Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3.1. GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TÍN HIỆU THẨM MĨ CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ

3.1.1. Giá trị biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể chỉ người phụ nữ trong

trong Cung oán ngâm khúc

Như đã khảo sát ở chương 2, tín hiệu hằng thể chỉ người phụ nữ trong Cung

ốn ngâm khúc chính là hình tượng người cung nữ, với các biểu thức đồng quy

chiếu về cung nữ trong tác phẩm. Nguyễn Gia Thiều đã tận dụng chức năng biểu đạt của ngơn ngữ để xây dựng hình tượng của người cung nữ vừa mang vẻ đẹp kiêu sa, đầy sức sống, vẻ đẹp gợi cảm của trào lưu văn học nhân đạo: khẳng định vẻ đẹp tự nhiên của con người. Có thể nói vẻ đẹp của người cung nữ chưa thấy ở bất kì tác phẩm nào khác cùng thời. Sắc đẹp của nàng như một đóa phù dung rực rỡ, mang

tính ước lệ cao, như vẻ phù dung, như áng đào kiểm, như khóe thu ba,...:

Trộm nhớ thưở gây hình tạo hóa Vẻ phù dung một đóa hoa tươi. Nhụy hoa chưa mỉm miệng cười Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung. Áng đào kiểm đâm bơng não chúng

77

Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành. ...Hương trời đắm nguyệt say hoa Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình.

[Câu 9 – 18]

Chúng ta có thể nhận ra rằng, tác giả đã vừa vận dụng sức khái quát và trang trọng các điển cố nhằm khắc họa vẻ đẹp truyền thống, lại vừa vận dụng tính tạo hình của nó để khắc họa vẻ đẹp tự nhiên đầy sức sống của người cung nữ. Sắc đẹp của

nàng được ví như một đóa “phù dung”, là một lồi hoa có có màu hồng nhạt rất đẹp

nhưng sớm nở tối tàn, cũng như số phận của người cung nữ. Đây là điển vì nó ẩn cái

“tình” nhan sắc của người con gái cũng như hoa đẹp nhưng sớm nở tối đã tàn ngay. “Gấm nàng Ban” là dùng điển nàng Tiệp Dư (một chức vị) họ Ban vốn là

cung nhân của vua Thành Đế thời nhà Hán. Lúc đầu nàng Ban được vua yêu, sau nàng Phi Yến (cũng là một chức vị) họ Triệu dèm pha, sợ nguy đến thân nàng xin vua về cung Thường Tín hầu hạ Thái hậu. Từ khi ấy, sự yêu thương của vua đối với nàng cũng lạnh nhạt dần, nàng buồn bã bèn dùng lụa Tề hoàn mà nàng tự dệt làm

thành một cái quạt tròn trắng rồi đề lên đó bài thơ “Oán hành ca”. Bài thơ được

nàng tự ví mình như chiếc quạt từng được vua u thương nhưng nay phải cất vào xó rương vì hơi thu gió mát đã cướp mất cái mát mà quạt mang đến. Ý muốn đề cập là ân tình nửa đường phải đoạn tuyệt.

“Thu dung” là sắc mùa thu phai nhạt vì cảnh vật có sương mù lạnh lẽo bao

phủ, câu này mượn ý thơ của Hàn Kì đời Đường: “Chớ sợ cho vườn hoa cũ phai

sắc mùa thu. Cịn có hoa vàng đến cuối mùa vẫn thơm”. Tác giả đã dùng hai điển

cố này để khắc họa vẻ đẹp ngoại hình và miêu tả tâm trạng sầu não bị vua ruồng bỏ

cũng như số phận đang “nhạt mùi thu dung” của người cung nữ.

“Áng đào kiểm” là vẻ đẹp của đôi má hồng người con gái. Truyền sử rằng,

có nàng cung phi Qua Tiểu Nga được vua Thuận Đế nhà Nguyên rất u thương vì nàng có sắc đẹp u kiều như hoa đào. Vua gọi nàng là Yêu Đào Nữ. Các cung tần trong cung cấm cũng theo đó mà gọi nàng là Đào Kiểm phu nhân nhưng trong lòng lại rất phiền muộn. Câu thơ miêu tả đôi má ửng hồng của người thiếu nữ dậy thì

78

như hai quả đào tơ ra hoa, là khởi đầu của lứa tuổi đẹp nhất đã làm nhiều chàng trai say mê; cịn những cơ gái xung quanh thì cảm thấy mình bị lu mờ đi vì sắc đẹp chói lóa của đơi má hồng ấy.

Dung nhan nàng như thế, còn về tài hoa, trên đời dễ ai có bằng. Tài năng của nàng cung nữ được thể hiện qua hàng loạt điển cố:

Câu cẩm tú đàn anh họ Lý

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương Cờ tiên rượu thánh ai đang

Lưu linh, Đế thích là làng tri âm Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã Địch lầu thu đọ gã Tiêu Lang.

[Câu 21 – 26]

Nàng giỏi thi, họa. Thơ nàng đẹp như gấm thêu hoa, hơn cả danh tài Lý Bạch, một thi gia nổi tiếng đời Đường. Nét vẻ của nàng vượt hẳn họa sĩ Vương Duy, một người vẻ đẹp – thơ giỏi thời Đường. Nàng cũng sành thú chơi tao nhã là tửu, kỳ. Tửu lượng có thể so với Lưu Linh đời Tấn. Cờ Tiên có thể so với Đế Thích. Hay nhất là nghề cầm ca, vũ nhạc. Tiếng đàn của nàng ngọt ngào như Tư Mã Tương Như, có tài thổi sáo sánh ngang với Tiêu Lang, múa hát giỏi hơn những nàng cung nữ.

Sắc tài của nàng cung nữ như vậy thật quá hoàn mỹ, quá trọn vẹn. Cung nữ không hề dè dặt khi so sánh các danh nhân lịch sử với bản thân mình. Cách dùng từ, đặt câu, cách chọn lựa điển cố ở đoạn thơ này hoàn toàn mang màu sắc ước lệ, tượng trưng cho nghệ thuật cổ điển. Với việc sử dụng các hình ảnh ước lệ mang tính biểu trưng cao để nói tới sắc đẹp của những người phụ nữ trong quá khứ, dường như Nguyễn Gia Thiều đã dồn tất cả vẻ đẹp cổ kim lên hình tượng người cung nữ, và đó cũng là cách miêu tả vẻ đẹp truyền thống của văn học thời bấy giờ.Vì vậy, sắc đẹp của nàng là một sắc đẹp cùng cực, mê hồn, không thể đem so sánh với một sắc đẹp nào khác. Sắc đẹp ấy như có mãnh lực phi thường làm rạo rực cỏ cây, vạn vật và hơn nữa làm lu mờ nhan sắc của Ban Tiệp Dư, của Tây Thi, Hằng Nga là những người đẹp có tiếng khi xưa.

79

Có tài năng và sắc đẹp hơn người, lẽ ra cung nữ phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng những điều ấy lại khiến nàng trở thành nạn nhân của chế độ cung nữ. Giống như bao bóng hồng khác, cung nữ nhanh chóng bị bỏ rơi dù đang ở tuổi

rực rỡ nhất của người thiếu nữ. Đó cũng là cái định đề “hồng nhan bạc mệnh” luôn

được nhắc đến trong văn học lúc bấy giờ.

Có thể khẳng định trong tác phẩm, Nguyễn Gia Thiều đã dùng khá nhiều điển cố gốc Hán, qua khảo sát có 79 lần sử dụng. Tính chất chung của các điển cố này mang tính ước lệ biểu trưng cao. Tác giả đã dùng các điển như là một biện pháp tu từ đắc lực nhằm khắc họa chân dung, tài năng cũng như số phận của người cung nữ.

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)