Để hướng dẫn giải bài tập cho học sinh hiệu quả, thì trước hết giáo viên phải giải được bài tập đó, và phải xuất phát từ mục đích sư phạm để xác định kiểu hướng dẫn cho phù hợp. Giáo viên cần xác định trước mục đích sử dụng
bài tập, phát hiện những khó khăn mà học sinh có thể gặp khi giải bài tập và soạn sẵn câu hỏi hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn. Giáo viên có thể lựa chọn hoặc kết hợp những kiểu hướng dẫn sau:
1.2.4.1. Hướng dẫn theo mẫu ( Angorit )
Hướng dẫn theo mẫu ( Angorit ) là sự hướng dẫn chỉ rõ cho học sinh những hành động cụ thể cần thực hiện và trình tự thực hiện các hành động đó để đạt được kết quả mong muốn.
Hướng dẫn theo mẫu ( Angorit ) thường dạy cho học sinh phương pháp giải một bài toán điển hình, luyện cho học sinh kỹ năng giải một dạng bài tập xác định.
1.2.4.2. Hướng dẫn tìm tòi
Định hướng tìm tòi là kiểu định hướng mang tính chất gợi ý cho học sinh suy nghĩ tìm tòi phát hiện cách giải bài toán. Hướng dẫn tìm tòi thường dùng khi cần giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để giải quyết được bài tập đồng thời vẫn đảm bảo được yêu cầu phát triển tư duy học sinh muốn tạp điều kiện để học sinh tự lực tìm tòi cách giải quyết.
1.2.4.3. Hướng dẫn khái quát chương trình hóa
Là định hướng tư duy của học sinh theo đường lối khái quát của việc giải quyết vấn đề.
Kiểu hướng dẫn này áp dụng khi có điều kiện hướng dẫn tiến trình hoạt động giải bài tập, nhằm giúp cho học sinh tự giải được bài tập đã cho, đồng thời dạy cho học sinh cách suy nghĩ trong quá trình giải bài tập.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập không thể theo một khuôn mẫu nhất định, mà tùy thuộc vào nội dung, kiến thức, yêu cầu của bài toán, và còn tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà chúng ta có cách lựa chọn kiểu hướng dẫn cho phù hợp. Đồng thời người giáo viên phải biết phối hợp cả ba kiểu hướng dẫn trên để phát huy tối ưu tác dụng của việc hướng dẫn trong việc giải các bài tập tổng hợp.
1.3. Thực tiễn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở trường THPT hiện nay