Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 58 - 62)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè

xuân hè 2009

Cây cà chua có thân mềm, quả mọng, hương vị ngon nên nó trở thành đối tượng gây hại của nhiều loài sâu bệnh. Đặc biệt trong điều kiện vụ xuân hè nước ta nhiệt độ cao, độ ẩm lớn cà chua bị nhiều loài sâu bệnh phá hoại. Đây là một tác nhân lớn làm ảnh hưởng đến năng suất của cây cà chua.

Một số loại sâu bệnh hại cà chua quan trọng như sâu đục quả (Heliothis armigera), rệp (Aphidoidea), bọ phấn trắng (Bemisia), bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum), bệnh héo do nấm Fusarium, bệnh sương mai (Phythophthora infestans), bệnh đốm nâu (Cladosporium fulvum) và đặc biệt là bệnh virus.

Bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh sương mai và đặc biệt là bệnh virus và sâu đục quả là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất ở các vùng trồng cà chua. Chính vì vậy công tác bảo vệ thực vật cùng với việc chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh cần phải đươc quan tâm chú ý.

Theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm kết quả được chúng tôi trình bầy trong bảng 4.4a và 4.4b

Kết quả nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại chủ yếu trên cà chua cho thấy không thấy xuất hiện bệnh héo xanh vi khuẩn trên các giống tham gia thí nghiệm. Các bệnh đốm lá xuất hiện nhưng mức độ gây hại cho cây là không đáng kể. Bệnh sương mai cũng là loại bệnh nguy hiểm trên cà chua, bệnh hại trên mọi bộ phận của cây, lá, thân cành, quả. Tuy nhiên trong cả hai vụ xuân hè 2009 bệnh xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ, ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất của các tổ hợp lai.

Bệnh vius là nguyên nhân làm giảm năng suất đáng kể ở một số vùng trồng cà chua đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh vius đã trở thành đại dịch với những vùng trồng rau chuyên canh. Hiện nay một số Công ty giống

của nước ngoài đã thành công trong việc chọn tạo giống chống chịu với bệnh vius, tuy nhiên đây còn là vấn đề lớn với các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống trong nước. Kết quả nghiên cứu khả năng nhiễm bệnh vius của các tổ hợp lai cà chua trong thí nghiệm cho thấy ở đầu vụ tỷ lệ cây bị bệnh vius rất ít, tuy nhiên càng về sau bệnh phát triển càng mạnh đặc biệt ở giai đoạn quả già và chuẩn bị chín.

Ở vụ xuân hè chính tỷ lệ cây bị hại do virus thấp hơn rất nhiều so với vụ xuân hè muộn, đồng thời mức độ bị hại cũng ít hơn, chủ yếu cây bị bệnh hại ở mức nhẹ và trung bình. Giống đối chứng Savior là giống có tỷ lệ nhiễm bệnh và mức độ bị hại thấp nhất chỉ khaỏng 5% số cây bị hai, tiếp sau đó là các giống HPT10, TO29, TO38 tỷ lệ cây bị hại chỉ khoảng 15-18%. Các giống khác có tỷ lệ cây bị bệnh cao hơn như TO71, TOM09-2, TOM09-3, TOM09-4 với tỷ lệ cây bị bệnh trên 30%.

Vụ xuân hè muộn bệnh phát triển mạnh cả về tỷ lệ cây bị bệnh cũng như mức độ hại. Tỷ lệ cây bị bệnh tăng cao so với vụ xuân hè chính, hầu hết các tổ hợp lai bị nhiễm bệnh với tỷ lệ lên đến 30-40%, một số tổ hợp lai có tỷ lệ bệnh thấp hơn như HPT10 (26%), đặc biệt Savior vẫn thể hiện là giống có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất chỉ với 6,7%.

Vết bệnh sương mai hại trên thân, cành và lá Sâu đục quả hại cà chua

Sâu đục quả:

Là loại sâu hại nguy hiểm nhất, nó tấn công vào hoa, quả và nụ, đục vào quả non làm cho quả rụng.

Kết quả theo dõi sâu đục quả ở bảng 4.4a và 4.4b cho thấy sâu đục quả gây hại các tổ hợp lai cà chua ở cả hai vụ trồng. Tuy nhiên do sử dụng biện pháp bảo vệ thực vật thưòng xuyên đã phần nào giảm tỷ lệ gây hại của sâu

đục quả. Trong vụ xuân hè chính tỷ lệ hại của sâu đục quả đối với cà chua trong khoảng từ 4-5 %. Tổ hợp lai TO76 và HPT10 có tỷ lệ sâu đục quả cao nhất 6,7 và 6,4% và Savior có tỷ lệ sâu đục quả thấp nhất 3,5 %. Trong vụ xuân hè muộn tỷ lệ sâu đục quả của các tổ hợp lai tăng lên rõ rệt, tỷ lệ quả bị hại tăng gấp 2 thậm chí 3 lần so với vụ xuân hè chính. Tổ hợp lai có tỷ lệ sâu đục quả cao nhất là TO71, TO76 và TO33 khoảng 16,7 %. Các giống khác tỷ lệ này nằm trong khoảng 10-13%.

Nứt quả cũng là vấn đề được cả người sản suất, tiêu dùng và chọn giống quan tâm đặc biệt trong việc trồng cà chua vụ trái, cà chua xuân hè.

Bên cạnh yếu tố di truyền, điều kiện môi trường, các yếu tố như bón quá nhiều chất dinh dưỡng, lượng nước tưới quá nhiều trước khi thu hoạch cũng là nguyên nhân gây nứt quả chính vì vậy kỹ thuật chăm sóc đặc biệt là thời kỳ trước khi thu hoạch cần phải được chú ý quan tâm. Nứt quả là nhân tố làm giảm năng suất thương phẩm của cà chua. Kết quả theo dõi tỷ lệ nứt quả của các tổ hợp lai ở cả hai vụ chúng tôi nhận thấy nhìn chung ở cả hai vụ đều thấy hiện tượng nứt quả. Các giống cà chua có tỷ lệ nứt quả cao ở cả hai vụ là TO71 với 3,1% ở vụ xuân hè chính và 4,3% ở vụ xuân hè muộn, tiếp theo là các giống TO76 và TO26 với 4,0% và 3,5% ở vụ xuân hè muộn, 2,1 và 2,7% vụ xuân hè chính. Giống đối chứng và một số giống của Viện nghiên cứu rau quả không thấy hiện tượng nứt quả ở cả hai vụ trồng.

hợp lai cà chua trong vụ xuân hè chính năm 2009

TT Tên giống Bệnh

sương mai Bệnh Vius

Sâu đục quả (%) Tỷ lệ nứt quả 1 T033 + 23,6 5,2 2,2 2 T038 + 18,5 4,3 2,5 3 T026 + 21,3 4,5 2,7 4 T076 + 25,7 6,7 2,1 5 T029 + 16,5 5,2 1,8 6 T071 + 30,3 4,2 3,1 7 HPT10 + 15,7 6,4 0 8 TOM09-1 + 28,3 5,2 0 9 TOM09-2 + 32,5 4,6 0 10 TOM09-3 + 30,3 4,1 0 11 TOM09-4 + 30,3 5,3 2,1 12 Savior (Đ/C) + 5,9 3,5 0

Bảng 4.4b: Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chủ yếu của các tổ hợp lai cà chua trong vụ xuân hè muộn năm 2009

TT Tên giống Bệnh

sương mai Bệnh Vius

Sâu đục quả (%) Tỷ lệ nứt quả 1 T033 + 33,3 16,7 2,5 2 T038 + 40,0 10,0 2.6 3 T026 + 40,0 13,3 3,5 4 T076 + 36,7 16,7 4,0 5 T029 + 36,7 10,0 1,2 6 T071 + 40,0 16,7 4,3 7 HPT10 + 26,7 13,3 0 8 TOM09-1 + 43,3 10,0 0 9 TOM09-2 + 36,7 10,0 0 10 TOM09-3 + 33,3 13,3 0 11 TOM09-4 + 40,0 13,3 0 12 Savior (Đ/C) + 6,7 13,3 0

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI CÀ CHUA VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI BẮC NINH (Trang 58 - 62)