Đặc điểm giao tiếp trong tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.2. LÝ THUYẾT HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

1.2.2. Đặc điểm giao tiếp trong tác phẩm văn chương

1.2.2.1. Đối ngôn (tác giả và bạn đọc) a. Về độc giả (người nhận)

Số lượng độc giả trong giao tiếp văn chương có thể rất lớn chứ khơng phải chỉ là một hay một vài người nghe như trong giao tiếp ngôn ngữ thông thường. Tác phẩm càng có đời sống lâu dài bao nhiêu thì lượng độc giả càng lớn bấy nhiêu, ngược lại số lượng độc giả càng lớn thì đó là dấu hiệu về sức sống của tác phẩm.

Độc giả trong giao tiếp văn chương có thể thuộc về những thời gian văn hóa và khơng gia văn hóa khác biệt với tác giả. Trong giao tiếp ngôn ngữ thơng thường, người nói và người nghe thường cùng một ngữ cảnh: cùng hiện diện trong một thời gian văn hóa hoặc cùng cả khơng gian văn hóa (một nền văn hóa). Trong giao tiếp văn chương, giữa tác giả và độc giả cũng có những trường hợp cùng thời gian và khơng gian văn hóa như vậy: Những người tiếp nhận tác phẩm của một tác giả sống cùng với thời mình và cùng dân tộc với mình.

Sự khác biệt về thời gian và/hoặc khơng gian văn hóa giữa tác giả (quá trình sáng tác) và độc giả (quá trình tiếp nhận) chẳng những là một thách thức đối với hoạt động lĩnh hội, hoạt động giao tiếp giữa và độc giả, mà còn tạo ra những hứng thú, khoái cảm nghệ thuật như khi đến với những miền đất lạ.

b. Về tác giả (người phát)

Thường có sự khác biệt giữa thể phát và người phát: Điều này thể hiện rõ ở những cuộc giao tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm. Thể phát và thể nhận trực tiếp là các nhân vật, nhưng nguồn phát là tác giả, cịn đích nhận là độc giả. Ví dụ

25

như trong tác phẩm Đơi mắt của Nam Cao, hai nhân vật chính là Độ và Hồng thực

hiện nhiều cuộc nói chuyện với nhau về cuộc kháng chiến chống Pháp đương thời, về dân ta, về bộ đội, về dân tộc ta, về Bác Hồ; qua đó thể hiện hai sự đánh giá khác nhau, hai điểm nhìn khác nhau. Nhưng đó chỉ là những nhân vật bề nổi. Đằng sau hai nhân vật đó là tác giả muốn giao tiếp với độc giả về những vấn đề mà hai nhân vạt đang đề cập đến, để từ đó tác giả muốn truyền đến độc giả một cách nhìn nhận thích đáng nhất.

Có sự khác biệt giữa tác giả và người kể chuyện: Có thể, người kể chuyện xuất hiện trực tiếp và đóng vai một nhân vật trong tác phẩm, lần lượt kể lại những biến cố, những sự kiện xảy ra. Có thể người kể chuyện là một con vật, một đồ vật

được nhân hóa như người. Ví dụ như trong truyện Dế mèn phiêu lưu ký của Tơ

Hồi, Dế mèn kể lại câu chuyện cuộc đời của nó, nhưng thật ra nó chỉ đóng vai thể phát, cịn người phát là tác giả Tơ Hồi. Qua lời kể của Dế Mèn, tác giả muốn phát đi thông điệp đến độc giả nói chung và độc giả thiếu nhi nói riêng về những thăng trầm, những ưu điểm và hạn chế, những kinh nghiệm và sự non nớt trong quá trình trưởng thành của một con người.

Rất thường gặp là trường hợp tác phẩm khơng có người kể chuyện, đương nhiên vẫn có tác giả. Đây là trường hợp thường được gọi là kể chuyện ở ngôi thứ ba. Tác giả không xuất hiện trong tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào, nhưng lại như là người biết tất cả câu chuyện (tác giả toàn tri), đứng ngoài các biến cố và để cho câu chuyện diễn ra trước mắt người đọc, hiển hiện với tất cả mọi phương diện cụ thể của nó (thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện bên ngoài, tâm lý bên trong, điểm bắt đầu và điểm kết thúc, nguyên nhân và hệ quả…). Chỉ thông qua sự lựa chọn, sự quan sát, góc nhìn nhận, từ ngữ sử dụng, kết cấu tác phẩm… mà tác giả thể

hiện tư tưởng thẩm mĩ của mình. Chẳng hạn như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tắt

đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…là những tác

phẩm được sáng tạo theo phương thức này.

Như vậy, trong văn chương, liên quan đến vai tác giả, cần phân biệt nguồn phát và thể phát, người kể chuyện và tác giả, tác giả và nhân vật, những thực thể này có quan hệ với nhau nhưng khơng phải trùng hợp, càng không phải đồng nhất

26

với nhau. Ngay một nhân tố như điểm nhìn đối với sự vật, sự việc được trần thuật trong một tác phẩm tự sự, thì giữa tác giả, người kể chuyện và cả các nhân vật trong truyện có thể đồng nhất trùng hợp, nhưng cũng có thể khác biệt.

1.2.2.2. Ngữ cảnh, tình huống giao tiếp

Ngữ cảnh trong giao tiếp văn học cũng hết sức đặc biệt và đóng vai trị quan

trọng. Trong các loại hình giao tiếp khác, yếu tố ngữ cảnh ít có sự biến đổi hoặc có sự biến đổi thì cũng khơng ảnh hưởng nhiều đến việc hiểu thơng điệp. Trong khi đó, với văn chương, ngữ cảnh cho sự ra đời của một tác phẩm có thể cố định nhưng ngữ cảnh tiếp nhận tác phẩm lại thay đổi liên tục. Nó thay đổi trong không gian và thay đổi trong thời gian. Bởi vì người tiếp nhận, giải mã tác phẩm văn học thuộc nhiều thời đại và ở nhiều nơi khác nhau. Chính sự thay đổi về ngữ cảnh giao tiếp là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc hiểu thông điệp tác phẩm cũng thay đổi.

Những sự khác biệt giữa tác giả và độc giả về thời gian và không gian văn hóa cũng chính là sự khác biệt về ngữ cảnh trong giao tiếp ở lĩnh vực văn chương. Ngữ cảnh sáng tác của nhà văn có thể khác biệt, thậm chí khác biệt rất lớn với ngữ cảnh tiếp nhận của độc giả. Trong giao tiếp ngôn ngữ thông thường hằng ngày, những sự khác biệt này không lớn. Người nói và người nghe thường có chung những kiến thức nền hay những tiền giả định tương đương bởi vì cả hai thường sống trong cùng một thời gian và khơng gian văn hóa. Chẳng hạn, khi giao tiếp mua bán ở các chợ Việt Nam giữa người mua và người bán trong những năm đầu của thế

kỷ XXI, cụm từ rau sạch đã được nói đến và lĩnh hội với một cùng một ý nghĩa, nghĩa này có thể khác với nghĩa của cụm từ đó ở thế kỷ XX về trước: rau sạch

không phải là rau không lấm bùn đất hay rác rưởi mà là loại rau khơng nhiễm hóa chất, cho nên lành, khơng độc hại cho cơ thể.

1.2.2.3. Ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương. Nó khơng chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Đó là thứ ngơn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ cao.

27

Mỗi văn bản văn chương bao giờ cũng là lời nhắn gởi trực tiếp hay gián tiếp, kín đáo hay cơng khai của người viết vế cuộc đời và cuộc sống. Bằng sáng tạo nghệ thuật theo phong cách riêng của mình nhà văn tạo ra tác phẩm bao gồm yếu tố khách quan và chủ quan nhằm gây một tác động đặc biệt lên tâm hồn người đọc.

Ngôn ngữ nghệ thuật khá đa dạng về thể loại, phong phú về màu sắc, biến hóa về tính sáng tạo và thống nhất ở ba đặc tính cơ bản là tính hình tượng, tính biểu cảm và tính hàm súc. THTM trong tác phẩm văn chương là một hình thức tồn tại đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật.

Một phần của tài liệu 26088 171220200709121 LUANVANHOANCHINH (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)