Tình hình thực tế về công tác bồi dưỡng họcsinh giỏi Vật lý trường

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương các định luật Bảo toàn – vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên (Trang 39 - 44)

THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

1.3.3.1. Đội ngũ giáo viên Vt lý và thành tích ca hc sinh gii Vt lý ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

+ Qua tìm hiểu các tài liệu và thông tin từ trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm cho thấy tất cả giáo viên trong tổ chuyên môn được phân chia nội

dung ôn luyện theo năng lực, sở trường của từng người. Mỗi người chịu trách nhiệm một phần và mỗi phần khoảng từ 5-10 buổi. Đối với các trường khác nhìn chung nội dung ôn luyện các môn cho HSG thường tập trung vào một số giáo viên có học sinh được chọn vào đội tuyển. Những GV khác không muốn tham gia dạy bồi dưỡng HSG vì phải đầu tư cho chuyên môn với công sức rất lớn, cần phải tập trung nhiều thời gian và trí lực.

+ Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng HSG, đa số giáo viên đều dạy theo tiến trình : trước tiên củng cố kiến thức, khắc sâu lí thuyết, sau đó cho học sinh làm bài tập tương đương với nội dung kiến thức và mức độ khó của các đề thi. Nhiều thầy cô giáo cho rằng HS càng giải được nhiều loại bài tập càng tốt mà chưa chú trọng tới các bài tập tổng quát, để từ đó học sinh có thể tự vận động giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó việc lựa chọn các bài tập chưa có hệ thống và mục đích rõ ràng. Các thầy cô phần lớn chỉ tập trung vào việc giải bài tập theo ý mình mà ít quan tâm tới cách tiếp nhận và suy nghĩ của HS về việc giải những bài tập đó như thế nào.

Thành tích của học sinh giỏi Vật lý ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm thì trường thường dành được giải cao trong kỳ thi HSG cụm Gia Lâm – Long Biên và dành số lượng HS vào đội tuyển thi thành phố.

1.3.3.2. Thc trng công tác bồi dưỡng hc sinh gii Vt lý ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

Thun li trong công tác bồi dưỡng hc sinh gii Vt lý ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình.

Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường.

Bên cạnh đó học sinh giỏi và giáo viên luôn nhận được sự động viên khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học sinh, của các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của hội khuyến học của nhà trường Điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường còn tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Nhà trường tổ chức cho GV đi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường có thành tích cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.

Một việc làm tưởng chừng rất nhỏ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng thể hiện sự quan tâm của BGH đó là việc tổ chức cho học sinh giỏi đi thi. Trước ngày thi, bao giờ ban giám hiệu cũng tổ chức gặp mặt thân mật đội tuyển, động viên, cổ vũ, nhắc nhở các em chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho buổi thi. Tạo cho các em có tâm thế, niềm tin để làm bài tốt.

Học sinh thi vào trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm khoảng 80% là học sinh giỏi ở THCS, có nhiều em nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi môn Lý

Mt sốkhó khăn trong công tác bồi dưỡng hc sinh gii Vt lý ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

- Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu, có tài năng còn thiếu cơ sở khoa học nên chưa chính xác và triệt để.

- Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên chưa có phương pháp tác động cá biệt nhằm phát huy tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh.

- Sự quan tâm, đầu tư của Phụhuynh học sinh say mê với môn Vật lý còn ít. Học sinh và phụ huynh chú ý vào những nội dung kiến thức để thi đỗ đại học hơn là những kiến thức phát triển tư duy của học sinh.

- Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi còn chưa nhiều, chưa động viên được người dạy.

- Chất lượng và số lượng học sinh giỏi chưa ổn định. - Thời gian để bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít.

KT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này tôi đã trình bày một số vấn đề về cơ sở lý luận về việc dạy và học cho HSG, đặc biệt là bài tập vật lí ở trường THPT. Các quá trình tìm hiểu, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG cùng được nhận thức như một lý luận. Đồng thời, tôi cũng nghiên cứu thực tiễn hoạt động bồi dưỡng HSG môn Vật lý ở THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn này, tôi vận dụng để soạn thảo hệ thống và phương pháp giải bài tập chương “Các định luật bảo toàn”Vật lý 10 nhằm bồi dưỡng HSG

CHƯƠNG 2

XÂY DNG H THNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DN HOẠT ĐỘNG GII BÀI TP

2.1. Phân tích nội dung chương “Các định lut bảo toàn” để bồi dưỡng hc sinh gii

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương các định luật Bảo toàn – vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên (Trang 39 - 44)