3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.2.4. Vai trò của TNKQ trong dạ y học và KTĐG
a. Tiêu chuẩn của trắc nghiệm
Câu hỏi trắc nghiệm phải đạt đƣợc các tiêu chuẩn sau:
- Ý nghĩa của trắc nghiệm phải rõ ràng, giúp đánh giá đƣợc kết quả học tập, giảng dạy.
- Câu trắc nghiệm phải đƣợc soạn thảo dựa theo mục tiêu kiểm tra và SGK.
- Tăng kiến thức của HS.
- Giúp HS nhận định đƣợc những phần cốt lõi của một vấn đề.
b. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng TNKQ trong KTĐG
- Ƣu điểm:
+ Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra đƣợc nhiều kiến thức cụ thể, từng khía cạnh khác nhau.
+ Phạm vi kiểm tra rộng tránh đƣợc việc học tủ của HS. Số câu hỏi nhiều nên bao hàm tính dàn trải khá lớn.
+ Tốn ít thời gian thực hiện trong khâu chấm bài.
+ Bảo đảm tính khách quan, độ tin cây cao khi chấm điểm.
+ Giúp GV có thể dùng các phƣơng pháp thống kê toán học nhằm phát hiện đƣợc sự tiếp thu đồng bộ hay không trong lớp học.
+ Cho phép lƣợng hoá đƣợc việc giảng dạy. + HS có thể tự đánh giá bài làm của mình. + Giúp cho HS kỹ năng phán đoán 1 vấn đề.
- Nhƣợc điểm:
+ Do không yêu cầu HS diễn đạt bài giải dƣới dạng hành văn, nên không tránh khỏi HS làm bài một cách bị động (chọn ngẫu nhiên do không nhận định đƣợc rõ ràng).
+ Hạn chế tƣ duy sáng tạo, không phát triển tƣ duy sáng tạo của HS, chỉ rèn luyện trí nhớ máy móc. Những câu trắc nghiệm cần tƣ duy tổng hợp khó có thể làm trong thời gian ngắn có chỉ định đƣợc.
+ Chỉ cho GV biết kết quả làm bài của HS, không biết quá trình và khả năng tƣ duy giải quyết vấn đề của HS.
+ Khi HS tự cấu trúc bài làm của mình, HS có điều kiện bộc lộ tƣ tƣởng, kỹ năng, tình cảm, thái độ liên quan đến môn học đƣợc kiểm tra. Trong khi đó phƣơng pháp TNKQ không làm đƣợc những điều này, không giúp cho HS phát triển ngôn ngữ nói và viết.
+ Vận dụng chủ yếu trí nhớ của HS.
Theo Phùng Quốc Việt, trong các phƣơng pháp KTĐG kết quả học tập của HS hiện nay thì TNKQ và TNTL là hai phƣơng pháp hữu hiệu nhất [7]. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu, nhƣợc điểm nhất định, nó đƣợc thể hiện qua hai bảng sau: [7]
Bảng 1.1. So sánh ưu điểm của TNKQ và TNTL
Vấn đề so sánh TNKQ TNTL
Ít tốn công ra đề thi +
Đánh giá đƣợc khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt
tƣ duy hình tƣợng +
Đề thi phủ kín nội dung môn học +
Ít may rủi do trúng tủ, trật tủ +
Ít tốn công chấm thi +
Khách quan trong chấm thi +
Áp dụng đƣợc công nghệ thông tin trong chấm thi + Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý
ngƣời khác +
Khuyến khích suy nghĩ độc lập của cá nhân +
Chú thích: Dấu (+) chỉ sự có mặt của nội dung so sánh
Qua bảng so sánh trên ta thấy sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai phƣơng pháp trên chính là ở tính khách quan, công bằng, chính xác mà đặc biệt là tính khách quan trong KTĐG. Tuy nhiên, không thể nói TNKQ là tuyệt đối khách quan vì việc soạn thảo câu hỏi và định điểm cho câu hỏi có phần phụ thuộc vào ngƣời biên soạn câu TNKQ.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng TNTL và TNKQ nên dùng cho các trƣờng hợp sau: [7]
Bảng 1.2. Các trường hợp thích hợp để sử dụng TNTL và TNKQ trong KTĐG
TNTL TNKQ
- HS không quá đông.
- Muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt.
- Muốn tìm hiểu ý tƣởng của HS hơn là khảo sát thành quả học tập.
- Không có thời gian soạn đề, nhƣng có thời gian chấm bài.
- Có thể tin vào khả năng chấm bài tự luận của GV là khách quan và chính xác.
- Số lƣợng HS đông.
- Muốn chấm bài nhanh và nhất là có máy chấm.
- Muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào ngƣời chấm. - Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, chính xác và muốn ngăn chặn gian lận trong thi cử.
- Muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi.
Có thể khẳng định phƣơng pháp TNKQ có nhiều ƣu thế hơn so với phƣơng pháp TNTL. Song phƣơng pháp TNKQ không phải là phƣơng pháp vạn năng và không nên thay thế hoàn toàn phƣơng pháp KTĐG truyền thống. Cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và phối hợp các phƣơng pháp KTĐG để đánh giá khách quan, công bằng và chính xác kết quả học tập của HS nhằm nâng cao chất lƣợng dạy - học.
1.2.5. Quy trình xây dựng đề kiểm tra sử dụng câu hỏi TNKQ [4]
Để ứng dụng TNKQ đánh giá năng lực nhận thức của ngƣời học, một việc vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm có chất lƣợng, có thể mô tả qua lƣu đồ (Flowchart) sau:
Cụ thể:
Bƣớc : Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của chƣơng trình để hình thành ý tƣởng về tính cấp thiết và quyết tâm phải sử dụng TNKQ trong đánh giá.
Bƣớc : Căn cứ vào nội dung chƣơng trình, cá nhân hoặc nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận thức.
Bƣớc : Tiến hành kiểm tra, thi với số lƣợng đủ lớn.
Bƣớc : Căn cứ vào bài làm của ngƣời học, thu thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi.
Cần sửa Không đạt Bắt đầu Xây dựng ngân hàng câu hỏi, bộ đề Tổ chức kiểm tra đánh giá ngƣời học Đánh giá chất lƣợng câu hỏi và bộ đề
Hoàn thiện câu hỏi, bộ đề
Thu thập số liệu thống kê
Loại bỏ
Kết thúc
Bƣớc : Sử dụng máy tính và các phần mềm: Excel, SPSS, Eview, …. để phân tích đánh giá chất lƣợng từng câu hỏi, từng đề thi theo các tiêu chuẩn nhƣ độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy….
Bƣớc : Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
Bƣớc : Đối với những câu, đề đạt yêu cầu, tiến hành hoàn thiện để trở về bƣớc tiếp tục KTĐG.
Quan lƣu đồ trên ta thấy quá trình xây dựng và triển khai đánh giá bằng TNKQ cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nó chỉ chấm dứt khi ngƣời dạy nhận thấy hình thức này không còn phù hợp với học phần đang giảng dạy.