Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua ở các thời vụ trồng khác nhau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 75 - 80)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.5 Đặc điểm hình thái và chất lượng quả của các tổ hợp lai cà chua ở các thời vụ trồng khác nhau

các thời vụ trồng khác nhau

Đặc điểm hình thái chất lượng quả là chỉ tiêu qun trọng được nhà chọn giống, người sản xuất và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Hình dạng kích thước và kể cả chất lượng quả khác nhau tùy theo từng vùng lãnh thổ.

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái chất lượng quả được chúng tôi trình bày trong bảng 4.8a và 4.8b.

Màu sắc vai quả: Theo Kiều Thị Thư (1998), màu sắc quả trước khi chín liên quan đến chất lượng quả. Những giống có vai quả khi chưa chín màu xanh có chất lượng quả ngon hơn quả có vai quả màu trắng. Vì vậy đây là một tính trạng quan trọng trong chọn giống cà chua chất lượng cao.

Theo dõi màu sắc quả khi chưa chín chúng tôi nhận thấy các tổ hợp lai ở vụ xuân hè chính có màu xanh và màu trắng ngà, tuy nhiên sang đến vụ xuân hè muộn tất cả các giống biểu hiện màu sắc vai quả trắng ngà, như vậy có thể nói nhiệt độ và ánh sảng có ảnh hưởng đến sự hình thành màu sắc quả khi xanh của cà chua.

Bảng 4.8a: Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009

Màu sắc vai quả

TT Tên giống Khi chưa

chín Khi chín Chiều cao quả (cm)-H Đường kính quả (cm)-D Chỉ số dạng quả I=H/D Độ dày thịt quả (mm) Độ Brix Số ngăn ô Số hạt/quả 1 T033 Xanh Đỏ 52,5 53,8 0,98 6,7 4,31 2,7 83,9 2 T038 Xanh Đỏ đậm 66,3 55,4 1,20 6,4 4,62 3,0 81,1 3 T026 Xanh Đỏ vàng 56,2 57,1 0,98 7,0 4,02 3,4 89,7 4 T076 Xanh Đỏ 57,0 55,1 1,03 6,3 4,79 2,5 130,1 5 T029 Trắng ngà Đỏ 54,4 54,4 1,00 6,6 4,47 3,0 147,7 6 T071 Xanh Đỏ 49,5 55,6 0,89 6,1 4,62 2,7 104,7 7 HPT10 Trắng ngà Đỏ đậm 55,6 55,0 1,01 6,4 5,09 2,6 96,3 8 TOM09-1 Trắng ngà Đỏ đậm 48,3 48,9 0,99 6,3 5,01 2,9 124,3 9 TOM09-2 Xanh Đỏ vàng 49,4 49,6 1,00 6,9 4,95 3,2 97,0 10 TOM09-3 Trắng ngà Đỏ đậm 54,7 50,7 1,08 7,1 4,87 2,5 92,6 11 TOM09-4 Xanh Đỏ 49,8 53,1 0,94 7,0 4,43 2,8 97,4 12 Savior (Đ/C) Trắng ngà Đỏ đậm 50,2 50,6 0,99 6,6 4,69 2,5 CV% 6,4 LSD 0,05 0,5

Bảng 4.8b: Một số đặc điểm hình thái và cấu trúc quả của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009

Màu sắc vai quả

TT Tên giống

Khi chưa chín Khi chín

Chiều cao quả (cm)-H Đường kính quả (cm)-D Chỉ số dạng quả I=H/D Độ dày thịt quả (mm) Độ Brix Số ngăn ô Số hạt/quả 1 T033 Trắng ngà Đỏ vàng 47,7 48,7 0,98 5,5 4,15 2,7 31,7 2 T038 Trắng ngà Đỏ 51,7 50,0 1,03 5,3 4,45 3,0 32,3 3 T026 Trắng ngà Đỏ vàng 51,7 52,0 0,99 5,8 3,85 3,4 34,0 4 T076 Trắng ngà Đỏ vàng 51,7 50,0 1,03 5,2 4,66 2,5 46,7 5 T029 Trắng ngà Đỏ 49,3 49,3 1,00 5,5 4,34 3,0 53,3 6 T071 Trắng ngà Đỏ vàng 45,0 50,7 0,89 5,1 4,49 2,7 38,3 7 HPT10 Trắng ngà Đỏ 50,7 49,7 1,02 5,4 4,96 2,6 35,0 8 TOM09-1 Trắng ngà Đỏ vàng 44,0 44,3 0,99 5,2 4,87 2,7 43,7 9 TOM09-2 Trắng ngà Đỏ vàng 48,3 44,3 1,09 5,8 4,82 3,2 36,7 10 TOM09-3 Trắng ngà Đỏ 50,0 46,0 1,09 5,9 4,73 2,5 33,3 11 TOM09-4 Trắng ngà Đỏ vàng 45,3 48,3 0,94 5,8 4,29 2,8 35,0 12 Savior (Đ/C) Trắng ngà Đỏ 45,7 46,3 0,99 5,5 4,56 2,5 38,7 CV% 6,7 LSD 0,05 0,51

Màu sắc quả khi chín là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng quả cà chua, màu sắc quả đỏ đậm, đồng đều là mục tiêu của các nhà chọn giống và cũng là yêu cầu cảu người tiêu dùng. Màu sắc quả là đặc trưng của giống, nhưng nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành màu sắc khi quả chín. Màu xanh của quả do sắc tố Chlorophyll quyết định, màu đỏ là do sắc tố

Lycopen quyết định, màu vàng cam do sắc tố Caroten quyết định và màu vàng do sắc tố Xanthophyll quyết định (Swiader J.M và cộng sự, 1992)[7]

Trong quá trình chín của quả màu xanh mất đi là do có sự phân huỷ sắc tố Chlorophyll và có sự tổng hợp các sắc tố LycopenCaroten. Sự hình thành sắc tố Lycopen được thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12-28oC, ở nhiệt độ từ 10-38 oC lại thuận lợi cho sự tổng hợp sắc tố Caroten. Khi nhiệt độ trên 30 oC quá trình hình thành lycopen bị ức chế nhưng quá trình tổng hợp

Caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ. Do vậy ở mùa nóng cà chua thường có màu quả chín vàng hoặc đỏ vàng (Kuo và cộng sự, 1998)[32]

Theo dõi đặc điểm màu sắc quả khi chín của các tổ hợp lai chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau rõ rệt về màu sắc quả ở hai thời vụ trồng.

Ở vụ xuân hè chính các giống cà chua vẫn cho màu sắc quả đỏ đậm, một số tổ hợp lai có màu sắc quả đỏ như TO33, TO76, TO29, TO71 và TOM09-4.

Ở vụ xuân hè muộn do quả phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, cản trở quá trình tổng hợp Lycopen do vậy hầu hết các tổ hợp lai có màu sắc đỏ vàng, chỉ một số tổ hợp còn duy trì được màu quả đỏ như TO38, TO29, HPT10, Savior và TOM09-3.

Hình dạng quả:

Hình dạng quả được xác định thông qua chỉ số dạng quả, đây là yếu tố quan trọng phụ thuộc vào thị hiếu của người tiêu dùng. Xu thế chung của người tiêu dùng Việt nam thích dạng quả tròn dài hoặc quả tròn. Hơn nữa hình dạng quả cũng phần nào đánh giá được độ chắc quả. Thường những

giống có dạng qủa thuôn dài có độ chắc quả cao hơn giống có dạng quả tròn hoặc quả dẹt. Kết quả nghiên cứu hình dạng quả chúng tôi thấy hầu hết các tổ hợp lai có dạng quả tròn ở cả hai vụ trồng. Như vậy có thể nói hình dạng quả do đặc điểm di truyền quy định, ít ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh.

Độ dày thịt quả: Độ dày thịt quả ngoài việc có ý nghĩa tăng giá trị sử dụng nó còn là yếu tố xác định độ chắc của quả. Độ chắc quả và tỷ lệ giữa độ dày thịt quả và số ngăn quả chiếm một vị trí quan trọng trong chất lượng quả, là yếu tố cần thiết cho cả cà chua ăn tươi và cà chua chế biến. Độ chắc quả giúp cho quá trình vận chuyển và bảo quản cà chua được thuận lợi hơn và lâu hơn.

Kết quả nghiên cứu độ dày thịt quả của các tổ hợp lai chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác nhiều về độ dày thịt quả giữa các giống trong cùng một thời vụ trồng, tuy nhiên chúng lại có sự sai khác giữa hai vụ trồng. Vụ xuân hè muộn độ dày thịt quả giảm hơn so với vụ xuân hè chính chúng chỉ vào khoảng 5 mm trong khi ở vụ xuân hè chính độ dày cùi của các tổ hợp lai khoảng 6 mm.

Số lượng ngăn hạt: Số ngăn hạt của cà chua phụ thuộc vào bản chất của giống. Số ngăn hạt của các tổ hợp lai ít biến đổi giữa các thời vụ trồng. Nhìn chung các tổ hợp lai có số ngăn hạt thấp từ 3-4 ngăn/quả.

Số hạt trên quả: Nghiên cứu số hạt trên quả của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, ở vụ xuân hè do điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của hoa, ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt trong quả. Ở vụ xuân hè chính số lượng hạt trên quả ít hơn nhiều so với chính vụ thu đông, vụ xuân hè muộn số hạt/quả lại càng giảm. Trung bình số hạt trên quả của các tổ hợp lai trong vụ xuân hè muộn dao động từ khoảng 31 hạt đến 53 hạt, trong khi đó ở vụ xuân hè chính số hạt/quả dao động trong khoảng 81 đến 147 hạt. Giống có số hạt/quả cao nhất là TO29 147,7 hạt/quả, TO76 130,1 hạt/quả và 104,7 hạt/quả.

Hàm lượng chất khô hòa tan (Độ Brix)

Hàm lượng chất khô hoà tan trong quả cà chua chịu ảnh hưởng bởi cả điều kiện môi trường và kiểu gen. Cường độ ánh sáng cao, quang chu kỳ dài, điều kiện thời tiết khô tại thời điểm thu hoạch tạo cho quả có hàm lượng chất khô hoà tan cao. Kích thước quả nhỏ, giống có dạng hình sinh trưởng vô hạn cũng là yếu tố giúp cho quả có hàm lượng chất khô cao.

Kết quả theo dõi hàm lượng chất khô hòa tan trong quả cà chua cho thấy có sự khác nhau về hàm lượng chất khô hòa tan giữa các giống tham gia thí nghiệm và có sự sai khác về hàm lượng chất khô hòa tan giữa hai vụ trồng. Vụ xuân hè muộn hầu hết các tổ hợp lai đều có hàm lượng chất khô hòa tan thấp hơn vụ xuân hè chính. Tổ hợp lai có hàm lượng chất khô hòa tan cao nhất trong cả hai thời vụ trồng là HPT10 với 5,09 độ Brix ở vụ xuân hè chính và 4,99 độ Brix ở vụ xuân hè muộn, sau đó là các tổ hợp lai TOM09-1 với 5,01 độ Brix ở vụ xuân hè chính, 4,87 độ Brix ở vụ xuân hè muộn, TOM09-2 với 4,95 và 4,82 độ Brix; TOM09-3 với 4,87 và 4,73 độ Brix ở vụ xuân hè chính và vụ xuân hè muộn. Giống có độ Brix thấp nhất ở cả hai vụ trồng là TO26 với 4,02 độ Brix ở vụ xuân hè chính và 3,85 độ Brix ở vụ xuân hè muộn trong khi đó giống đối chứng Savior độ Brix đạt 4,69 và 4,56 độ Brix ở vụ xuân hè chính và vụ xuân hè muộn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)