Nhiệm vụ trọng tâm môn tin học đối với THPT năm 2017-2018

Một phần của tài liệu Xây dựng và thiết kế Ebook hỗ trợ dạy và học môn Tin học lớp 11 (Trang 35)

7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

2.1.1 Nhiệm vụ trọng tâm môn tin học đối với THPT năm 2017-2018

2.1.1.1 Thực hiện kế hoạch giáo dục

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học từng cấp học của Bộ GDĐT; các trường THCS, THPT cần chủ động, linh hoạt hơn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), phù hợp với điều kiện của từng trường. Đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong thành phố.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

- Các tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.

- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

2.1.1.2 Phương pháp dạy học

- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.

SVTH: Trần Thị Lành 36 - Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.

- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập.

- Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực - Đó là những biện pháp, cách thức hành động của thầy và trò trong các tình huống hành động nhỏ nằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học.

2.1.1.3 Hình thức tổ chức dạy học

- Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học ảo;... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Sử dụng phương tiện hiệu quả, công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ việc đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các nguồn học liệu đa dạng.

Do đặc điểm của bộ môn Tin học, Tổ (nhóm) chuyên môn lập kế hoạch cụ thể các tiết dạy thực hành, thống nhất với các bộ phận liên quan trong nhà trường để lập lịch thực hành tại phòng máy vi tính cho từng lớp, tham mưu với lãnh đạo trường để sắp xếp thời khóa biểu hợp lý nhằm sử dụng công suất tối đa của phòng máy tính.

- Coi trọng việc tổ chức dạy học thực hành tại phòng máy tính, đảm bảo đầy đủ số tiết thực hành của học sinh tại phòng máy. Tích cực sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc dạy bộ môn Tin học.

- Chú trọng đến các mức độ tư duy nhận biết và thông hiểu của học sinh.

- Kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

SVTH: Trần Thị Lành 37 - Cán bộ quản lý và tổ nhóm chuyên môn Tin học cần tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn, đặc biệt đảm bảo đầy đủ các tiết thực hành tại phòng máy, các tiết ôn tập và kiểm tra.

2.1.2 Cấu trúc chương trình tin học lớp 11 2.1.2.1 Số tiết học quy định: 2.1.2.1 Số tiết học quy định:

- Lớp 10: Học kì I: 36 tiết Học kì II: 34 tiết Cả năm: 70 tiết - Lớp 11: Học kì I: 18 tiết Học kì II: 34 tiết Cả năm: 52 tiết - Lớp 12: Học kì I: 18 tiết Học kì II: 34 tiết Cả năm: 52 tiết

2.1.2.2 Các tiêu chí trong dạy học môn tin học

- Chủ yếu thực hiện theo Khung PPCT của Bộ. Việc thay đổi, điều chỉnh thời lượng và thứ tự các bài phải đảm bảo tính khoa học, hợp lí, không làm mất tính chỉnh thể, tích hợp; không làm thay đổi tổng số tiết dạy mỗi học kì, cũng như của cả năm học. - Đảm bảo dạy đủ các bài, các nội dung theo quy định; giữ nguyên số tiết dành cho các bài kiểm tra định kì, thực hành. Những bài, những nội dung đã ”giảm tải” theo hướng dẫn tại CV 5842/BGDĐT ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT thì không đưa vào dạy học chính khóa. Vì do cơ sở vật chất còn thiếu không đủ phòng máy để cho 2 giáo viên thực hành trong cùng một tiết nên sắp xếp lịch thực hành phù hợp để cho các em thực hành đầy đủ các tiết thực hành (nếu trùng tiết thực hành thì giáo viên trong tổ có thể dạy tiết kế tiếp theo PPCT và tiết sau thực hành)

- Đối với những bài Hướng dẫn đọc thêm, Tự học có hướng dẫn, giáo viên trong Tổ dành một ít thời gian hướng dẫn rất ngắn gọn cách thức đọc- hiểu để học sinh đọc, nắm được những giá trị cơ bản về nội dung, hiểu được kiến thức trọng tâm của bài học, không ra những nội dung đã ”giảm tải” trong các bài kiểm tra.

2.2.1.3 Khung chương trình

Nội dung Thời lượng

Chương I. Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình

3 (2, 0, 1)*

Chương II. Chương trình đơn giản 6 (3, 2, 1)

SVTH: Trần Thị Lành 38

Chương IV. Kiểu dữ liệu có cấu trúc 15 (7, 6, 2)

Chương V. Tệp và thao tác với tệp 3 (2, 0, 1)

Chương VI. Chương trình con và lập trình có cấu trúc 11 (5, 5, 1)

Ôn tập 3

Kiểm tra 4

Cộng 52

Bảng 1: Khung chương trình năm học 2017 -2018

Ghi chú: Con số: 3 (2, 0, 1) nghĩa là tổng số 3 tiết, trong đó gồm: 2 tiết lí thuyết, 0 tiết bài tập và thực hành, 1 tiết bài tập.

2.2.1.4 Khung chương trình

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN TIN HỌC LỚP 11

Cả năm: 37 tuần : 52 tiết Học kỳ I: 19 tuần : 18 tiết Học kỳ 2: 18 tuần : 34 tiết

HỌC KỲ I

Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình 3(2, 0, 1) Tiết Bài dạy

1 §1. Khái niệm lập trình & ngôn ngữ lập trình. 2 §2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

Chú ý: Nhận biết được tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt, hằng và biến trong ví dụ của ngôn ngữ lập trình cụ thể.

Biết mỗi ngôn ngữ lập trình có quy tắc riêng, khi làm việc với ngôn ngữ lập trình nào phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình đó.

3 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm. Bảng 2: Phân phối chương trình chương 1

Chương 2: Chương trình đơn giản 6( 4, 1, 1) + 1 tiết kiểm tra

Tiết Bài dạy

4 §3. Cấu trúc chương trình.

SVTH: Trần Thị Lành 39 6 §6. Phép toán, biểu thức, câu lệnh.

7 §7. Các thủ tục vào/ra cơ bản - §8. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

Chú ý: Mục 2 : Đưa dữ liệu ra màn hình (trang 31): Có thể giới thiệu qua các thủ tục readln, writeln không có tham số. Tránh đi sâu giải thích quy cách viết ra màn hình.

8 Bài tập và thực hành 1

9 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm 10 Kiểm tra 1 tiết

Bảng 3: Phân phối chương trình chương 2

Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp 11(4, 2, 5) + 1 tiết ôn tập + 1 tiết kiểm tra học kỳ

Tiết Bài dạy

11 §9. Cấu trúc rẽ nhánh (mục 2: if-then, mục 3)-(tiết 1). 12 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm. 13 §9. Cấu trúc rẽ nhánh (mục 2: if-then-else, mục 4)-(tiết 2). 14 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm. 15 §10. Cấu trúc lặp (mục 1,2)-(tiết 1).

Chú ý: Bài 10 (trang 42):

- Chưa nhất thiết phải yêu cầu HS viết một chương trình hoàn chỉnh như trong SGK, nhưng HS phải hiểu hoạt động của hai dạng cấu trúc lặp, biết lựa chọn cấu trúc phù hợp cho từng tình huống lặp cụ thể, viết được câu lệnh lặp mô tả thuật toán tương ứng.

- Có thể sử dụng cả sơ đồ khối và ngôn ngữ liệt kê để giúp HS dễ hiểu thuật toán, tuy nhiên chỉ yêu cầu HS thực hiện được một trong hai cách mô tả thuật toán.

16 Luyện tập về cấu trúc lặp thông qua các bài tập cuối chương. 17 Ôn tập.

18 Kiểm tra học kỳ I.

SVTH: Trần Thị Lành 40

HỌC KỲ II

Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp (tiếp theo) Tiết Bài dạy

19 §10. Cấu trúc lặp (mục 3)-(tiết 2).

20 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm. 21 Bài tập và thực hành 2 (tiết 1).

22 Luyện tập về cấu trúc lặp thông qua các bài tập cuối chương. 23 Bài tập và thực hành 2 (tiết 2).

Bảng 5: Phân phối chương trình chương 3

Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc 16 (7, 6, 3) + 1 tiết ôn tập + 1 tiết kiểm tra Tiết Bài dạy

24 §11. Kiểu mảng (muc 1a). Chú ý chung:

1. Kiểu mảng một chiều (trang 53): Để tập trung vào nội dung chính, chỉ cần minh họa khai báo kiểu mảng với kiểu chỉ số là số nguyên dương và bắt đầu từ 1, kiểu của mảng là kiểu nguyên, tránh sa vào các chi tiết kĩ thuật của một ngôn ngữ lập trình cụ thể, không cần trình bày kĩ về kích thước của mảng.

• 2. Ví dụ 3 (trang 58): Không dạy.

3. Mục 2. Kiểu mảng 2 chiều (trang 59): Không dạy). 25 §11. Kiểu mảng (mục 1b) (tiết 1).

26 Bài tập và rèn luyện thêm.

27 §11. Kiểu mảng (mục 1b) (tiết 2). 28 Bài tập và rèn luyện thêm.

29,30 Bài tập và thực hành 3. 31,32 Bài tập và thực hành 4.

Chuyên đề Kiểu xâu

33,34 §12 Kiều xâu.

Chú ý: Mục 2: Các thao tác xử lý xâu (trang 69): Không trình bày sâu về thủ tục và hàm, chỉ cần biết ý nghĩa, hoạt động của các thao tác (mà thủ tục, hàm thực thi) qua ví dụ cụ thể và có thể tra cứu khi cần thiết.

SVTH: Trần Thị Lành 41 35 §12. Kiểu xâu (mục 3 - Ví dụ 1,2,3)-(tiết 3).

36 §12. Kiểu xâu (mục 3 - Ví dụ 4,5)-(tiết 4). 37,38 Bài tập và thực hành 5.

39 Chữa một số bài tập cuối chương và luyện tập thêm. 40 Ôn tập. Chú ý: §13.Kiểu bản ghi(Không dạy)

41 Kiểm tra 1 tiết (thực hành).

Bảng 6: Phân phối chương trình chương 4

Chương 5: Tệp và thao tác với tệp Tiết Bài dạy

42 §14. Kiểu dữ liệu tệp - §15. Thao tác với tệp. 43 §16. Ví dụ làm việc với tệp.

44 Chữa bài tập.

Bảng 7: Phân phối chương trình chương 5

Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc

6(4 , 2, 0) + 1 tiết ôn tập + 1 tiết kiểm tra + 2 tiết ôn tập Tiết Bài dạy

45,46 §17. Chương trình con và phân loại. Chú ý chung:

Mục 1. Khái niệm chương trình con (trang 93): Không dạy 2 lợi ích cuối của CTC.

Mục 2. Phân loại và cấu trúc chương trình con (trang 94): Chỉ giới thiệu tham số hình thức và tham số thực sự mà không đi sâu vào cách truyền tham số bằng tham trị và tham biến).

47,48 §18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con . 49,50 Bài tập và thực hành 6.

SVTH: Trần Thị Lành 42 51 Ôn tập.

Không dạy:

*Bài thực hành 7 (trang 105);

* §19. Thư viện và chương trình con chuẩn (trang 110); * Bài thực hành 8 (trang 115).

52 Kiểm tra học kỳ II.

Bảng 8: Phân phối chương trình chương 6

2.2.1.5 Chuẩn kiến thức và kĩ năng

Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình Tên bài học Mực độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN

Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

[Kiến thức]

- Ngôn ngữ lập trình là một phần mềm diễn tả các thuật toán thành một chương trình.

- Chương trình dịch, chương trình nguồn, chương trình đích thực hiện chức năng chuyển đổi từ ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.

[Kĩ năng]

- Phân biệt biên dịch, thông dịch và phân biệt được một chương trình nào là biên dịch, thông dịch.

Bài 2: các thành phần của ngôn ngữ lập trình.

[Kiến thức]

- Ngôn ngữ lập trình có thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

[Kĩ năng]

- Dùng bảng chữ cái để viết chương trình.

- Xác định đâu là tên dành riêng, tên chuẩn và đặt được tên cho biến.

SVTH: Trần Thị Lành 43

Chương 2: Chương trình đơn giản Tên bài học Mực độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN

Bài 3: Cấu trúc chương trình.

[Kiến thức]

- Chương trình có cấu trúc chung là phần khai báo và phần thân chương trình.

- Phần khai báo gồm có: tên chương trình, thư viện, hằng, biến, chương trình con.

- Phần thân chương trình xác định phạm vi bằng cặp từ

Begin…End. [Kĩ năng]

- Thành thạo cấu trúc chương trình, sử dụng được các phần có trong cấu trúc.

Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn.

[Kiến thức]

- Các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự, kiểu logic.

[Kĩ năng]

- Xác định được các kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.

Bài 5: Khai báo biến.

[Kiến thức]

- Hiểu được cách khai báo biến.

[Kĩ năng]

- Khai báo biến đúng.

- Nhận biết khai báo sai.

Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.

[Kiến thức]

- Các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình

- Biểu diễn biểu thức số học trong ngôn ngữ lập trình.

- Nắm các biểu thức số học chuẩn, biểu thức quan hệ, biểu thức logic có trong ngôn ngữ lập trình.

[Kĩ năng]

SVTH: Trần Thị Lành 44 Bài 7: Các thủ

tục chuẩn vào/ra đơn giản.

[Kiến thức]

- Các lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.

[Kĩ năng]

- Sử dụng được lệnh ra vào đơn giản trong ngôn ngữ lập trình.

Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

[Kiến thức]

- Các bước soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

[Kĩ năng]

- Sử dụng chương trình để phát hiện lỗi.

- Sửa được chương trình khi có thông báo lỗi và xem kết quả của chương trình.

Bảng 10: Chuẩn kiến thức chương 2.

Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp. Tên bài học Mực độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN

Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh.

[Kiến thức]

- Phát biểu được nội dung và nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh

Một phần của tài liệu Xây dựng và thiết kế Ebook hỗ trợ dạy và học môn Tin học lớp 11 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)