Tình hình nghiên cứu cà chua ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 28 - 37)

Cà chua là đối tượng chính trong nghiên cứu giống rau ở Việt Nam đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Tham gia vào công tác này có các viện nghiên cứu của Bộ NN & PTNT: Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, các Trường Đại học Nông nghiệp I, Đại học Thủ Đức, Sư phạm Quy Nhơn, Trung tâm kỹ thuật Rau hoa quả Hà Nội, các công ty: Giống cây trồng miền Nam, Trang Nông, Hoa Sen, Đông Tây...

Những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng cà chua liên tục tăng nhanh do nhu cầu của người dân và để phục vụ cho xuất khẩu. Công tác chọn tạo giống đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Từ năm 1973 đến 1984, Tạ Thu Cúc đã tiến hành nghiên cứu 100 mẫu giống cà chua, gồm cả các giống địa phương và các giống nhập nội. Kết quả cho thấy, L.race migerumcos là giống có khả năng chịu bệnh tốt nhất, tiếp theo là giống Pháp số 7, BCA-1, Cuba, Ruko11 và BCA-3 (theo Tạ Thu Cúc)[4].

Từ tập đoàn giống cà chua có nguồn gốc từ Mondavi, tác giả Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư (ĐHNN) đã chọn lọc thành công giống cà chua MV1 và được công nhận giống quốc gia năm 1996. Giống có đặc điểm sinh trưởng 90 – 100 ngày, có khả năng chịu nống tốt, ẩm độ cao, thấp khác nhau, năng suất cao, quả chắc, ít dập nát, màu đỏ tươi, chống chịu tốt với bệnh xoăn

lá (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 1998) [15].

Những năm gần đây chọn tạo giống cà chua ưu thế lai đã đạt được nhiều thành công. Người đi đầu là PGS.TS Nguyễn Hồng Minh đã đưa ra được nhiều giống cà chua lai triển vọng có sức cạnh tranh lớn như: HT5 (khu vực hóa năm 1999), HT7 (công nhận giống quốc gia 9/2000), HT21, HT42, HT160, HT144 (cà chua mini). Đa số các giống lai mang nhãn hiệu “HT”đều là các giống có khả năng chịu nóng và kháng virus tương đối. Năm 2004, thương hiệu dành cho những giống cà chua mang tên “HT” đã chính thức được xác lập (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư, 2000),[17],[18],[19]. HT7 là giống có nhiều tính ưu việt như khả năng chống chịu cao, trồng được nhiều vụ trong năm, thấp cây, ngắn ngày, sai quả, quả chín đỏ đẹp, chất lượng cao, chịu vận chuyển tốt, năng suất trên đơn vị diện tích cao. Giống được đưa ra sản xuất đại trà 1999-2000 và công nhận giống quốc gia vào tháng 9/2000. Đây là giống cà chua lai đầu tiên ở nước ta có khả năng cạnh tranh với giống nhập nội để sản xuất trên diện tích lớn trong nhiều năm liên tục [19]. HT21 cũng được tạo ra bằng con đường tạo giống ưu thế lai. HT21 là dạng nhiều hoa sai quả, có tỷ lệ đậu quả cao trong vụ Xuân hè, cho năng suất cao/đơn vị thời gian, thời gian sinh trưởng ngắn, thấp cây, nhiều quả, chín tập trung, có vị ngọt, hương thơm, hàm lượng đường cao và độ Brix cao (Brix = 4,8-5,2%), được sản xuất thử từ năm 2002, công nhận giống khu vực hoá và sản xuất đại trà năm 2004.

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã thành công trong việc nghiên cứu chọn tạo giống cà chua. Giống cà chua 214 được tạo ra từ cặp lai giữa VCL với giống American của Mỹ, hạt lai F1 được xử lý đột biến nhân tạo và chọn lọc cá thể liên tục, nên giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt (Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự, 1999)[12]. Các tác giả Trương Đích (1999)[9]; Trần Khắc Thi 2005[12] cho biết: với công tác nhập nội, lai tạo và đặc biệt là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã tìm ra một số giống phù

hợp cho sản xuất ở nước ta như: Hồng Lan, Ba Lan trắng, Ba Lan xanh. Trong đó nổi trội là giống Hồng Lan do GS.TS Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một dạng đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng. Giống sinh trưởng hữu hạn, năng suất trung bình 25-30 tấn/ha, chống chịu bệnh mốc sương và vi khuẩn khá, chống chịu bệnh virus khá tốt. Thời gian sinh trưởng 105-115 ngày, có thể gieo trồng ở vụ đông và xuân hè.

Từ những năm 1990, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã tiến hành công tác chọn tạo giống cà chua chất lượng cao phục vụ nội tiêu và chế biến công nghiệp. Kết quả đã chọn tạo được một số giống cà chua có năng suất cao, có các chỉ tiêu chất lượng đáp ứng yêu cầu chế biến công nghiệp. Giống cà chua C95 là một trong những giống cà chua mới đáp ứng yêu cầu trên. Giống cà chua chế biến C95 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia năm 2004.

Các nghiên cứu cho chọn tạo giống phục vụ chế biến, giống trái vụ. Qua nhiều năm liên tục khảo nghiệm và đánh giá tập đoàn gồm trên 200 mẫu giống có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới như Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan mà đặc biệt là từ AVRDC, các tác giả thuộc viện nghiên cứu Rau quả đã xác định được một tập đoàn 60 giống cà chua có khả năng sử dụng cho mục đích chế biến công nghiệp dựa trên các chỉ tiêu năng suất, tính chống chịu, chất lượng quả (Trần Khắc Thi, Dương Kim Thoa, 2001)

Cũng từ tập đoàn các giống cà chua chế biến này giống cà chua PT18 do Viện nghiên cứu rau quả chọn lọc có đặc điểm sinh trưởng hữu hạn, chiều cao cây >80 cm, hình thái cây gọn, lá có màu xanh nhạt, cong lòng mo,…, hình dạng quả thuôn dài, thịt quả dày: 6,0- 7,0 mm, độ Brix: 4,6-5,3; năng suất đạt trên 45 tấn/ha đã được hôi đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống chính thức năm 2004[24].

do kết quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau với giống PT18. Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng năng suất cao và ổn định từ 65-78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến. Giống thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày vụ xuân hè và từ 120-130 ngày vụ thu đông. Giống đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2007)[25].

Từ năm 2000 đến nay, Viện nghiên cứu rau quả đã thu thập và đưa vào duy trì, đánh giá nguồn quỹ gen các giống rau với trên 2000 mẫu giống, trong đó cà chua là một trong 5 cây chủ lực (Viện nghiên cứu Rau quả, 2008). Tác giả Trần Văn Lài và cộng sự (2005)[13] cho biết, trong giai đoạn từ 2000- 2002 Viện nghiên cứu Rau quả đã thu thập, bảo quản và đưa vào sử dụng một tập đoàn gồm 180 mẫu giống cà chua thu thập trong nước và nhập từ AVRDC. Trong đó nhiều dòng, giống thể hiện tính kháng cao đối với Vi khuẩn Ralstonia solanacearum và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện trồng trái vụ ở nước ta. Tác giả Ngô Thị Hạnh và cộng sự (2005)[10] cho biết, từ bộ giống gồm 12 giống cà chua với đặc tính chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn nhập từ AVRDC được Viện nghiên cứu rau quả so sánh, đánh giá và chọn lọc cá thể nhiều lần đã xác định được giống CLN 1462 E có triển vọng nhất về năng suất và khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh hại chính, đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn.

Ở nước ta, những năm gần đây quá trình nghiên cứu và chọn lọc giống cà chua đã đạt được những thành tựu đáng kể, các nhà khoa học đã chọn tạo ra nhiều giống thích ứng được với điều kiện tự nhiên ở nước ta, chúng có khả năng cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Đặc biệt các nhà khoa học đã chọn tạo ra những giống thích hợp trồng trong điều kiện trái vụ như Xuân hè và Hè thu, nhằm rải vụ và tạo ra sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong thời kỳ khan hiếm.

Từ năm 1995-1997, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn lọc thành công giống cà chua quả nhỏ chịu nhiệt VR2 từ tập đoàn gồm 17 giống cà chua nhập nội từ Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và đã được công nhận là giống quốc gia(Vũ Thị Tình, 1998). Hàng năm, các cơ sở nghiên cứu thuộc đề tài KN- 01012 đã lai tạo được hàng trăm cặp lai và chọn lọc được hàng ngàn cá thể từ các cặp lai khác nhau. Kết quả có 3 giống đã được công nhận là giống Quốc gia, một số giống khác được khu vực hóa(Trần Khắc Thi, 1995, 1998)

Từ tập đoàn giống cà chua nhập nội và địa phương với 109 mẫu giống. Tác giả Mai Thị Phương Anh đã kết luận được 15 giống cà chua có nhiều đặc tính tốt, phù hợp với chế biến. Trong đó một số giống có khả năng thích ứng với điều kiện Việt nam, có tiềm năng năng suất cao, phẩm chất tốt (Mai Thị Phương Anh, 1998)[2].

Giống CS1 do Trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội chọn lọc từ quần thể lai cà chua nhập từ AVRDC. Năm 1995 được công nhận là giống khu vực hóa,. giống có thời gian sinh trưởng ngắn (120) ngày, ra hoa và chín tập trung, quả nhỏ (40-50 g/quả), chất lượng tốt, vỏ dày, chắc, có khả năng chống chịu virus, thích hợp trồng ở vụ Đông xuân sớm và Xuân hè muộn, năng suất đạt 35-40 tấn/ha(Trương Đích, 1999)[9].

Giống cà chua MV1 có nguồn gốc từ Mandova (Liên Xô cũ) do PGS.TS Nguyễn Hồng Minh ĐHNNI chọ lọc, được công nhận giống Quốc gia năm 1998, cây cao trung bình 65 cm, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, năng suất trái vụ là 33-46 tấn/ha, chính vụ trong điều kiện thâm canh có thể đạt 52-60 tấn/ha. Là giống chịu nhiệt và chịu ẩm, chống chịu tốt với bệnh Virus, là giống ngắn ngày (90-100 ngày). MV1 thích hợp để phát triển đại trà ở các vụ trái vụ hoặc cực muộn (Nguyễn Hồng Minh, 1999)[15].

Năm 1999, Viện nghiên cứu rau quả chọn được 2 giống cà chua ăn tươi chịu nhiệt tốt, năng xuất ổn định(XH1, XH2) nhập từ AVRDC. Giống XH2 đã được công nhận là giống quốc gia (Bộ NN&PTNT, 2005)[3]

Giai đoạn từ 2000 đến nay

Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn tạo ra giống cà chua PT18 từ nguồn vật liệu ban đầu là các giống nhập nội từ AVRDC với đặc điểm của giống là loại hình sinh trưởng hữu hạn, chiều cao cây từ 80-110 cm, tỷ lệ đậu quả trung bình đạt 60-75 g, năng suất thực thu đạt từ 25-50 tấn/ha. Giống được Bộ NN&PTNT cho phép khu vực hóa rộng rãi và được công nhận giống quốc gia năm 2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2006)[24]. Với mục đích chọn giống cà chua có năng suất đạt trên 30 tấn/ha, khối lượng trung bình quả lớn hơn 50 g, khi chín có màu đỏ tươi và có khả năng kháng một số sâu bệnh hại trong điều kiện trái vụ. Từ những năm 1997 đến 2002, Vũ Thị Tình và cộng sự với tập đoàn giống từ AVRDC đã chọn tạo được giống cà chua XH5, giống có đặc điểm thời gian sinh trưởng từ 130-140 ngày, năng suất đạt 44-55 tấn/ha vụ đông xuân và 30-40 tấn/ha vụ Xuân hè, có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm vi khuẩn và một số bệnh khác, thích hợp cho trồng trái vụ ở miền Bắc Việt Nam. Cà chua XH5 đã được công nhận giống khu vực hóa năm 2002 (Vũ Thị Tình và cộng sự, 2002), Trần văn Lài và cộng sự, (2005) [13]. Ngô Thị Hạnh và cộng sự (2005)[10] giới thiệu giống CXH1 chống bệnh héo xanh vi khuẩn được chọn lọc từ các dòng nói trên.

Kết quả nghiên cứu chọn giống ưu thế lai cà chua trong nước đang được các nhà chọn giống quan tâm. Các giống lai F1 được tạo ra trong nước như: HT7, HT21, HT144 do Trường Đại học NNI lai tạo. Giống VT3 do Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm lai tạo. Giống Lai số 9, HPT10, FM20, FM29 được Viện nghiên cứu Rau quả lai tạo, chúng có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế hệ bố mẹ, trong đó đại diện một số giống điển hình như: Giống cà chua Lai số 9 do viện nghiên cứu rau quả lai tạo, được tạo ra do kết quả lai đỉnh giữa 20 dòng thuần của 180 mẫu giống có nguồn gốc khác nhau vơi giống PT18, giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng

năng suất cao và ổn định từ 65-78 tấn/ha, thích hợp cho ăn tươi và chế biến, giống thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn, có thời gian sinh trưởng từ 90- 120 ngày vụ xuân hè và từ 120-130 ngày vụ thu đông. Giống này đã được hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời để mở rộng sản xuất tháng 12/2005 (Dương Kim Thoa và cộng sự, 2007)[25].

Trong chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp (APS) hợp phần giống cây trồng năm 2005, Bộ NN&PTNT đã giới thiệu 575 giống cây trồng mới trong đó có 22 giống cà chua, bao gồm cả giống được chọn tạo trong nước và giống nhập nội. Những giống này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phù hợp với điều kiện trồng trọt ở nước ta (Bộ NN&PTNT, 2005)[3]. Trong đó ngoài những giống đã được giới thiệu chi tiết trong phần này, những giống còn lại như P375, cà chua lai TN19, cà chua chế biến C95, CXH1, cà chua lai T43, cà chua lai TM 2016, cà chua lai 2017.

Theo nguồn từ thông tin Nông nghiệp Việt Nam-Agroviet, (2005)[26] một số giống cà chua nhót được giới thiệu trong vụ xuân hè như:

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều công ty giống tư nhân đã hình thành, họ đã và đang tham gia tích cực vào quá trình chọn tạo giống cà chua cho sản xuất. Các Công ty Trang Nông, Đông tây, Hoa Sen v.v đã đưa được nhiều giống ra sản xuất góp phần làm phong phú bộ giống cà chua ở nước ta như:

- Giống cà chua chịu nhiệt 609 do Công ty Đông Tây nhập nội và cung cấp, giống sinh trưởng bán hữu hạn, chịu nóng. Có thể gieo trồng từ giữa tháng 6 đến tháng 4 năm sau, quả to trung bình từ 70-80 g, quả cứng, vận chuyển dễ dàng. Trồng đúng kỹ thuật cho năng suất 40-50 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 115-120 ngày, chống chịu bệnh mốc sương, héo xanh, đốm nâu tốt, các sâu bệnh hại khác ở mức trung bình.

- Giống cà chua 607 do Công ty Hai mũi tên đỏ cung cấp, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt trồng được

quanh năm. Dạng quả hình trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng quả trung bình 100-120 g.

- Giống cà chua TN30 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào sản xuất, cao cây, quả tròn, khi chín có màu đỏ tươi, khối lượng quả trên cây đạt 4-5 kg, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá. Thời gian sinh trưởng 110 ngày, có thể gieo trồng quanh năm ở cả hai miền Bắc và Nam.

- Giống cà chua TN 24 do Công ty Trang Nông nhập nội và đề nghị đưa vào sản xuất, cây thấp trung bình (60-70 cm), quả tròn vuông, khi chín có màu đỏ tươi, thịt quả dầy, chắc, vỏ quả cứng, có thể gieo trồng quanh năm ở cả hai miền Nam, Bắc.

- Giống cà chua Red Crown 250 do Công ty Cổ phần giống Cây trồng Miền nam nhập nội từ Đài Loan và tiến hành chọn lọc, cây cao, sinh trưởng vô hạn, thân lá phát triển mạnh, quả tròn hơi thuôn dài, nhẵn, khả năng chống chịu bệnh héo xanh và thối hạch khá, là giống chịu nóng ẩm, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.

Trong chương trình hội thảo nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt nam, ngày 18 tháng 1 năm 2003, tại Viện nghiên cứu rau quả một số giống mới được giới thiệu như: C90, C50 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, VL2000, VL2910, VL2922, VL2004 do Công ty Hoa sen nhập nội và cung cấp; TN129, TN148, TN54 do công ty Trang nông nhập nội và cung cấp. Ngoài ra Công ty Giống cây trồng Miền nam đã đưa ra hai giống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)