Hình tượng người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, xé tở cấp độ tín hiệu

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 61 - 78)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

2.1.1. Hình tượng người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, xé tở cấp độ tín hiệu

hiệu thẩm mĩ hằng thể

Như đã nói, có thể xác định các tín hiệu hằng thể theo hai nhóm: nhóm hình tượng phụ nữ nói chung và hình tượng chinh phụ. Ở đây, chúng tơi chỉ xem xét hình

tượng người phụ nữ trong tính hằng thể là người chinh phụ. Thơng qua hình tượng

chinh phụ, các tín hiệu hằng thể là những từ ngữ đồng nghĩa/biểu thức đồng quy

chiếu về hình tượng người chinh phụ.

Trong Chinh phụ ngâm, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp mĩ miều của người chinh

phụ với nhiều hình tượng khác nhau, qua đó đã khắc họa rõ hơn dung nhan của nàng chinh phụ, thể hiện qua dữ liệu khảo sát như sau:

STT Tín hiệu thẩm mĩ hằng thể TẦN SỐ (SLXH) TẦN SUẤT (%) 1 thiếp 32 76.1 2 phụ nữ 1 2.4 3 con gái 1 2.4 4 Ả Chức 2 4.8 5 chị Hằng 1 2.4 6 khuê phụ 2 4.8 7 chinh phụ 2 4.8 8 nạ dòng 1 2.4 Tổng cộng 42 100

Bảng 2.6: Tần số và tần suất của các biến thể hằng thể chỉ hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc

Qua khảo sát, chúng ta nhận thấy, tác giả đã so sánh vẻ đẹp của chinh phụ với nàng Trác Văn Quân, của chàng Phan Lang:

54

Kìa Văn Quân mĩ miều thưở trước E đến khi đầu bạc mà thương.

[Câu 337 – 340]

Đó cũng là vẻ đẹp đạo đức mang tính truyền thống khi người chinh phụ được

sắm các vai: phụ thân, thân, thiếp.

Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam

Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân. Nay một thân ni già dạy trẻ

Nỗi quan hồi mang mể xiết bao.

[Câu 159 – 162]

Trong nỗi niềm mong nhớ, trơng ngóng chồng đến xót xa, nàng chinh phụ đã qn cả việc chăm sóc, làm đẹp chính bản thân mình, nàng tự ví phận mình lẻ loi,

sầu tủi như nàng Chức Nữ, chị Hằng Nga:

Khác gì ả Chức, chị Hằng,

Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chốc mòng.

[Câu 239 – 240]

Nọ thì ả Chức chàng Ngâu,

Tới trăng thu lại bắc cầu sang sông.

[Câu 327 – 328]

Đó cũng là nỗi niềm lo lắng của người chinh phụ khi theo thời gian mình sẽ

trở thành người phụ nữ già nua: từ gái tơ thành nạ dòng.

Nghĩ mệnh bạc, tiếc niên hoa Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ giòng.

[Câu 345 – 348]

2.1.2. Hình tượng người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm, xét ở cấp độ tín

hiệu thẩm mĩ biến thể

Qua khảo sát tác phẩm, cho thấy THTM chỉ người phụ nữ qua các biến thể từ vựng, biến thể quan hệ, biến thể kết hợp có kết quả như sau:

55

BIẾN THỂ Số lượng Tần số (Slxh) Tần suất (%)

1. Biến thể từ vựng 21 104 27.9

2. Biến thể quan hệ 78 89 24.0

3. Biến thể kết hợp 145 179 48.2

Tổng 244 372 100

Bảng 2.7: Số lượng và tần số xuất hiện của tín hiệu biến thể người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.

Qua bảng thống kê trên cho thấy, hình tượng người phụ nữ được miêu tả qua nhiều biến thể ngôn ngữ khác nhau. Trong đó, nhóm các THTM biến thể kết hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (48,2%).

2.1.2.1. Các biến thể từ vựng chỉ người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm

Khảo sát Chinh phụ ngâm, chúng ta thấy biến thể từ vựng chỉ người phụ nữ được tác giả sử dụng khá nhiều trong khúc ngâm như: nguyệt, hoa, bóng trăng… Những biến thể từ vựng ấy đã góp phần tạo nên một tác phẩm Chinh phụ ngâm

khúc đầy chất thơ… Chúng ta có thể tham khảo kết quả khảo sát như sau:

STT BIẾN THỂ TỪ VỰNG TẦN SỐ (SLXH) TẦN SUẤT (%) 1 má hồng 1 1.61 2 phù dung 1 1.61 3 thân 3 4.83 4 lòng 16 25.8 5 hoa 17 27.4 6 trăng 3 4.83 7 nguyệt 6 9.67 8 liễu 3 4.83 9 sen 1 1.61 10 lan 1 1.61

56 STT BIẾN THỂ TỪ VỰNG TẦN SỐ (SLXH) TẦN SUẤT (%) 11 bóng 5 8.06 12 chim uyên 2 3.22 13 chim én 2 3.22 TỔNG CỘNG 62 100

Bảng 2.8: Tần số và tần suất của các biến thể từ vựng chỉ hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm

Mở đầu Chinh phụ ngâm là hình ảnh đất nước rơi vào cảnh loạn lạc. Trong

tiếng kêu than thảng thốt của biết bao nhiêu nạn nhân khốn khổ vì chiến tranh,

chúng ta nghe văng vẳng có tiếng ốn thán não nùng của người chinh phụ hay cũng là lời thông cảm tha thiết của tác giả đối với phận thuyền quyên, rằng ai đã gây chinh chiến để khách má hồng phải chịu nỗi gian nan:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm tầng trên,

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?

[Câu 1 – 4]

Trong toàn khúc Chinh phụ ngâm ta thấy tác giả dùng chữ “trăng”, chữ

“nguyệt” để chỉ người chinh phụ. Ở đây, tín hiệu thẩm mỹ “trăng”, “nguyệt” gợi lên

những tình cảm khác nhau của chinh phụ, khi nhớ thương, khi lo lắng, khi đau đớn:

Lịng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Dạ chàng xa ngoài cõi Thiên San.

[Câu 33 – 34]

Trời hơm tựa bóng ngẩn ngơ,

Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.

[Câu 187 – 188]

Hình ảnh nguyệt, hoa qua bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả đã diễn tả

niềm khao khát của nàng chinh phụ luôn mong nhớ người chồng, mong muốn vợ chồng được quấn quýt bên nhau:

57

Lá màn lay ngọn gió xuyên,

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm. Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa, dưới nguyệt trong lòng xiết đau.

[Câu 221 – 228]

Nàng chinh phụ cũng được ví với đóa hoa phù dung đang nở vào mùa thu

với lời hẹn ước của người chinh phu nhưng lời hẹn ấy vẫn chưa thành hiện thực để

hoa phù dung phải tàn tạ, tả tơi:

Nay đào đã quyến gió đơng Phù dung lại rã bên sơng ba sịa.

[Câu 131 – 134]

Trong Chinh phụ ngâm, từ “thân” được tác giả sử dụng đến 4 lần, từ “lòng” được sử dụng 16 lần, bên cạnh nhiều từ khác chỉ thân thể: lệ thiếp, thân thiếp. Sự

biểu trưng này cho thấy nàng chinh phụ luôn cảm thấy sự cô độc, lẻ loi của tấm thân mình. Tồn bộ khúc ngâm là nỗi xót xa của người vợ trẻ cho bản thân, cho cảnh

mòn mỏi chờ chồng. Nàng thấy thân mình cơ độc, thấm đầy lệ rơi: lệ thiếp, thân

thiếp, lịng thiếp...

Vì chàng, lệ thiếp nhỏ đơi

Vì chàng, thân thiếp lẻ loi một bề Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn?

[Câu 255 – 258]

Nàng chinh phụ luôn cảm thấy xót xa cho nỗi lịng buồn tủi của chính mình

qua các biến thể nỗi lịng, lịng này, lịng thiếp:

Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai

Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây.

58

Đặc biệt, trải dài khúc ngâm là THTM chỉ người chinh phụ với cách xưng hơ

là “thiếp”. Đó có thể là nỗi lo lắng khơn nguôi của người chinh phụ khi tiễn chồng

ra trận nơi gió cát, hang beo:

Quân đưa chàng rong ruổi lên đường

Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.

[Câu 47 – 48]

Người chinh phụ với nỗi nhớ chồng da diết nơi cõi xa mưa gió đến mức sầu muộn:

Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?

[Câu 51 – 54], [Câu 63 – 64] Là nỗi niềm mong được sum vầy với chồng của người chinh phụ:

Thiếp xin muôn kiếp sau này

Như chim liền cánh như cây liền cành

[Câu 359 – 360]

2.1.2.2. Các biến thể kết hợp chỉ người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm a. Tín hiệu kết hợp là danh từ/danh ngữ

Qua khúc ngâm với 408 câu diễn Nơm (theo bản dịch của Đồn Thị Điểm), chúng ta thấy tác giả đã sử dụng biến thể kết hợp là danh từ/danh ngữ với số lượng

khơng nhiều, trong đó đáng chú ý là hai cấu trúc danh ngữ ả Chức, chị Hằng..

Khác gì ả Chức, chị Hằng,

Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chốc mòng.

[Câu 239 – 240]

Nọ thì ả Chức chàng Ngâu,

Tới trăng thu lại bắc cầu sang sông.

[Câu 327 – 328]

b. Tín hiệu kết hợp là động từ/động ngữ

Với Chinh phụ ngâm, toàn bộ 408 câu thơ song thất lục bát trong bản dịch

59

những động từ chỉ hành động, tâm trạng, nỗi lòng của người chinh phụ được tác giả sử dụng khá nhiều. Qua khảo sát, tác giả đã có 97 lần sử dụng các động từ để thể hiện hành động, suy nghĩ, tâm trạng của người chinh phụ.

STT THTM là Động từ Số lần xuất hiện 1 đưa 1 2 bước 3 3 về 1 4 trông 7 5 thấy 4 6 nhìn 2 7 đi 3 8 soi 3 9 đeo 2 10 cài 1 11 trải 3 12 gieo 1 13 dạo 3 14 ngồi 1 15 nói 1 16 đốt 1 17 gượng 3 18 gửi 6 19 thốc 1 20 lay 1 21 theo 1 22 biếng 5 23 thổi 1 24 mượn 1 25 gõ 1

60 STT THTM là Động từ Số lần xuất hiện 26 ôm 1 27 rứt 1 28 nếm 1 29 giận 1 30 dứt 1 31 rụng 1 32 hái 1 33 nghĩ 2 34 nhủ 1 35 dừng 2 36 động 1 37 ngỏ 1 38 dạy 2 39 ước 1 40 gảy 1 41 đeo 1 42 nghe 2 43 nói 2 44 cầm 1 45 rơi 1 46 vướng 1 47 ngừng 1 48 ngoảnh 2 49 mượn 1 50 khua 1 51 khuyên 2 52 nảy 1 53 dùng dằng 1

61 STT THTM là Động từ Số lần xuất hiện 54 ngẩn ngơ 1 55 sầu 1 56 mách 1 57 xiết 1 Tổng cộng 97

Bảng 2.9: Bảng thống kê THTM là động từ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm

Ngay từ đầu ngâm khúc chúng ta đã thấy tâm trạng dùng dằng, buồn tủi, đau

đớn của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận: dằng dặc, cầm tay, bước đi, nhìn,

ngẩn ngơ, trơng...

Đưa chàng lịng dằng dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

Nhủ rồi nhủ lại cầm tay,

Bước đi một bước dây dây lại dừng.

[Câu 27 – 32]

Người chinh phụ ở lại một mình, lịng ngẩn ngơ trống trải, một nửa theo hút bóng chồng, một nửa bâng khng vì tình cảnh đơn chiếc:

Dấu chàng theo lớp mây đưa

Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà

[Câu 51 – 52]

Cuối cùng là một nỗi buồn mênh mang đến xâm chiếm lòng nàng trước cảnh ngàn dâu bao la và xanh ngắt:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

[Câu 62 – 65]

Trơng chờ mịn mỏi nhưng người chinh phụ vẫn giữ trọn chữ thủy chung chờ đợi, càng chờ đợi người chinh phụ càng khắc khoải âu sầu vì nàng khơng thể thay

62

đổi cảnh sống hiện tại, nàng chỉ có đơi tay yếu mềm, đơi mắt vời vợi nhớ, đôi mơi

ln thì thầm cầu mong, cậy nhờ.

Cậy ai mà gửi tới cùng

Để chàng thấu hết tấm lòng tương tư …Cậy ai mà gửi tới nơi

Để chàng trân trọng dấu người tương thân.

[Câu 170 – 177]

Và như thế mới hiểu được vì sao một tiếng dế kêu, một tiếng chuông chùa, một luồng gió nhẹ… cũng đủ để hóa thành những cung yêu thương xoáy mãi lên trong biển nhớ của nàng, đau xiết:

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau.

[Câu 222 – 229]

c. Tín hiệu kết hợp là tính từ/tính ngữ

Chinh phụ ngâm là một tác phẩm trữ tình, từ đầu đến cuối tác phẩm vẫn chỉ

là tâm trạng của nhân vật trữ tình – người chinh phụ. Khúc ngâm được phát triển

theo mạch tâm trạng và nỗi nhớ nhung của người chinh phụ. Sau những ngày mỏi mòn chờ chồng trong tuyệt vọng, nàng rơi vào tâm trạng cơ đơn, tuyệt vọng và cất lời ốn trách. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói ốn trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi. Nỗi nhớ nhung và tâm

trạng của người chinh phụ đã được thể hiện rất rõ qua hàng loạt tính từ/tính ngữ mà

chúng tôi đã khảo sát như sau:

STT THTM là tính từ Số lần xuất hiện 1 sầu 6 2 xót 1 3 truân chuyên 1 4 lung lay 1 5 dằng dặc 1 6 xanh xanh 1

63 STT THTM là tính từ Số lần xuất hiện 7 xanh ngắt 1 8 ngẩn ngơ 1 9 lạnh lùng 1 10 lao xao 1 11 ngẩn ngơ 2 12 nhớ 3 13 ngổn ngang 1 14 lạnh lẽo 1 15 bơ phờ 1 16 thơ thơ 1 17 thẹn thùng 1 18 rầu 3 19 mơ mòng 1 20 phảng phất 1 21 dẫy duồng 1 22 nhọc nhằn 1 23 lẩn thẩn 1 24 mỹ miều 1 25 phất phơ 1 26 đằng đẵng 1 27 dằng dặc 1 28 mê mải 1 29 chứa chan 1 30 thăm thẳm 1 31 đau đáu 1 32 thắm 1 33 dõi dõi 1 34 chua cay 2

64 STT THTM là tính từ Số lần xuất hiện 35 lẻ loi 1 36 xanh 2 37 xanh ngắt 1 38 thoi thót 1 39 véo von 1 40 nghi ngút 1 41 thấm thoát 2 42 vàng 3 43 thẫn thờ 1 44 nhạt 1 45 thẩn thẩn 1 46 xa 1 47 xa vời 1 Tổng cộng 59

Bảng 2.10: Bảng thống kê, phân loại biến thể kết hợp là tính từ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm

Chúng ta có thể nhận thấy tâm trạng nhớ nhung của nàng chinh phụ về người

chồng nơi chiến trận đã được tác giả miêu tả một cách da diết, thiết tha: thăm thẳm,

xa vời, đau đáu, ...

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.

[Câu 210 – 217]

Nỗi đau buồn của người thiếu phụ trong cảnh đợi chồng đi chiến trận đã

khiến nàng mất hết sức lực, tâm trạng nàng ngẩn ngơ, thể xác nàng tiều tụy, bơ phờ,

65

Trời hơm tựa bóng ngẩn ngơ,

Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai. Há như ai, hồn say bóng lẫn,

Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không.

[Câu 187 – 190]

Cảnh vật xung quanh cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như

người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò đằng đẵng,

dằng dặc, mê mải, chứa chan

Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Hương gượng đốt hồn đà mê mải Gương gượng soi lệ lại chứa chan.

[Câu 201 – 206]

Nỗi sầu muộn như ngày càng chồng chất thêm trong lịng chinh phụ, nó như

một sức mạnh vật chất đè nặng lên cuộc sống của nàng thêm sầu buồn:

Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối Muộn chứa đầy hãy thổi làm cơm Mượn hoa mượn rượu giải buồn Sầu làm rượu nhạt muộn dồn hoa ôi

[Câu 241 – 244]

Chinh phụ đã tìm mọi cách để giải sầu như xem hoa, đánh đàn thậm chí là

uống rượu, nhưng “Sầu làm rượu nhạt, muộn làm hoa ôi”. Nỗi sầu muộn vẫn lấn át

tất cả, nỗi sầu muộn đã làm cho nàng mất hết mọi cảm giác trước cuộc sống.

d. Tín hiệu kết hợp là số từ

Những giờ phút hạnh phúc cuối cùng khi người chinh phụ tiễn chồng ra trận, ta thoáng thấy sự xúc động mãnh liệt của tâm hồn nàng trước thời khắc chia tay:

Nhủ rồi, tay lại cầm tay,

Bước đi một bước, giây giây lại dừng.

66

Hành động một bước trăm tình ngẩn ngơ cho thấy nàng chờ mãi không thấy

chồng về, mối sầu của nàng thêm chồng chất trên cõi lòng héo úa của nàng như rêu xanh lớp lớp bao phủ quanh tường:

Rêu xanh mấy lớp chung quanh

Chân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.

[Câu 141 – 144]

Và cuối cùng nàng chán nản, oán trách chồng đã sai lời hẹn ước, đã ba mùa sen nở trôi qua mà vẫn chưa thấy chàng trở về:

Bóng dương mấy buổi xuyên ngang Lời sao mười hẹn, chín thường đơn sai.

[Câu 147 – 150]

Người chinh phu bị chiến tranh ném vào nơi gió cát, vào nơi “chiến địa” xa

xơi. Người chinh phụ ở nhà mịn mỏi ngóng trơng đã cảm nhận thấm thía và sâu sắc

sự cách xa của hai người: ba tư, nghìn vạn,…

Kể năm đã ba tư cách diễn

Mối sầu thêm nghìn vạn ngổn ngang.

[Câu 165 – 168]

Càng xa càng nhớ, càng cách trở thì càng khao khát hạnh phúc, khao khát

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)