Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 chương trình nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi. (Trang 85)

Trên cơ sở hệ thống bài tập chúng tôi đã xây dựng ở chương 2, chúng tôi tiến

hành TN nhằm đánh giá giả thiết khoa học của đề tài đã thực hiện.

Để đạt được mục đích, TN sư phạm cần có những nhiệm vụ sau:

- Theo dõi diễn biến của tiến trình TN sư phạm với nội dung các bài tập đã

soạn thảo trong các giờ học được giáo viên giảng dạy cho những lớp được lựa

chọn (gọi tắt là lớp thực nghiệm (TN)).

- Sau khi tiến hành thực nghiệm sẽ so sánh kết quả các bài kiểm tra của nhóm

TN với nhóm ĐC để đánh giá chất lượng dạy học theo nội dung hệ thống và

phương pháp giải bài tập đã soạn thảo.

- Trên cơ sở kết quả thu được có thểsửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống

bài tập soạn thảo để nâng cao hơn nữa hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.1.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành TN sư phạm trên đối tượng là học sinh giỏi vật lý khối 11 trường THPT Chuyên Sơn La. Qua kì thi khảo sát chất lượng cuối năm học

trước, nhà trường đã lựa chọn được 40 học sinh tham gia ôn luyện thi học sinh

giỏi môn vật lý. Chúng tôi chia 40 học sinh thành hai lớp đối chứng (ĐC) và lớp

Bảng 3.1. Thông tin về các lớp học sinh tham gia trong quá trình thực

nghiệm sư phạm

Lớp Điểm trung bình môn học Điểm trung bình thi chọn

học sinh giỏi trường

LớpTN Lớp ĐC LớpTN Lớp ĐC Lớp TN Lớp

ĐC 7,43 7,45 6,64 6,56

Lớp học sinh được chọn làm lớp TN và lớp ĐC có điểm trung bình môn học

và điểm trung bình trong kỳ thi chọn học sinh giỏi vật lí cấp trường được thể

hiện trong bảng 3.1. Như vậy, chất lượng học tập môn vật lí của hai lớp gần như

tương đương nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực nghiệm.

Lớp ĐC có 20 HS, dạy theo tiến trình cũ, truyền thống không có soạn thảo hệ

thống bài tập.

Lớp TN có 20 HS, dạy theo nội dung hệ thống và phương pháp giải bài tập đã soạn thảo.

3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Việc giảng dạy lớp ĐC và lớp TN được tiến hành song song trong cùng một

khoảng thời gian và cùng nội dung kiến thức để đảm bảo tính khách quan.

-Ở lớp ĐC, do cô giáo Nguyễn Thị Bình dạy bồi dưỡng cho các em kiến thức

phần “Chất khí” theo nội dung mà các GV của trường vẫn thường sử dụng. Chúng tôi dự giờ ghi chép diễn biến tiến trình hoạt động của GV và HS trong các tiết học.

- Ở lớp thực nghiệm, tôi trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng HS theo hệ thống và

phương pháp giải bài tập đã xây dựng như chương 2 của luận văn. Chúng tôi rút

kinh nghiệm sau mỗi tiết học để chỉ ra những điều chưa phù hợp để bổ sung, sửa đổi kịp thời hệ thống bài tập đã soạn thảo.

- Cuối đợt TN, chúng tôi cho học sinh ở lớp TN và lớp ĐC làm bài kiểm tra

cùng một đề trong 90 phút. Giáo viên phụ trách hai lớp cùng cộng tác tiến hành, chấm điểm, phân tích, so sánh và đánh giá kết quả các bài kiểm tra của học sinh.

3.2. Thời điểm thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm bồi dưỡng kiến thức cho các lớp

học sinh giỏi vào từ ngày 7/9/2013 đến 22/9/2013. Đây là thời điểm nhà trường

tổ chức ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi

cấp trường vào 5/10/2013 và cấp tỉnh vào 15/10/2013.

3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Xây dựng tiêu chí để đánh giá

3.1.1.1. Đánh giá định tính (qua diễn biến của quá trình thực nghiệm)

Tiêu chí để đánh giá về mặt định tính các kết qủa TN sư phạm của đề tài dựa

vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào mức độ học sinh hăng hái tham gia thảo luận, tranh luận các vấn

đề.

- Căn cứ vào số bài tập học sinh giải đúng và thời gian để HS hoàn thành mỗi

bài tập.

- Căn cứ vào khả năng phân tích hiện tượng vật lí và kỹ năng đề xuất phương

án giải bài tập nâng cao của học sinh thông qua số học sinh đưa ra được phương

án giải bài tập và diễn đạt rõ ràng.

- Căn cứ vào khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức về các định luật chất khí

giải các bài tập đã soạn thảo.

3.1.1.2. Đánh giá định lượng (qua kết quả của quá trình thực nghiệm) - Phân tích các tham số đặc trưng của quá trình thực nghiệm: giá trị trung bình

điểm số X, phương sai S2

, độ lệch chuẩn S, hệ số biến thiên (V), độ đáng tin

cậy…

- So sánh kết quả từ đồ thị phân bố tần suất.

- Kiểm định giả thuyết thống kê.

3.3.2. Phân tích các kết quả về mặt định tính

* Tại lớp ĐC:

Nhìn chung, HS ở lớp ĐC không chủ động tham gia vào quá trình bồi dưỡng,

chỉ ngồi ghi chép, ít phát biểu xây dựng bài. HS không tự tin khi đề suất phương

án giải bài tập.

* TạilớpTN:

Nhìn chung, các mục tiêu đặt ra trong quá trình học dạy và học đều đã thực

hiện được, cụ thể:

- HS chủ động hơn trong quá trình học tập, hăng hái tham gia thảo luận, tranh

luận các vấn đề.

- Số bài tập học sinh giải đúng nhiều và thời gian để HS hoàn thành mỗi bài tập ít hơn so với lớp ĐC.

- HS có khả năng phân tích hiện tượng vật lí trong bài tập được nâng cao hơn

và có thể mở rộng vận dụng cho một số vấn đề thực tiễn.

- Kỹ năng đề xuất phương án giải bài tập của HS dần được hoàn thiện và linh

hoạt hơn khi vận dụng các định luật.

3.3.3. Phân tích các kết quả về mặt định lượng

Để đánh giá định lượng hiệu quả bồi dưỡng kiến thức cho học sinh theo hệ

thống bài tập đã soạn thảo chúng tôi căn cứ vào kết quả cụ thể của bài kiểm tra

được thực hiện đồng bộ trên các lớp TN và ĐC. Nội dung bài kiểm tra bao gồm

các bài tập nâng cao thuộc chương “Chất khí”(xem phần phụ lục).

Bài kiểm tra viết được tiến hành đồng thời trên hai đối tượng học sinh– ĐC và

TN. Bài kiểm tra dưới hình thức tự luận, thời gian làm bài 90 phút.

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả kiểm tra:

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của học sinh, việc đánh giá được tiến hành

bằng cách sử dụng phương pháp thống kê toán học, phân tích và xử lí kết quả

thu được thông qua các đại lượng thống kê sau: a. Trung bình cộng

Tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu:

i iX f N X = 1 S

b. Phương sai (S2

), độ lệch chuẩn

Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

2 2 ) ( 1 1 X X f N S S i i- - = 2 S = S

Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán. c. Hệ số biến thiên (V)

Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người

ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nghĩa là lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn.

S

V = ×100% X

* Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.

* Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.

d.Độ đáng tin cậy:

Sai khác giữa 2 giá trị phản ánh kết quả của lớp TN và lớp ĐC.

t S X X t= 1- 2 với 2 2 2 1 2 1 N S N S St = + (X1 ; S1 : Đối chứng; X2; S2 : Thực nghiệm )

e. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích:

- Tần số: cho biết số học sinh đạt điểm Xi

- Tần suất: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi

- Tần suất lũy tích: cho biết tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống

g. Đồ thị đường lũy tích: biểu diễn tỉ lệ % học sinh đạt điểm Xi trở xuống. Nếu

đồ thị đường lũy tích của nhóm nào ở vị trí cao hơn chứng tỏ chất lượng của lớp

* KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Bảng 3.2- PHÂN PHỐI TẦN SỐ, TẦN SUẤT VÀ TẦN SUÂT LŨY TÍCH

(lớp thực nghiệm và lớp đối chứng) Số học sinh đạt điểm (tần số) % học sinh đạt điểm (tần suất) % học sinh đạt điểm Điểm Xi Xi Xi trở xuống (tần suất lũy tích) Đ C TN Đ C TN ĐC TN 0 0 0 0,0 0,0 0,0 0,00 1 0 0 0,0 0,0 0,0 0,00 2 0 0 0,0 0,0 0,0 0,00 3 2 1 10,0 5,0 10,0 5,0 4 1 2 5,0 10,0 15,0 15,0 5 3 2 15,0 10,0 30,0 25,0 6 2 1 10,0 5,0 40,0 30,0 7 3 2 15,0 10,0 55,0 40,0 8 5 4 25,0 20,0 80,0 60,0 9 3 5 15,0 25,0 95,0 85,0 10 1 3 5,0 15,0 100,00 100,00 ∑ 20 20 100,0 100,0

- Giá trị điểm trung bình của lớp ĐC:

A

X = 6.75 - Giá trị điểm trung bình của lớp TN :

B

X = 7,40

Bảng 3.1 cho thấy:

+ Số học sinh đạt điểm yếu kém (0-4):

- Lớp ĐC là 3 HS chiếm 15,0%

- Lớp TN là 3 HS chiếm 15,0%

- Lớp ĐC là 8 HS chiếm 40,0% - Lớp TN là 5 HS chiếm 25,0% + Số học sinh đạt điểm giỏi (8-10):

- Lớp ĐC là 9 HS chiếm 45,0%

- Lớp TN là 12 HS chiếm 60,0%

Như vậy, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém và trung bình ở lớp TN ít hơn lớp

ĐC, tỉ lệ học sinh đạt điểm tốt ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Bên cạnh đó, giá trị

điểm trung bình của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC chứng tỏ kết quả điểm bài

kiểm tra của lớp TN tốt hơn so với lớp ĐC.

Từ số liệu về tỉ lệ học sinh đạt điểm Xi trở xuống (tần suất lũy tích)

trong bảng 3.1, ta biểu diễn trên đồ thị:

Hình 3.1 – Đồ thị đường tần suất lũy tích của các lớp TN và ĐC

(biểu diễn tần suất lũy tích: số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống)

Đồ thị cho thấy, đường lũy tích ứng với lớp ĐC luôn ở cao hơn lớp TN chứng

tỏ ở mỗi mức điểm Xi bất kì lớp ĐC có số học sinh đạt dưới điểm Xi nhiều hơn

so với ở lớp TN, nói cách khác đồ thị này cho thấy chất lượng chung của nhóm TN là cao hơn.

Như vậy các kết quả trong bảng 3.1 đã minh chứng cho sự thành công

bước đầu của công tác thực nghiệm sư phạm. Kết quả này cũng cần được ghi nhận như một sự thành công bước đầu của đề tài. Nói cách khác, đề tài đã đạt được mục đích đặt ra trong luận văn này.

Dưới đây là bảng tổng hợp và biểu đồ phân loại HS sau khi tiến hành thực

nghiệm sư phạm:

Bảng 3.3. Bảng tổng hợpphân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra

Lớp Tổng số học sinh % học sinh đạt điểm yếu kém % học sinh đạt điểm Trung bình % học sinh đạt điểm Tốt ĐC 20 15,0 40,0 45,0 TN 20 15,0 25,0 60,0 Từ bảng 3.3 ta có biểu đồ:

Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra học sinh Từ số liệu thu được ở bảng 3.2 cho thấy:

-Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu kém của lớp TN bằnglớp ĐC.

-Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình của lớp TN thấp hơn 15,0% so với lớp ĐC.

-Tỉ lệ học sinh đạt điểm tốt (khá giỏi) của lớp TN cao hơnlớp ĐC là 15,0%.

Các kết quả trên đây đã cho thấy:

- Đối với một số học sinh ở tốp dưới - khả năng tiếp thu còn hạn chế, thiếu chủ động trong quá trình học tập thì hệ thống và phương pháp giải bài tập đã xây dựng không thể hiện ưu điểm so với phương pháp dạy học truyền thống.

- Hệ thống và phương pháp giải bài tập đã xây dựng thể hiện tính khả thi cao

trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả thực nghiệm

cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng lên rõ ràng ở lớp TN so với lớp

ĐC.

Các tham số đặc trưng đã khẳng định sự thành công và những ưu điểm của hệ

thống bài tập đã soạn thảo. Bảng 3.4 - BẢNG TỔNG HỢP CÁC THAM SỐ ĐẶC TRƯNG Lớp ∑ HS X S2 S V(%) ĐC 20 6.75 4.19 2.049 30.35 TN 20 7.40 4.78 2.186 29.54 Độ đáng tin cậy: t =97% Bảng 3.4 cho thấy:

- Điểm trung bình các bài kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Giá trị của phương sai S2và giá trị độ lệch chuẩn S cúa lớp thực TN và lớp ĐC đều không

quá lớn, chứng tỏ sự phân tán số liệu thu được chấp nhậ được.

- Hệ số biến thiên V của các lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, nghĩa là chất lượng của

các lớp TN đồng đều hơn so với các lớp ĐC.

- Độ đáng tín cậy đạt 97% cho thấy giá trị điểm trung bình của lớp TN cao hơn

lớp ĐC được khẳng định. Vậydựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho

thấy chất lượng học tập của HS các lớp TN cao hơn HS các lớp ĐC. 3.4. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý các số liệu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. HS ở lớp TN nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng phân tích dữ liệu đã cho từ đó vận dụng kiến thức giải bài tập tốt hơn. Kết quả kiểm tra cho thấy ở

lớp TN điểm trung bình cao hơn ở lớp ĐC.

2. Không khí học tập ở lớp TN sôi nổi hơn và độ bền kiến thức cao hơn lớp ĐC. 3. Đồ thị đường các lũy tích về tỉ lệ học sinh đạt dưới điếm Xi của lớp TN luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích tương ứng của lớp ĐC,

chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Mặt khác, Hệ số biến thiên V của các lớp TN bao giờ cũng nhỏ hơn các lớp ĐC, chứng tỏ mức độ phân tán

quanh giá trị trung bình cộng của các lớp TN cũng nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng

của các lớp TN đồng đều hơn, ổn định hơn so với các lớp ĐC.

Như vậy có thể kết luận chắc chắn rằng việc sử dụng hệ thống và phương pháp

giải bài tập đã xây dựng trong quá trình bồi dưỡng HSG mang lại hiệu quả cao;

Tuy nhiên, do hệ thống bài tập mới chỉ bó gọn trong phần bài tập chương

“Chất khí” và thời gian thực hiện đề tài còn ngắn, nên kết quả thu được mới chỉ

là ban đầu và trong một phạm vi hẹp. Để làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh

giỏi vật lí, cần phải xây dựng hoàn thiện tiếp hệ thống cho các phần còn lại.

Kết luận chương 3

- Nhìn chung hệ thống bài tập và định hướng phương pháp giải các bài tập chương “Chất khí” đã xây dựng là rất khả thi. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh

giỏi theo nội dung này góp phần kích thích hứng thú học tập, nâng cao nhận

thức của các em về những kiến thức khó trong phần chất khí lớp 10 nâng cao

THPT.

- Các phân tích thực nghiệm sư phạm đã khẳng định rằng, hệ thống bài tập và

định hướng phương pháp giải do chúng tôi xây dựng đã góp phần nâng cao đáng

kể chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi chương “Chất khí”. Học sinh không

những nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn được tìm hiểu sâu hơn các kiến thức

- Thông qua thực nghiệm sư phạm có thể cho rằng : Nếu xây dựng được một

hệ thống bài tập phù hợp về kiến thức, thời gian dạy và học cùng với phương

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 chương trình nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi. (Trang 85)