Xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn dạy học theo dự án

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học dự án ở trường trung học cơ sở. (Trang 30 - 35)

9. Cấu trúc khóa luận

1.4. Xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn dạy học theo dự án

Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 6 giai đoạn.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 29

Hình 10: Các bước xây dựng chủ đề tích hợp xuyên môn dạy học theo dự án

Bước 1: Xác định đề tài, chia nhóm

- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể ứng dụng vào thực tế.

- Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Chú ý vào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm.

- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định tên đề tài. Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn đời sống xã hội. Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để người học lựa chọn.

Bước 2: Xác định mục tiêu và xây dựng đề cƣơng của dự án

- Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu…..

- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy cần đạt được.

Xác định chủ đề và chia nhóm Xác định mục tiêu và xây dựng đề cƣơng của dự án Thu thập thông tin Thực hiện dự án Trình bày sản phẩm dự án Đánh giá dự án và rút kinh nghiệm

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 30

- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nó mang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả và đánh giá dự án.

Bước 3: Thu thập thông tin:

- Học cách nhìn đúng chỗ với cái nhìn nhiều chiều (phỏng vấn nhân chứng; quan sát; mạng Internet, thư viện, bảo tàng,…; Sách, tạp chí, phim ảnh,…; trao đổi thư tín – các mối liên hệ với quốc tế,…).

Bước 4: Thực hiện dự án

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên. - Trả lời các câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề.

- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.

- Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn.

Bước 5: Trình bày sản phẩm dự án

- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên Power Point, hoặc thiết kế thành trang Web…

- Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinh hoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm học sinh, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội.

- Tất cả học viên cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân).

- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giới thiệu trước lớp, trong trường hay ngoài xã hội.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 31

Bước 6:Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm

- GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài.

Việc đánh giá sẽ gồm các mặt sau:

+ Nội dung (tiêu chí) – giá trị của sản phẩm là ở chỗ nào? + Rút ra được bài học gì? (kiến thức, kĩ năng, thái độ,…) + Làm việc tập thể như thế náo?

+ Sự thoải mái và tích cực tham gia ở mức độ nào? + Điều gì cần tiếp tục phát huy ở những lần sau?

+ Điều gì cần thay đổi? Những điểm nào cần được cải thiện?

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.

Tóm lại, hồ sơ DHDA bao gồm: tình huống xuất hiện dự án – các ý tưởng dự án bộ câu hỏi định hướng, kế hoạch thực hiện, kế hoạch tổ chức nhóm, các công cụ đánh giá, các công cụ trợ giúp – nguồn tư liệu tham khảo, sản phẩm của học sinh ...Trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là bộ câu hỏi định hướng, nó đảm bảo quá trình DHDA được dẫn dắt đúng hướng và làm cho quá trình học theo dự án khác hẳn với các hoạt động ngoại khóa đơn thuần.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 32

Kết luận chƣơng 1

Như vậy, chương này làm rõ các phạm trù tính tích hợp, dạy học theo dự án, đồng thời xây dựng cơ sở lý luận cho mô hình dạy học dự án theo chủ đề tích hợp xuyên môn và trình bày những luận điểm cho thấy tính ưu việt của DHDA trong việc thực hiện mục đích dạy học và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho học sinh.

DHDA đa dạng về chủ đề, quy mô, mức độ, cho phép áp dụng rộng rãi ở mọi cấp học khác nhau. Đặc điểm nổi bật ở DHDA là tính mở, tính thực tiễn và thách thức của vấn đề, mà ở đó HS phải tích cực, tự lực giải quyết vấn đề.

Tiến trình dự án có thể được chia thành 6 giai đoạn: xác định đề tài, chia nhóm;xác định mục tiêu và xây dựng đề cương của dự án; thu thập kết quả; thực hiện dự án; trình bày sản phẩm và đánh giá dự án. Hồ sơ DHDA bao gồm: bộ câu hỏi định hướng, kế hoạch thực hiện, tình huống xuất hiện dự án – các ý tưởng dự án, kế hoạch tổ chức nhóm, các công cụ đánh giá, các công cụ trợ giúp – nguồn tư liệu tham khảo, sản phẩm của học sinh...Trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là bộ câu hỏi định hướng, nó đảm bảo quá trình DHDA được dẫn dắt đúng hướng và làm cho quá trình học theo dự án khác hẳn với các hoạt động ngoại khóa đơn thuần. Chuẩn bị tốt hồ sơ DHDA, người dạy sẽ có thể tổ chức thành công hoạt động dạy học theo dự án.

SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 33

CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP XUYÊN MÔN VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN Ở

TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp xuyên môn theo phương pháp dạy học dự án ở trường trung học cơ sở. (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)