KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 82 - 83)

5.1 Kết luận

1. Trừ giống đối chứng Savior (thuộc dạng dài ngày, cao cây) hầu hết các tổ hợp lai thí nghiệm có thời gian sinh trưởng ngắn hơn. Từ trồng tới thu quả lứa đầu 60 - 65 ngày (vụ xuân hè chính) và 57 - 61 ngày (vụ xuân hè muộn), chúng sinh trưởng tốt ở vụ xuân hè.

2. Đa số các tổ hợp lai thí nghiệm có khả năng đậu quả ở điều kiện vụ nóng xuân hè như T033, T038, T071, T029, T070 và HPT10. Các tổ hợp lai trên cho số quả/cây tăng đảm bảo năng suất cao, nổi bật là các tổ hợp lai T038, T029, T033, HPT10 đạt 37 - 42 tấn/ha (vụ xuân hè chính).

3. Ở điều kiện vụ xuân hè 2009, trên địa bàn thí nghiệm các tổ hợp lai thí nghiệm nhiễm bệnh virus hầu hết ở mức trung bình. Một số tổ hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh virus nhẹ hơn như T029, T038, HPT10, T026. So với vụ xuân hè chính, vụ xuân hè muộn bệnh virus ở các tổ hợp lai thí nghiệm biểu hiện cao hơn.

4. Ở điều kiện vụ nóng xuân hè, hầu hết các tổ hợp lai cà chua có độ chín đỏ tốt, quả chắc, ít nứt quả, độ Brix khá cao, đảm bảo chất lượng tiêu dùng.

5. Thí nghiệm đã rút ra các tổ hợp lai T038, T029 và HPT10 có nhiều triển vọng, tiềm năng cho năng suất cao: T029 (41,9 tấn/ha), T038 (38,4 tấn/ha) và HPT10 (38,37 tấn/ha) ở vụ xuân hè chính, chúng có chất lượng quả tốt. Giống HPT10 là giống cà chua có dạng quả, màu sắc đẹp, độ Brix cao ở cả hai vụ trồng.

5.2 Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp lai cà chua mới nhằm xác định được giống tốt cho phát triển cà chua ở Bắc Ninh trong điều kiện trái vụ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)