Một số thông tin về các kỳ thi họcsinh giỏi Vật lý hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương các định luật Bảo toàn – vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên (Trang 37 - 39)

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thường được tổ chức 1 năm 1 lần lần lượt từ cấp trường, cấp cụm, cấp thành phố và cấp quốc gia.

Đề thi học sinh giởi mộn vật lý THPT của thành phố Hà Nội hầu như chỉ chủ ý đến cấc bài tập định lượng, còn các dạng bài tập định tính và bài tập thí nghiệm ít khi được đề cập. Dựa trên những đặc điểm đó, tôi đề ra định hướng chủ yếu vào các bài tập định lượng nhằm tạo điều kiện giúp công tác bồi dưỡng HSG phù hợp với thực trạng ở địa phương và có kết quả tốt nhất, đồng thời tôi cũng đưa thêm một số bài tập định tính và bài tập thí nghiệm cho học sinh tiếp cận thêm những dạng bài mới.

1.3.2.S dng bài tp vt lí nhm phát hin và bồi dưỡng hc sinh gii

Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc không thể thiếu và diễn ra hàng năm ở các trường THPT. Để làm được điều này, mỗi thầy cô giáo đều có một cách làm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và năng lực của học sinh, nhưng trong đó không thể thiếu được sự đóng góp của hệ thống tài liệu, bài tập nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt đối với những môn khoa học tự nhiên như vật lí.

Đối tượng được bồi dưỡng chính là những học sinh có năng lực về môn học, các em không những thực sự giỏi mà còn phải thật sự yêu thích môn học này bởi vì niềm đam mê là động lực để các em cảm thấy hứng thú học hỏi, tìm tòi và sáng tạo. Chính vì vậy, việc sử dụng các bài tập vật lí nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải có sự quan tâm, đầu tư lựa chọn nguồn sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Để học giỏi môn vật lí đòi hỏi HS có kỹ năng thực hành và vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức lí thuyết đã có để giải quyết các vấn đề trong vật lí cũng như trong thực tiễn… Vì vậy, phát triển năng lực nhận thức và rèn

luyện các kỹ năng là những yêu cầu cơ bản, quan trọng nhất của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.

Trong dạy học vật lí, bài tập là một phương tiện và phương pháp rất có lợi thế để hình thành các kỹ năng và phát trtiển năng lực tư duy cho HS. Chúng tôi đưa ra một số khả năng để phát triển năng lực nhận thức cho HS:

Phát hiện nhận thức từ việc nghiên cứu hiện tượng vật lí

Việc nghiên cứu hiện tượng vật lí có thể giúp học sinh đi đến những nhận xét có tính khái quát hoá cao, từ đó có thể giúp học sinh gỉải nhanh các bài toán vật lí.

Phát hiện nhận thức từ việc đọc đề bài toán.

Đây là giai đoạn nghiên cứu đề bài trong quá trình giải bài toán vật lí. Khi đọc đề bài, trước hết học sinh phải hiểu biết từ ngữ, thấy được lôgíc của bài toán, hiểu được ý đồ của tác giả, hình dung được tiến trình luận giải và phát hiện những chổ có vấn đề của bài toán.

Sử dụng bài tập trí thông minh.

Đó là những bài tập khó, hay và trong quá trình tìm tới cách giải có tác dụng phát triển tư duy của HS. Khi tư duy được họat hoá thì HS sẽ có cách giải bài toán thông minh nhất, đó là con đường đi đến kết quả ngắn nhất và sáng tạo nhất.

Thực tế giảng dạy thấy rằng, trước bài toán nhiều HS lựa chọn cách giải là phân tích hiện tượng xảy ra, sử dụng kỹ năng tính toán theo các công thức, các phương trình để lập bài toán đại số. Với cách làm này, một số bài toán được giải rất nhanh gọn nhưng một số bài toán lại trở nên phức tạp vì có nhiều phương trình, hệ phương trình chứa nhiều ẩn số…Nếu biết vận dụng các quy luật vật lí, cách giải bằng đồ thị có thể giải nhanh chóng những dạng bài tập này.

Bài tập để rèn luyện khả năng suy luận, diễn đạt chính xác và lôgíc. Suy luận lôgíc là một trong những phẩm chất rất cần có đối với một HS giỏi.

Có năng lực suy luận lôgíc, HS sẽ có cái nhìn bao quát về các khả năng có thể xảy ra đối với một bài toán, từ đó có cách giải quyết vấn đề, lựa chọn phương án diễn đạt. Cũng nhờ có khả năng suy luận lôgíc mà HS tự mình có thể phát hiện ra vấn đề nhận thức mới trên cơ sở kiến thức đã có. Vì vậy trong quá trình dạy hoc vật lí cần thiết phải cho HS giải những bài tập đòi hỏi cao về khả năng suy luận, kỹ năng diễn đạt lôgíc, chính xác.

Sử dụng bài tập để rèn luyện kỹ năng thực hành.

Vật lí là khoa học bao gồm cả thực nghiệm có lập luận. Vì vậy người HS giỏi vật lí nhất thiết phải có kỹ năng thực hành, có khả năng giải thích những vấn đề thực tiễn cuộc sống liên quan đến khoa học bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức đã biết vào cuộc sống. Thông qua làm việc tại phòng thí nghiệm, thực hiện các bài thực hành cũng như ý thức quan sát, sự nhạy bén trong việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, những năng lực này của HS được hình thành và phát triển.

Như vậy, khi bồi dưỡng HS giỏi vật lí qua hệ thống bài tập, ngoài mức độ luyện tập thông thường, giáo viên phải yêu cầu ở mức cao hơn đối với HS là biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết bài tập trong những tình huống mới; biết đềxuất đánh giá theo ý kiến riêng của HS, biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi phải xử lí một tình huống.

Tóm lại: bài tập vật lí có vai trò lớn trong việc rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và các kỹ năng cho HS giỏi trong dạy học vật lí.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương các định luật Bảo toàn – vật lí 10 nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông chuyên (Trang 37 - 39)