Sau 02 tháng triển khai thực hiện chƣơng trình bƣớc đầu đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 57 - 62)

đạt đƣợc những kết sau:

a. Công tác thu gom

Chƣơng trình đƣợc đa số hộ dân tích cực hƣởng ứng đã bắt đầu tạo đƣợc thói quen mới về việc phân loại rác thải trong sinh hoạt hằng ngày. Sau thời gian đầu xáo trộn, đến nay Công ty CP CTCC đã thống nhất đƣợc lịch thu gom rác cho từng xã, phƣờng cụ thể nhƣ sau (ngày chẵn thu gom rác dễ phân hủy, ngày lẽ thu gom rác khó phân hủy):

Rác sẽ đƣợc đƣa vào nhà máy rác sau đó các công nhân tiến hành phân loại lại, rác dễ phân hủy sẽ đƣợc đƣa vào dây chuyền sản xuất phân compost, rác khó phân hủy sẽ đƣợc đƣa ra bãi chôn lấp lộ thiên.

b. Kết quả kiểm tra

Phần lớn, ngƣời dân biết ngày thu gom rác dễ phân hủy, khó phân hủy (hay quen gọi là ngày rác mềm, rác cứng), biết cách phân loại rác dễ phân hủy, khó phân hủy; hiệu quả phân loại của một số địa phƣơng là khá tốt: Cẩm Nam, Thanh Hà đạt 70 - 80 %;

Bảng 3.3. Đánh giá của Nhà máy xử lý rác thải

STT ĐỊA PHƢƠNG Rác ngày dễ phân hủy (tỷ lệ phân loại %)

Rác ngày khó phân hủy (tỷ lệ phân loại %) 1 Cẩm Châu 40 30 2 Thanh Hà 75 65 3 Cẩm Hà 50 70 4 Cửa Đại 40 40 5 Cẩm Nam 80 80 6 Cẩm An 60 50 7 Cẩm Thanh 60 60

8 Cẩm Kim không thu gom 70

9 Tân An 70 60

10 Sơn Phong 80 70

11 Minh An 50 55

12 Cẩm Phô 60 50

c. Đánh giá tình hình thực hiện

- Đánh công tác tuyên truyền của chƣơng trình

Qua công tác điều tra các hộ dân ở một số phƣờng đặc trƣng cho thấy đƣợc sự chênh lệch giữa các phƣờng. Trong đó 84% các hộ gia đình đƣợc tuyên truyền trƣớc khi thực hiện chƣơng trình ở phƣờng Cẩm Nam và phƣờng Sơn Phong bên cạnh đó Cẩm Châu (70%) và Cửa Đại (74%), còn lại là các hộ không đƣợc tuyên truyền hoặc vắng mặt trong các buổi tuyên truyền. Dù tỉ lệ không đƣợc tuyên truyền còn lớn tuy nhiên với tác động của cộng đồng “ngƣời khác làm thì mình cũng làm“ cũng góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân. Bên cạnh đó ý thức của một bộ phận nhỏ nhân dân trong công tác bảo vệ môi trƣờng, phân loại rác tại nguồn vẫn còn hạn chế, chƣa nhận thức sâu sắc đƣợc tầm quan trọng của công tác phân loại rác tại nguồn đối với đời sống, sức khỏe và môi trƣờng cảnh quan đô thị. Tình trạng bỏ rác vào thùng rác dành cho khách du lịch vẫn còn tiếp diễn.

Hình 3.7. Hình thức tuyên truyền của các địa phương

Hiện nay với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú nhƣ treo khẩu hiệu, panô tuyên truyền tại các trục đƣờng. Địa phƣơng đã maket các tấm pano và giao cho khối phố treo cố định tại các ngã 3, 4. Phát tờ rơi hƣớng dẫn cách thức phân loại rác đến từng hộ gia đình, từng hộ kinh doanh. Phát thanh tuyên truyền về nội dung, quy định và cách thức phân loại trên đài phát thanh

phƣờng. Thông qua các cộng tác viên thu gom lệ phí rác thải, lịch thu gom rác phân loại cũng đƣợc nhắc lại tại các hộ gia đình. Góp phần nâng cao ý thức của ngƣời dân về chƣơng trình phân loại rác tại nguồn.

Hình 3.8. Nhận thức của người dân về vai trò của chương trình phân loại tại nguồn

Qua công tác điều tra khảo sát thì hầu hết mọi ngƣời nhân thức đƣợc vai trò của chƣơng trình tới môi trƣờng. Tuy nhiên dựa vào đồ thị ta thấy đƣợc 16% ngƣời khảo sát thì ngƣời dân cho rằng theo ý kiến khác. Dù là con số nhỏ nhƣng đầy ý nghĩa và thực tế. Thật vậy, nếu ban đầu không có ý thức hay không thay đổi nhận thức về vấn đề nào đó thì giai đoạn sau khó mà thành công, đặc biệt là trong chƣơng trình này, về vấn đề rác thải. Mặc dù biết rằng rác thải là tài nguyên, rác tái chế hay có thể hay tái sử dụng nhƣng việc là duy nhất ngƣời dân có thể làm là bán ve chai hoặc cho công nhân thu gom. Đó là chƣa đủ. Qua khảo sát thì thực tế chƣa sát với thực địa. Ngƣời dân còn vứt rác bừa bãi, không phân loại theo nội dung chƣơng trình.

- Công tác thu gom

Hình 3.9. Mong muốn của các hộ gia đình

Hiện nay phƣơng tiện xe ô tô của Công ty CP CTCC đã hoạt động hết công suất, nhƣng do xe cũ nên thƣờng xuyên hƣ hỏng, thời gian sửa chữa, bảo trì kéo dài gây khó khăn trong việc bố trí xe đi thay, không đảm bảo duy trì thời gian lịch thu gom tốt nhất nhƣ đã thông báo. Không những thế công nhân theo xe làm công tác phân loại còn chƣa kiên quyết từ chối thu nhận rác phân loại không đạt yêu cầu (vì sợ mất thời gian đi thu gom hoặc không muốn tranh luận với ngƣời dân do ỷ lại đã có cán bộ địa phƣơng, tổ giám sát). Tín hiệu thu gom hai loại rác cho mỗi ngày không r ràng, ngƣời dân hay nhầm lẫn. Xe thu gom rác chạy còn nhanh nên các hộ gia đình trong hẻm đổ rác không kịp. Một số hộ dân mang rác ra trƣớc khi xe thu gom đến nhƣng lại để ở nơi góc khuất, do công tác thu gom vào buổi tối, hạn chế tầm nhìn nên rất dễ bị bỏ sót. Đa phần các hộ dân trong các hẻm, kiệt không có xe thu gom rác đẩy tay hằng ngày đều không thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn. Qua khảo sát ta thấy đƣợc hầu nhƣ các hộ dân nhận biết đƣợc những hạn chế trong công tác thu gom theo nội dung chƣơng trình. Và cũng thể hiện sự kiên

quyết của mình trong mong muốn nhƣ tuyên truyền thƣờng xuyên hơn nữa, nhanh chóng cập nhật lịch thu gom, hi vọng công nhân linh hoạt hơn trong công tác thu gom, xử phạt nghiêm khắc các hành vi không chấp hành. Dựa vào đồ thị ta thấy đƣợc tuyên truyền có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác phân loại rác của Cẩm Nam và Sơn Phong. Ngoài ra các tổ tự quản của các địa phƣơng khối phố cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác phân loại bên cạnh yếu tố khách quan nhƣ có chợ, khách du lịch ...

- Công tác kiểm tra, giám sát

Hoạt động của tổ kiểm tra, giám sát phân loại rác tại nguồn không thƣờng xuyên, còn nhiều hạn chế trong việc giải quyết, xử lý các tình huống trong quá trình làm việc, chƣa kiên quyết, triệt để trong việc xử lý vi phạm. Các cơ quan, nhà hàng, doanh nghiệp chƣa thể hiện vai trò tiên phong, gƣơng mẫu trong việc chấp hành chủ trƣơng của thành phố về thực hiện chƣơng trình phân loại rác tại nguồn. Thậm chí, trong lúc phần lớn ngƣời dân thực hiện tốt và không để rác ra ngoài đƣờng, vỉa hè khi xe thu gom chƣa đến thì một số các tổ chức, đơn vị nêu trên vẫn còn lơ là việc triển khai. Công tác chỉ đạo, giám sát không thƣờng xuyên, không sâu sát để giải quyết kịp thời những khó khăn, bất cập. Theo kế hoạch, từ ngày 01/1/2013 UBND thành phố đã chỉ đạo về việc kiên quyết xử lý các đối tƣợng cố tình không chấp hành thực hiện chƣơng trình phân loại rác tại nguồn của thành phố theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của chính phủ. Tuy nhiên cho tới nay chƣa có đơn vị, địa phƣơng nào báo cáo về trƣờng hợp vi phạm và xử phạt cụ thể đối với các đối tƣợng vi phạm, điều đó đã làm giảm tính nghiêm khắc đối với các đối tƣợng vi phạm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hệ thống thu gom xử lý và chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam. (Trang 57 - 62)