CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
3.1. GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
3.1.2. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ biến thể chỉ người phụ nữ trong
trong Cung oán ngâm khúc
3.1.2.1. Ý nghĩa biểu trưng hóa qua các biến thể từ vựng chỉ người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc
Theo quan niệm của Nguyễn Gia Thiều, người con gái sinh ra và trưởng thành trong xã hội được ví như những bơng hoa xinh đẹp. Mỗi bơng hoa đều có một dáng vẻ khác nhau và cuộc đời khác nhau. Bởi vì họ là phái đẹp và cũng là phái yếu. Đã là phái đẹp, phái yếu và đã là hoa thì phải được mọi người nâng niu, chăm chút. Song thực tế điều ấy, trong xã hội nhà thơ đang sống khơng bao giờ có. Người con gái bị ruồng bỏ và có địa vị thấp kém, do đó, tác giả đã bằng thơ ca của mình để thể hiện nguyện vọng của những người con gái sớm héo tàn tuổi xuân tại nơi không ai ngờ rằng ở đó có sự đau khổ. Hình tượng người cung nữ được khắc họa, được liên tưởng qua các biến thể từ vựng - những biểu thức ngôn từ đồng quy chiếu trong
tác phẩm như hoa, gót sen, nguyệt, trăng,...
Trong Cung ốn ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều đã nhìn người cung nữ như những bông hoa đồ mi, thược dược, mẫu đơn, lan, huệ, phù dung, cúc, đào… Hình ảnh biểu trưng của những bông hoa ấy đều bắt đầu từ độ “hàm tiếu”, từ cịn phong
nhị, chúm chím… chưa bắt đầu chuyển sang độ “khai hoa”. Như vậy, rõ ràng
Nguyễn Gia Thiều đã chọn cho tác phẩm của mình đối tượng rất đáng được xã hội quan tâm, chú ý – đó là những người con gái, những cô thiếu nữ ngây thơ, trong
80
trắng và hồn nhiên như những “nụ hoa chưa mỉm miệng cười” đầy ước mơ hạnh
phúc, nhìn cuộc đời chứa chan niềm tin, kiêu hãnh. Người cung nữ này rất đẹp,
nàng là “hoa xuân nọ còn phong nộn nhuỵ” thanh tao, cao quý:
Hoa xuân nọ còn phong nộn nhị, Nguyệt thu kia chưa hé hàn quang, ...Vườn xuân bướm hãy cịn rào,
Thấy hoa mà chẳng lối vào tìm hương. Hương trời sá động trần ai
Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi.
[Câu 33 – 42]
“Dẫu vàng nghìn lạng dễ cười một khi” mượn ý thơ của Vương Tăng Nhụ
vịnh nàng Sủng Cơ: “Tái cố liên thành dịch, Nhất tiếu thiên kim mãi”, dịch nghĩa là
hai lần nhìn, liên thành cũng đổi. Một nụ cười mua đến nghìn vàng. Ý ở đây là nụ
cười kiêu sa của nàng cung nữ thời son trẻ có nghìn vàng cũng không mua được. Trong văn chương cổ, bơng hoa đào cịn được dùng để chỉ người con gái đẹp. Và Nguyễn Gia Thiều đã không ngoại lệ khi so sánh nàng cung nữ như những bông
“hoa đào” với rất nhiều các sắc thái biểu trưng khác nhau: Nào dạo lối vườn hoa năm ngoái
Đố hồng đào hái buổi cịn xanh
[Câu 245 – 246]
Thù nhau ru hỡi đông phong
Góc vườn đãi nắng cầm bơng hoa đào
[Câu 327 – 328]
Người cung nữ cịn là “đóa lê” trong cái nhìn của đức vua:
Đóa lê ngon mắt cửu trùng
Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng siêu
[Câu 164 – 165]
“Đóa lê” chỉ người con gái đẹp mượn trong trường hận ca của Bạch Cư Dị,
nhưng được tác giả đặt vào một hồn cảnh mới, dưới cái nhìn của kẻ phàm phu tục tử. Tác giả đã xây dựng hình ảnh câu thơ rất sinh động, mang tính tượng hình cao
81
nhờ vào điển tích “Tuy mày điểm nhạt nhưng lịng cũng siêu”. Điển này có nguồn
gốc từ câu thơ của Trương Hữu vịnh bà Quắc Quắc phu nhân, em gái Dương Quý Phi, có sắc đẹp tự nhiên, khi vào hầu cận vua thì chỉ cần vẻ nhạt đơi mày vẫn được
vua yêu: Trước hiềm chi phấn ô nhan sắc - Đạm tảo nga mi triêu chí tơn. Dịch nghĩa là: Vì lo son phấn làm hoen nhan sắc, chỉ vẻ sơ đôi mày sáng đến hầu vua. Nhưng trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc, ý nghĩa của điển này không phải chỉ
sắc đẹp của người cung nữ mà là nói đến sự ham mê sắc dục của đấng quân vương. Ngoài ra, khi miêu tả sắc đẹp của người cung nữ, Nguyễn Gia Thiều đã dùng những từ ngữ mang tính gợi hình, gợi cảm cao nhằm góp phần tăng thêm vẻ đẹp thướt
tha, quyến rũ và đầy sức sống từ chân mày cho tới gót chân như mày ngài, gót sen:
Mày ngài lẫn mặt rồng lộ lộ Sắp song song đôi lứa nhân duyên
[Câu 153 – 154]
Thôi cười nọ lại nhăn mày liễu Ghẹo hoa kia lại nhíu gót sen
[Câu 177 – 178]
“Mày ngài” được cắt nghĩa bởi chữ nga mi. Nga là con bướm ngài do con
tằm hóa ra, có đơi mày cong và đẹp nên mày con gái thường ví như mày con ngài,
thường gọi là mày ngài. “Gót sen” chỉ gót chân người con gái đẹp. Ở đây, vẻ đẹp
của cung nữ không được miêu tả một cách trực tiếp cụ thể mà bằng những hình ảnh
biểu trưng đầy sức gợi hình. Người đọc có thể hình dung ra một đơi mày “tuy điểm
nhạt” nhưng “lịng vẫn siêu” và một đơi gót chân đẹp như bơng hoa sen, đồng thời
qua đó cũng làm nổi bật vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha nhưng không kém phần quý phái, cao sang của người cung nữ.
Các THTM biến thể như “nguyệt”, “hoa”, “đào”, “mận” cũng thiên về
nhấn mạnh hay hàm ý chuyện tình cảm đơi lứa, hoặc chuyện ân ái vợ chồng:
Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt Lúc cười sương cợt tuyết đền phong.
82
Cảnh hoa lạc nguyệt minh hôm ấy, Lửa hồng hơn như cháy tấm son. Hồng hơn thơi lại hơn hồng.
Nguyệt hoa thôi lại thêm buồn nguyệt hoa!
[Câu 261 – 264]
Thà rằng cục mịch nhà quê
Dẫu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này.
[Câu 299 – 300]
Hình ảnh hoa, nguyệt ở đây dùng nghĩa sóng đôi thật khéo. Trước nhất là
hoa - nguyệt được ví với cung nữ và nhà vua. Thêm nữa, hình ảnh nguyệt - hoa láy
đi láy lại thành nghĩa ân ái, ái ân giữa vợ chồng. Đó cũng đồng thời là tình cảm nũng nịu giữa nguyệt và hoa kia này; là sự ái ân giữa thân gái này và nhà vua kia.
Bên cạnh đó, biểu tượng hoa xuất hiện trong khúc ngâm khơng phải là hoa với trạng thái rực rỡ tươi tắn và tràn nhựa sống như lúc ban đầu mà là “hoa rữa nhị”:
Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi.
[Câu 209 – 210]
Nàng trách giận đấng quân vương sao sớm bội bạc, hưởng xuân sắc của nàng được ít lâu rồi khơng màng tới nữa. Nỗi mong đợi được đoái tường trở lại bằng một chút “ơn mưa móc” của đấng quân vương làm cho người cung nữ trở nên héo mòn, tàn tạ:
Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm để xơ nhuỵ vàng.
[Câu 235 – 236]
Cặp biểu tượng hoa - bướm ẩn dụ cho tình nhân thì thường, nhưng ẩn dụ cho cung nữ và vua thì lạ. “Hoa này...” là người cung nữ tự thấy mình có hương có sắc, vậy mà “bướm kia” - tức nhà vua “nỡ thờ ơ”, nỡ để cho hoa phải “gầy bông
thắm”, phải “xơ nhuỵ vàng”. Hình ảnh hoa “gầy bông thắm”, “xơ nhuỵ vàng”
83
hoa. Biểu tượng ấy có tính chất miêu tả cho sự tàn phai của hoa mà cũng là của một kiếp hồng nhan.
Có thể khẳng định rằng, hình ảnh “hoa” ẩn dụ cho người thiếu nữ khơng phải là xa lạ trong văn chương cổ. Hoa trở thành một biểu tượng cho nhan sắc của người thiếu nữ trong nhiều tác phẩm. Trong Cung ốn ngâm khúc, hình ảnh ẩn dụ này cịn
trở đi trở lại nhiều lần. Trên cơ sở một nét nghĩa chung phổ biến là biểu thị cho
người người cung nữ, mỗi biểu tượng “hoa” lại thể hiện những nét nghĩa, những sắc
thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng lặp, phục vụ đắc lực cho nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm của nàng ở nhiều khía cạnh. Mỗi lồi hoa với những tính chất, đặc điểm khơng giống nhau, hay cùng một lồi hoa nhưng ở các trạng thái khác nhau… đã gợi cho người đọc những liên tưởng phong phú, đa đạng về đời sống và tâm tư của nhân vật.
Vẻ đẹp của người thiếu nữ khơng chỉ được ví với một hình ảnh cụ thể như
đố phù dung hay “đố lê ngon mắt cửu trùng” mà cịn được ví với một loạt những
hình ảnh mang tính biểu tượng khác như: chồi thược dược, đoá hải đường… Chồi
thược dược, đố hải đường có lẽ là những biểu tượng hoa ít gặp trong văn chương.
Ở đây, chúng biểu hiện cho vẻ đẹp đang thời rực rỡ, tươi thắm nhất của người cung nữ. Cung nữ được sánh vai với vua, được gần vua để hầu hạ và được vua trìu mến nâng niu, hẳn điều đó khơng phải ai cũng làm được. Đặc biệt, qua bàn tay tài hoa và trí tưởng tượng tuyệt vời của Nguyễn Gia Thiều thì những từ ngữ từ trừu tượng đã trở thành cụ thể, những điển tích từ tĩnh thành động, đó là hình ảnh người cung nữ
được ví như đóa hoa thược dược, đóa hải đường tươi thắm trong mưa xn:
“Chồi thược dược mơ mịng thụy vũ Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu”.
[Câu 137 – 138]
Trong đêm đầu tiên hầu cận vua, nàng cung nữ (thược dược) như được
hưởng cơn mưa xuân êm dịu, khoe vẻ đẹp mơ màng tựa đóa hoa hải đường, trong trạng thái êm đềm lúc tỉnh lúc mê. “Hải đường” là loại cây cao và to có hoa rất đẹp.
84
trong khúc ngâm cịn là những bơng hoa đồ mi xinh đẹp:
Cái đêm hơm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng.
Ở hai câu thơ này, tác giả cũng sử dụng điển tích để tăng thêm vẻ thanh nhã
tinh tế, qua đó miêu tả chuyện chăn gối của người cung nữ và đức vua. “Dương”,
“đồ mi” dù chỉ là thực vật nhưng cũng có cảm giác như con người. Cách dùng từ “bóng” của tác giả rất gợi hình, vừa chỉ thời gian ban tối, vừa tơn ý nghĩa ẩn dụ chỉ
người. “Bóng dương” chỉ đức vua, “bóng đồ mi” chỉ người con gái trong đêm đầu
tiên hầu cận vua. Những hình ảnh hạnh phúc ấy với nàng cung nữ chỉ là bóng của quá khứ, là ảo ảnh mà thôi. Với bút pháp điêu luyện như thế của tác giả đã khiến cho câu thơ vì thế mà trở nên gợi cảm, thanh nhã và không mang vẻ thô tục.
Nguyễn Gia Thiều còn so sánh nàng cung nữ như những “hạt mưa”:
Hạt mưa đã lọt miền đài các
Những mừng thầm các nước duyên may.
[Câu 189 – 190]
“Hạt mưa” trong văn học dân gian thường chỉ số phận may rủi của người con
gái. “Hạt mưa” ở đây được mượn trong câu ca dao “Thân em như hạt mưa sa. Hạt
vào đài các, hạt ra ruộng cày”. Và cuộc đời của người cung nữ hoàn toàn thay đổi từ
khi nàng được tuyển vào cung làm cung nữ. Như nhiều cơ gái đẹp khác, nàng ví mình
là “hạt mưa” được rơi vào nơi cao sang, quyền q. Chính vì vậy, ý thức về vẻ đẹp, tài năng và thân phận của người thiếu nữ quả đã có sự thay đổi. Trước đấng “chí tơn
vịi vọi”, nàng trở nên khiêm tốn, chỉ dám coi mình là “hạt mưa”, là “chồi thược dược”… nhỏ bé, may mắn mừng thầm khi mình gặp cảnh “cá nước duyên may”.
Qua khúc ngâm, Nguyễn Gia Thiều cũng nói giùm cung nữ nỗi niềm xót xa
khi bị bỏ rơi trong cung cấm. Trong tác phẩm, những từ như “thân”, “phận” và
“mình” được nàng cung nữ nhắc đến nhiều lần. Con người ấy kêu thương cho hạnh
phúc của mình, đau xót, thương tiếc cho chính bản thân mình, mà cụ thể hơn là tuổi trẻ, sắc đẹp, giá trị của mình. Để nhấn mạnh cái “bản thân” cá nhân ấy, trong một
85
Vì đâu đến nỗi dở dang
Nghĩ mình, mình lại thương thêm mỗi mình
[Câu 7 – 8]
Nghĩ mình lại ngán cho mình Cái hoa đã trót gieo cành biết sao.
[Câu 291 – 292]
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
[Câu 67 – 68]
“Thân” ở đây là “thân” thể xác, “thân” bản năng, “thân” là cơ sở vật chất
của sắc đẹp, tuổi trẻ, tài năng, là phần trải nghiệm thực tế của hạnh phúc cá nhân và
“thân phận” của người cung nữ. Tự gọi mình bằng “thân” có nghĩa là khẳng định
mình ở khía cạnh đó, và cũng là khẳng định giá trị của thân xác: thân như một thực thể hoàn chỉnh của sự sống, có nhu cầu tồn tại độc lập, có khao khát được thoả mãn,
được hưởng thụ. Tự gọi mình bằng chữ “thân”, nàng cung nữ đòi hỏi hạnh phúc
gắn liền với những trải nghiệm thực sự về thân xác, bản năng:
Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng Để thân này cỏ úng tơ mành.
[Câu 249 – 250]
Bây giờ ra lòng ruồng rẫy Để thân này nước chảy hoa trôi.
[Câu 257 – 258]
3.1.2.2. Giá trị biểu trưng của các yếu tố ngơn ngữ có chức năng miêu tả THTM chỉ người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc
Các yếu tố ngơn ngữ có chức năng miêu tả THTM chỉ người phụ nữ trong
Cung ốn ngâm khúc chính là các THTM biến thể kết hợp được thống kê ở chương
2. Đó có thể ngâm biến thể kết hợp là danh từ, động từ, tính từ, số từ đã được tác giả khai thác triệt để phục vụ cho việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm. Ở đây chúng tôi chỉ đi sâu vào miêu tả ý nghĩa biểu trưng hóa của các biến thể là động từ/động ngữ và tính từ/tính ngữ.
86
+ Ý nghĩa biểu trưng hóa của các yếu tố miêu tả là động từ/động ngữ
Trong khúc ngâm, hình ảnh người cung nữ một mình lẻ loi, cơ đơn giữa cảnh lộng lẫy vàng son nơi cung cấm, giữa không gian của những cung quế, lầu đãi nguyệt, gác thừa lương đầy vẻ xa hoa, tráng lệ để lại trong lòng người đọc một cảm giác buồn thương đến nao lòng:
Trong cung quế âm thầm chiếc bóng, Đêm năm canh trơng ngóng lần lần. Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ, Gác thừa lương thức ngủ thu phong.
[Câu 209 – 212]
Nếu những danh từ Hán - Việt ở đầu các câu thơ trên gợi ra vẻ sang trọng, đài các ở nơi cung cấm, thì động từ - thường là từ thuần Việt lại vẽ ra bóng dáng lẻ loi và tâm trạng khắc khoải, mịn mỏi trong sự đợi chờ vơ vọng của người cung nữ.
Những cặp động từ “trơng ngóng, đứng ngồi, thức ngủ” đã diễn tả không chỉ những
hành động lặp đi lặp lại mà còn biểu hiện tâm trạng khắc khoải, bồn chồn của người cung nữ.
Vách quế trong thâm cung nơi hồng thành nói lên sự xa hoa, đầm ấm, hạnh phúc. Giờ đây trở nên lạnh lẽo, mà người cung nữ cảm thấy như một bức tường dày
đen tối chốn ngục tù; suốt năm canh, nàng chỉ cịn biết một mình “lần nương vách
quế”… Lời thơ cất lên nghẹn ngào sầu oán. Nàng cảm thấy đau khổ đang bị giết
dần giết mòn tuổi xuân. Điệp ngữ “giết nhau” lặp lại ba lần gây ấn tượng về một sự
tàn bạo, độc ác. Giết bằng dao người ta chỉ đau đớn về thể xác trong chốc lát, nhưng
giết bằng “cái u sầu” tức là đày đoạ trong cảnh chăn đơn gối chiếc khiến người ta chết dần chết mòn. Đấy là nỗi đau không thể hàn gắn được. Hai từ cảm “độc
chưa!” khơi sâu nỗi đau trong tâm hồn nhân vật trữ tình, đay nghiến kẻ vơ tình đã
thể hiện một cách sâu sắc nỗi sầu oán của cung nữ. Lời thơ như cắt cứa tâm can người đọc. Trong lời than, tiếng ốn cịn có tiếng thờ dài não nuột với cách dùng lặp
87
Đêm năm canh lần nương vách quế Cái buồn này ai để giết nhau. Giết nhau chẳng cái lưu cầu.
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa.
[Câu 237 – 240]
“Vách quế” bắt nguồn từ chữ “quế cung”, là vách của cung quế chỉ nơi
người cung nữ ở. Theo Hán thư và Nam bộ yên hoa kí, vua Hán Vũ Đế và Trần Hậu
Chúa đều xây cung quế cho nàng Vệ Tử Phu và Trương Lệ Hoa, ở giữa sân có trồng cây quế, buồng của cung phi đều dát nề hồ tiêu để chống rét nên còn gọi là tiêu