9. Cấu trúc khóa luận
2.2.4 Thực hiện dự án
Trong quá trình thực hiện dự án và các tiểu dự án, giáo viên cần theo dõi các em học sinh, giải thích cặn kẽ khi các em thực hiện, ví dụ như:
Dự án Giáo viên giải thích
Chứng minh cảm giác nóng lạnh mà tay ta cảm nhận đƣợc không phản ánh đ ng nhiệt độ vật.
Khi nhúng bàn tay trái vào nước nóng ở bình c, da bàn tay trái nhận nhiệt nóng lên, đồng thời dây thần kinh nhận biết cảm giác nóng. Ngược lại, bàn tay phải tỏa nhiệt sang nước trong bình a, tạo cho ta cảm giác lạnh.
Khi đồng thời rút hai bàn tay khỏi bình c và bình a, rồi nhúng vào bình b, dây thần kinh xúc giác sẽ so sánh cảm giác trên mỗi bàn tay trước và sau khi nhúng vào nước ở trong bình b. Chính vì vậy, mặc dù nhúng cả hai bàn tay vào nước ở cùng một nhiệt độ, nhưng do bàn tay phải thu nhiệt, còn bàn tay trái tỏa nhiệt và trạng thái trước đó của dây thần kinh trên mỗi bàn tay là khác nhau nên ta có cảm giác khác nhau.
Đo nhiệt độ
Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có một chỗ thắt, có
Tên nhiệt kế (NK)
GHĐ ĐCNN Dự đoán công dụng NK Thủy ngân 0-100˚C 1˚ Đo nhiệt độ
trong các thí nghiệm
NK Rƣợu -30- 50˚C 1˚ Đo nhiệt độ khí quyển
NK Y tế 35-42˚C 0,1˚ Đo nhiệt độ cơ thể
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 88
tác dụng ngăn không cho thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể.
Da là cơ quan đóng vai trò
quan trọng nhất trong sự điều hoà thân
nhiệt.
Khi trời nóng và khi lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn giúp toả nhiệt nhanh, tăng tiết mồ hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể. Ngày oi bức, mồ hôi khó bay hơi, sự toả nhiệt khó khăn làm cho người bức bối khó chịu.)
Khi trời rét mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây (phản xạ run) để tăng sinh nhiệt.
Hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động
điều hoà thân nhiệt
Chế độ ăn phải phù hợp theo từng mùa. Mùa hè: uống nhiều nước, ăn đồ mát, giải nhiệt. Mùa đông: ăn thức ăn ấm, uống nước ấm,
Mùa hè: Đội mũ nón khi ra đường. Lao động mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá. Mùa đông: Giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể. Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
Đối lƣu
Làm đèn kéo quân cần lưu ý cho học sinh:
- Để tránh làm cháy cánh chong chóng, phải đặt nến cách xa các cánh chong chóng ít nhất 15cm. Muốn quan sát được dòng đối lưu, ta có thể đốt một mẩu giấy được quấn chặt, đặt dưới cánh chong chóng để tạo khói.
- Cần chia cánh chong chóng thật đều nhau.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 89
- Khi đốt các cây nến, không khí bên dưới nóng lên, nhẹ đi và chuyển động lên trên. Luồng khí này đập vào cánh chong chóng, làm cho cánh chong chóng quay.
Tại sao trong chân không và chất rắn không có xảy ra đối lưu ? Trong chân không không có sự dối lưu vì không có vật chất nào bị đun nóng. Trong vật rắn không có đối lưu vì phân tử các chất rắn hầu hết gắn khá chặt với nhau nên khó tạo dòng đối lưu.
Bức xạ nhiệt
Đá bên phía không có tấm chắn sẽ tan nhanh hơn. Như vậy có nghĩa sự truyền nhiệt đến bên đá tay phải nhiều hơn, không khí xung quanh đá bên tay phải nóng hơn bên tay trái. Tấm gỗ đã ngăn chặn không cho nhiệt truyền từ đèn cồn sang, như vậy chứng tỏ nhiệt truyền từ đèn sang đá theođường thẳng. Đây không phải do dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt rất kém, cũng không phải do đối lưu (vì nhiệt truyền theo đường thẳng). Sự truyền nhiệt ở đây là nhờ các tia nhiệt, hiện tượng này gọi là bức xạ nhiệt
Phiếu học tập số 1
1. Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen ?
Áo màu trắng có thể phản xạ được các tia sáng nên hấp thụ ít bức xạ nhiệt của mặt trời hơn áo màu đen. Mặc áo màu trắng do đó mát hơn
2. Tại sao về mùa đông ta mặc nhiều áo mỏng ấm hơn 1 áo dày?
Mặc nhiều áo mỏng sẽ giảm sự mất nhiệt từ bên trong và giảm tiếp xúc nhiệt độ lạnh từ bên ngoài vì giữa các lớp áo là không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 90
3. Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp phũ tráng bạc ?
Các bể chứa xăng thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc để phản xạ lại không cho các tia nhiệt từ mặt trời truyền vào bể, để tránh làm tăng nhiệt độ của xăng trong bể, giúp tránh xảy ra cháy, nổ bể xăng gây hỏa hoạn.
4. Điền từ thích hợp vào ô trống Chất Rắn Lỏng Khí Chân không Hình thức truyền nhiệt chủ yếu - Dẫn nhiệt - Bức xạ nhiệt - Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Dẫn nhiệt - Đối lưu - Bức xạ nhiệt - Bức xạ Chứng minh các vật nóng lên hay lạnh đi là do sự truyền nhiệt lƣợng.
Lúc ban đầu tờ giấy cháy vì có nguồn nhiệt từ lửa truyền sang giấy, kết hợp với Oxi trong không khí nên tạo ra sự cháy.
Sau khi quấn tờ giấy vào thanh kim loại thì khi đốt tờ giấy, một phần lớn nhiệt trong lửa truyền qua giấy lại tiếp tục truyền qua thanh kim loại. Vì vậy ta chỉ thấy tờ giấy đen đi là do khói ám vào chứ không cháy. Để một thời gian đủ lâu, thanh kim loại cũng nóng lên, tờ giấy không truyền nhiệt qua thanh nữa sẽ bốc cháy.
Giải thích tại sao có thể chụp ảnh ban đêm nhờ vào tia hồng ngoại? Vì các vật đều phát ra tia hồng ngoại.
Dây tóc bóng đèn điện chiếu đường thường có nhiệt độ 2200˚C. Tại sao ngồi trong buồng chiếu sáng bằng đèn dây tóc,
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 91
Tia hồng ngoại Tia tử ngoại
ta hoàn toàn không bị nguy hiểm vì tác dụng của tia tử ngoại ? Dây tóc bóng đèn điện đường thường nóng sáng có nhiệt độ 2200 là nguồn phát ra tia tử ngoại, nhưng bóng đèn làm bằng thủy tinh là chất hấp thụ tốt tia tử ngoại, vì thế mà ta hoàn toàn không bị nguy hiểm.
So sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ?
TIA HỒNG NGOẠI TIATỬ NGOẠI Định nghĩa Là những sóng điện từ không nhìn thấy được có: m m 1000 76 , 0 Là những sóng điện từ không nhìn thấy được có: m m 0,38 001 , 0
Nguồn phát Mọi vật (dù ở nhiệt độ thấp hay cao). Những vật được nung nóng đến nhiệt độ cao (t 0C 2000 ) thì bắt đầu phát ra tia tử ngoại. Tính chất Tác dụng nhiệt Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại. Có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. Tác dụng lên kính ảnh, làm ion hóa không khí. Kích thích sự phát quang của các chất, gây ra một số phản ứng quang hóa.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 92
Công dụng Sấy khô, sưởi ấm Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa.
Chụp ảnh bề mặt của Trái Đất. Nhiều ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực quân sự,… Khử trùng thực phẩm, dụng cụ y tế. Chữa bệnh (bệnh còi xương,…) Tìm vết nứt, xước trên bề mặt kim loại
Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thể tích của mẩu kim loại tăng lên khi mẫu kim loại nóng lên.
Thể tích mẩu kim loại giảm khi mẩu kim loại lạnh đi. Tại sao người ta lại đốt nóng vành sắt trước khi lắp nó vào bánh xe gỗ ?Muốn cho vành sắt bó chặt lấy bánh xe, người ta thường làm vành sắt có đường kính nhỏ hơn đường kính bánh xe. Để lắp được vành sắt và bánh xe thì cần phải đốt nóng vành sắt để nó nở ra mới lắp vào bánh xe được.
Vì sao tôn lợp mái nhà lại có hình gợn sóng? Để khi trời nóng các tấm tôn có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làm rách mái tôn.
Vì sao ở giữa các thanh chắn làm đường ray xe lửa lại đẻ cách nhau một khoảng nhất định ? Để khi trời nóng đường ray có thể dãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản, nên tránh được hiện tượng gây ra lực lớn, có thể làmcong đường ray.
Thể tích nước trong bình tăng khi nóng lên,giảm khi lạnh đi.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 93
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy ? Để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở, bị nắp chai cản trở, nên gây áp lực lớn đẩy bật nắp ra.
Nếu trong thí nghiệm sự dãn nở của chất lỏng, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng của 2 ống có tăng lên như nhau không ? Tại sao? Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
Sự nở vì nhiệt của chất khí
Trong quá trình làm thí nghiệm về sự dãn nở của chất khí, giáo viên cần hướng dẫn học sinh áp tay nhưng vẫn không làm dịch chuyển bình để tránh tình trạng dịch chuyển đồng xu. Hoặc có thể không áp tay vào bình mà giữ cố định bình có đồng xu trên miệng, bình được đặt trong chậu nước. Dùng tay giữ bình, từ từ rót nước ấm vào chậu. Quan sát ta cũng sẽ thấy đồng xu bật lên. Lưu ý nên bôi một lớp dầu mỏng quanh miệng bình và đồng xu để dễ thấy hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất khí hơn.
Sơ đồ tư duy học sinh có thể sáng tạo tùy ý, tuy nhiên cũng phải có đầy đủ các ý sau: định nghĩa, đặc điểm, ứng dụng…và phải ngắn gọn xúc tích, vẽ hình sinh động.
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 94
Sau khi xây dựng xong hệ thống kiến thức thông qua các tiểu dự án để học sinh tiếp thu, giáo viên cần triển khai kế hoạch làm dự án lớn
Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu
Mục tiêu:Giải thích được thuật ngữ "Hiệu ứng nhà kính", mô tả được quá trình gây nên hiệu ứng nhà kính và nguyên nhân gây ra BĐKH.
Nêu được các khí nhà kính chính và nguồn gốc phát thải khí nhà kính từ hoạt động của con người.
Giáo viên yêu cầu : Làm bài thuyết trình về hiện tượng biến đổi khí hậu (khái niệm, nguyên nhân, quá trình hình thành, biểu hiện, cách khắc phục ). Có thể sử dụng được nhiều loại hình thức báo cáo : pano, áp phích, powerpoint…
Gợi ý : Những mục tiêu cần đạt được :
- Tại sao biến đổi khí hậu (sự ấm lên toàn cầu) diễn ra?
- Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ khí nhà kính (CO2) trong bầu khí quyển.
- Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất và mây, và phát lượng nhiệt đã giữ đó trở lại vào bầu khí quyển.
+ Bức xạ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt của Trái Đất. + Một phần năng lượng bức xạ Mặt Trời phản xạ lại không gian.
+ Phần năng lượng còn lại làm bề mặt Trái Đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển
+ Một phần nhiệt bị các khí nhà kính trong khí quyển giữ lại làm Trái Đất ấm hơn.
- Giải thích tại sao hiệu ứng nhà kính và các khí nhà kính lại quan trọng đối với sự sống của con người?
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 95
+ Những khí này giống như một chiếc chăn giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh lẽo.
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu lên Trái Đất ?
- Tác hại của việc biến đổi khí hậu ? - Cách khắc phục ?
Lập và thực hiện kế hoạch học tập theo chủ đề. Dự kiến kế hoạch thực hiện chủ đề “ Nhiệt độ- Sự nóng lên của Trái Đất ” trong 1 tuần.
Nội dung công việc Phương pháp thực hiện
Sản phẩm
Nhóm 1
- Khái niệm sự nóng lên trái đất, hiệu ứng nhà kính - Các bằng chứng chứng tỏ trái đất đang nóng lên. - Tác động tiêu cực và tích cực của hiện tượng đến con người.
Tìm kiếm mạng xã hội, Tivi, sách báo. - Khái niệm sự nóng lên trái đất, hiệu ứng nhà kính - Các bằng chứng chứng tỏ trái đất đang nóng lên. - Tác động tiêu cực và tích cực của hiện tượng đến con người.
- Bản kiểm mục tranh luận
- Tiêu chí đánh giá nhóm
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 96 Nhóm 2 - Tác động tiêu cực và tích cực của hiện tượng đến sinh vật, thực vật. - So sánh mức độ ảnh hưởng tại các địa điểm trên thể giới, địa phương.
- Biện pháp giải quyết sự nóng lên của Trái Đất. Tìm kiếm mạng xã hội, Tivi, sách báo. - Tác động tiêu cực và tích cực của hiện tượng đến sinh vật, thực vật. - Bảng so sánh mức độ ảnh hưởng tại các địa điểm trên thể giới, địa phương. - Biện pháp giải quyết sự nóng lên của Trái Đất. - Bản kiểm mục tranh luận - Tiêu chí đánh giá nhóm Nhóm 3 - Những cách giải quyết vấn đề trên thế giới hiện nay.
- Những biện pháp khả thi có thể áp dụng tại địa phương em. Biện luận.
- Chế tạo 1 số đồ dùng đơn giản, dễ làm giúp ích cho đời sống liên quan đến chủ đề. - Tìm kiếm mạng xã hội, Tivi, sách báo. - Nghiên cứu cách hoạt động các máy móc, dụng cụ đơn giản. - Các biện pháp giải quyết sự biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay.
- Biện pháp khả thi có thể áp dụng tại địa phương em. - Đồ dùng mẫu. - Bản kiểm mục tranh luận
SVTH: Nguyễn Thị Huyền Trang 97
- Tiêu chí đánh giá nhóm
Nhóm 4
Khảo sát tình hình ô nhiễm môi trường không khí, biểu hiện sự thay đổi khí hậu tại địa phương em trong những năm gần đây. - Vẽ poster tuyên truyền.
- Khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, xử lí số liệu. - Chụp ảnh, quay phim, tìm kiếm mạng xã hội, Tivi, sách báo. - Bảng điều tra tình hình tại địa phương. - Poster - Bản kiểm mục tranh luận - Tiêu chí đánh giá nhóm
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Trả lời các câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn.
2.2.5.Trình bày sản phẩm dự án