Giáo án bài 29: Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ GIÁO ÁN GIÁO ÁN ĐIN TỬ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN NHIT HỌC LỚP 10 CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Trang 35 - 38)

1 .Phân tích chương trình phần “nhiệt học” vật lí 0 cơ bản

2.2.Giáo án bài 29: Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt

2. Hệ thống giáo án phần “nhiệt học” vật lí 10 cơ bản:

2.2.Giáo án bài 29: Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi-Lơ-Ma-Ri-Ốt

Ngày soạn: …, tháng …, năm …

2.2.1. Mục tiêu: a. Kiến thức

- Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình. - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.

- Phát biểu và nêu được biểu thức của định luât Bôi-lơ – Ma-ri-ôt. - Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ p – V.

b. Kỹ năng

- Vận dụng phương pháp xữ lí các số liệu trong làm thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt.

- Vận dụng được định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt để giải các bài tập.

2.2.2. Chuẩn bị:

a.Giáo viên:

- Thí nghiệm ở hình 29.1 và 29.2 sgk.

- Bảng kết quả thí nghiệm sgk.

b.Học sinh:

36

2.2.3.Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1 (5phút): Kiểm tra bài cũ.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu thuyết động học phân tử chất khí.

Câu 2:Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ?

A .Chuyển động không ngừng. B. Giữa các phân tử có khoảng cách.

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. -Nhận xét và ghi điểm.

-Học sinh được nêu tên trả lời câu hỏi của gv.

Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

- Yêu cầu học sinh đọc sgk và giới thiệu các đại lượng xác định trạng thái của một khối khí.

-Giới thiệu thế nào là quá trình biến đổi trạng thái.

- Đọc sgk và giới thiệu các đại lượng xác định trạng thái của một khối khí. -Ghi nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I-Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái:

-Trạng thái của khối khí được xác định bởi cái đại lượng:p (áp suất); V (thể tích bình chứa); T (nhiệt độ tính theo nhiệt giai Kenvin).

-p, V, T: được gọi là thông số trạng thái.

-Quá trình biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 được gọi là quá trình biến đổi trạng thái, gọi tắt là quá trình.

Hoạt động 3 : (5 phút): Tìm hiểu quá trình đẳng nhiệt.

37

sinh

-Giới thiệu quá trình đẳng nhiệt.

-Yêu cầu học sinh tìm ví dụ thực tế.

-Ghi nhận khái niệm. -Tìm ví dụ thực tế.

II-Quá trình đẳng nhiệt:

-Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.

Hoạt động 4: (15 phút): Tìm hiểu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung ghi bảng

-Nêu ví dụ thực tế để đặt vấn đề.

-Trình bày thí nghiệm.

-Yêu cầu học sinh thực hiện C1 và C2.

-Giới thiệu định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt.

-Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích và áp suất trong ví dụ mà thầy cô đưa ra. -Quan sát thí nghiệm. -Thực hiện C1 và C2. -Ghi nhận định luật

III-Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

1. Đặt vấn đề: giữa các thông số trạng thái có một mối liên hệ xác định. Làm thế nào để tìm được mối liên hệ định lượng giữa áp suất và thể tích của một lượng khí khi nhiệt độ không đổi ?

2.Thí nghiệm:-Kết quả thí nghiệm: Thể tích V (c ) Áp suất p ( ) p.V 10 20 40 3. Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt:

Trong quá trình dẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích: p  V 1 hay pV = hằng số Hoặc p1V1 = p2V2 = …

Hoạt động 5 (10 phút): Tìm hiểu về đường đẳng nhiệt:

38

sinh

-Giới thiệu đường đẳng nhiệt. -Vẽ hình 29.3.

-Yêu cầu học sinh vẽ và nhận xét về dạng đường đẳng nhiệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Giới thiệu các đường đẳng nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau.

-Ghi nhận khái niệm.

- Nêu dạng đường đẳng nhiệt trên hệ tục tọa độ OpV. -Nhận xét về các đường đẳng nhiệt ứng với các nhiệt độ khác nhau. VI-Đường đẳng nhiệt: -Trong hệ tọa độ (p,v),đường thẳng nhiệt là đường hypebol.

Hoạt động 6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

-Gv yêu cầu học sinh tóm tắt lại bài học. -Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập từ 5 đến 8 trang 159 sgk và 29.6, 29.7, 29.8, 29.11 sbt.

-Học sinh tóm tắt bài đã học. -Nhận nhiệm vụ về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:

... ... ...

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ GIÁO ÁN GIÁO ÁN ĐIN TỬ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ PHẦN NHIT HỌC LỚP 10 CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Trang 35 - 38)