy Nhơn đầu tƣ thêm gần 18,4 triệu đồng để thực hiện. Tổ công tác thực hiện mô hình gồm 7 ngƣời, trong đó bố trí 3 công nhân chuyên thu gom rác (đƣợc các hộ phân loại) vào thời điểm 22 giờ hàng ngày, có 1 xe tải với 2 ngăn riêng biệt để chuyên chở rác. Để phân loại rác thải, các hộ gia đình tại khu vực 3, phƣờng Thị Nại đƣợc cấp 2 thùng rác có dung tích 7 lít, một thùng có màu xanh và một thùng có màu kem để bỏ rác sau khi phân loại các hộ còn đƣợc cấp 2 túi nilon mỗi ngày để đựng rác. Hàng ngày các hộ phân loại rác thành 2 loại: rác hữu cơ và rác vô cơ. Rác thải đƣợc các hộ phân loại và bỏ rác đúng giờ quy định để công nhân thu gom. Mô hình “Phân loại rác thải tại nguồn” đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn, từ tháng 11/2008 đến tháng 2/2009 với điều kiện thời tiết không đƣợc thuận lợi vì mƣa gió, nhƣng đã đem lại hiệu quả rất cao. Ông Đặng Ngọc Quyền - Phó Giám đốc Công ty MTĐT Quy Nhơn cho biết: Khối lƣợng rác thải từ mô hình khoảng 4 m3/ngày, tổng lƣợng rác thu gom đƣợc 483 m3, trong đó rác hữu cơ thu đƣợc 282 m3

, chiếm tỷ lệ 58,42% rác vô cơ 201 m3, chiếm 41,58%. Ngƣời dân phân loại rác đúng thành phần đạt 72%, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định đạt 95%. Hiệu quả của mô hình “Phân loại rác thải tại nguồn” là tạo thuận lợi cho việc thu hồi, tái sử dụng chất thải hiệu quả hơn tạo nguồn nguyên liệu có chất lƣợng tốt cho việc sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt giảm diện tích chôn lấp tại bãi rác, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng [17].

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Rác thải sinh hoạt

Thành phần, tính chất và hiện trạng phát sinh chất thải rắn Hội An trong các năm từ 1/2011 đến 3 năm 2015.

2.1.2. Chƣơng trình thu gom rác tại nguồn

Chƣơng trình phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn thành phố Hội An bắt đầu mở rộng ra toàn thành phố từ ngày 01/5/2014 cho đến tháng 3/2015.

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)