3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.1.1. Phân tích nội dung kiến thức phần Sinh thái học Sinh học 12
THPT
Kiến thức sinh thái thuộc loại kiến thức hay nhƣng rất khó đối với HS phổ thông vì đây là môn học tổng hợp của nhiều nghành khoa học khác nhau, với nhiều thuật ngữ trừu tƣợng, các khái niệm mang tính chất tổng quát.
Hiện nay, Bộ GD và ĐT đang áp dụng song song hai nội dung chƣơng trình CB và NC. Nhìn chung ở cả hai chƣơng trình, phần sinh thái đƣợc trình bày cơ bản là giống nhau nhƣng ở CTNC đi sâu hơn về lí thuyết, thực hành và thí nghiệm. Nội dung chính của 2 chƣơng trình nhƣ sau:
Nội dung chính của CTCB (gồm 3 chƣơng):
- Chƣơng I: Cá thể và quần thể sinh vật. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: Môi trƣờng sống và các nhân tố sinh thái, các mối quan hệ trong quần thể sinh vật, các đặc trƣng của quần thể sinh vật, biến động số lƣợng cá thể.
- Chƣơng II: Quần xã sinh vật. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: Quần xã sinh vật và một số đặc trƣng cơ bản của quần xã, diễn thế sinh thái
- Chƣơng III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: Hệ sinh thái, trao đổi vật chất, chu trình sinh địa hóa và sinh quyển, dòng năng lƣợng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
Nội dung chính của CTNC (gồm 4 chƣơng):
- Chƣơng I: Cơ thể và môi trƣờng. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề về: Môi trƣờng và các nhân tố sinh thái, ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Chƣơng II: Quần thể sinh vật. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: khái niệm quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các đặc trƣng cơ bản của quần thể, biến động số lƣợng cá thể của quần thể.
- Chƣơng III: Quần xã sinh vật. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: Khái niệm và các đặc trƣng cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, diễn thế sinh thái
- Chƣơng IV: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên. Chƣơng này đề cập đến các vấn đề: hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lƣợng trong hệ sinh thái, sinh quyển và quản lí tài nguyên thiên nhiên.