Chất lượng cuộc sống đối với nhóm người cho rằng thức khuya là tốt

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Có mối tương quan giữa việc thức khuya và chất lượng cuộc sống và đa phần những người thuộc nhóm này hầu hết đã tìm hiểu về ảnh hưởng của việc thức khuya, trong đó ta không thể phủ nhận được những lợi ích mà thức khuya mang lại cho cuộc ;’;sống sinh viên như: giúp kết nối thêm nhiều bạn bè nhờ việc online trên các trang web để tâm sự với mọi người xung quanh, có khoảng không gian riêng tư để suy nghĩ về cuộc sống, lập thời gian biểu những việc cần làm cho những dự định sắp tới, học những môn học mà mình muốn dành thêm thời gian để nghiên cứu…

Theo kết quả khảo sát, có đến 33,3% nhóm người đã biết đến những ảnh hưởng tiêu cực mà thức khuya mang lại nhưng vẫn xem việc thức khuya là mang lại lợi ích cho bản thân. Thông thường nhóm người này xem việc thức khuya như là một thói quen có thể hỗ trợ tốt cho việc học tập là chính yếu, nên không thể ngưng việc này lại được dù cho biết trước những tác động mà nó có thể đem lại, và có đến 66,7%

31

QB001 – K45

nhóm người sau khi tìm hiểu tác hại của thức khuya thì đã hình thành suy nghĩ rằng đó là việc không tốt cho sức khỏe của bản thân, nhóm người này có xu hướng sắp xếp thời gian khá logic nên thay vì đầu tư nhiều thơi gian cho việc thức khuya, họ có thể chuyển sang thực hiện các hoạt động vào ban ngày, để bảo vệ sức khỏe khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của thức khuya.

Theo bảng số liệu đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng khảo sát về việc thức khuya, cho thấy 44,4% hài lòng và 55,6% chưa hài lòng. Phần lớn giới trẻ hiện nay ngoài giờ học chính tại trường, thường có xu hướng làm part time, tham gia các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm để nâng cao kinh nghiệm cá nhân với môi trường xung quanh, nên các bạn hầu như còn rất ít thời gian để chạy deadline, chăm sóc cho bản thân, dành thời gian cho gia đình. Có thể thấy, những nguyên nhân này đa phần xuất phát điểm từ thói quen sinh hoạt của mẫu đối tượng chứ không đến từ sự phàn nàn hay hài lòng của mọi người xung quanh, điều này thể hiện rõ ràng thông qua bảng số liệu khảo sát sự phàn nàn của mọi người về việc thức khuya, kết quả cho thấy, có đến 88,9% đồng ý về điều này, và 11,1% còn lại cảm thấy không ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc dự định thay đổi thời gian biểu trong tương lai gần để giúp các mẫu đối tượng cảm thấy tốt hơn, thì có đến 44,4% không đồng tình quan điểm này, đây là một con số đáng để bận tâm. Điều này chứng tỏ, việc thức khuya của nhóm người này là điều gần như bắt buộc phải có trong khung thời gian sinh hoạt cá nhân mặc dù họ đã biết trước những ảnh hưởng xấu mà nó mang lại.

Trong một cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã lựa chọn 21 nam thanh niên để thực hiện một cuộc khảo sát sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ (DTI test), nhằm biết được lượng nước phân bố trên toàn cơ thể và tình trạng của hệ thần kinh. Những tình nguyện viên này sẽ phải thức trong vòng 23 tiếng liên tục. Đồng thời để đảm bảo tính khách quan, họ sẽ không được sử dụng cafe, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào tương tự. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ứng viên có một sự thay đổi rõ rệt về mật độ chất trắng trong não (thể hiện sự liên kết của hệ thần kinh) khi thức trắng đêm. Theo đó, việc không ngủ sẽ làm cho mạng lưới liên kết trong não bị giảm sút, khiến bạn không thể suy nghĩ mạch lạc. Sự thay đổi này được ghi nhận ở nhiều điểm trong não như vùng liên kết hai bán cầu, cuống não, vùng đồi, vùng thái dương và thùy chẩm. Tuy vậy, các khoa học gia cho biết hiện vẫn chưa rõ hệ quả lâu dài của việc

32

QB001 – K45

thức trắng đối với cơ thể của chúng ta. Liệu một giấc ngủ bù vào ngày hôm sau có thể “chuộc lỗi” cho sai lầm của đêm hôm trước? Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa cho thấy các yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc thay đổi các chất trong não bộ hay không. Theo nhà khoa học Torbjorn – trưởng nhóm nghiên cứu: “Tôi nghĩ những ảnh hưởng của việc thức trắng đêm tới tính liên kết của hệ thần kinh là không lâu dài và có thể khắc phục sau một vài đêm ngủ bù. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp việc thường xuyên thiếu ngủ sẽ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc não. Điều này vẫn còn cần được xác minh". Bên cạnh đó, trong số 21 tình nguyện viên - có 2 người cho kết quả khác so với số còn lại. Điều này cho thấy rằng rất có thể trong chúng ta có những người sở hữu cơ thể với khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của tình trạng mất ngủ đối với cơ thể.

Khi công nghệ ngày càng phát triển để theo kịp thị yếu của người tiêu dùng, điều này vô tình kéo theo sự lệch lạc trong việc phân bổ khung thời gian của mỗi cá nhân, đặc biệt là phần lớn bộ phận giới trẻ hiện nay dành quá nhiều thời gian cho các công cụ thông minh như laptop, điện thoại di dộng,… mà quên đi quỹ thời gian của bản thân, nó kéo theo rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng, trong đó thức khuya là một ảnh hưởng nhức nhối hàng đầu. Công nghệ giúp bạn tiêu khiển thời gian, bạn có thể chơi một trò chơi trong lúc chờ đợi xe bus đến, hay nghe một ca khúc để chờ ai đó. Không chỉ là trợ thủ đắc lực trong việc tiêu khiển thời gian, công nghệ còn là trợ thủ đắc lực trong làm việc học tập. Nó khiến cho công việc của bạn trôi chảy hơn , hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đối với học tập, công nghệ giúp bạn làm việc nhóm hiệu quả hơn , giúp bạn tìm kiếm tài liệu dễ dàng hơn . Thế nhưng, hãy nhớ rằng đừng quá lạm dụng công nghệ, bởi lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt, đặc biệt là có mối tương quan giữa việc sử dụng đồ công nghệ với thức khuya.

Có sự ý nghĩa có thống kê giữa chất lượng cuộc sống và thức khuya, dễ thấy nhất là những lợi ích mà thức khuya mang lại, nhưng việc thức khuya với tần suất dày đặc là điều nên cần khắc chế, giới trẻ nên rèn luyện kỹ năng sắp xếp trật tự thời gian trong ngày cho phù hợp, học cách sáng tạo thời gian biểu rõ ràng, cụ thể để giảm thiểu tối đa việc thức khuya. Trong quá trình ngủ, não bộ sẽ thực thi nhiệm vụ sắp xếp lại chuỗi sự kiện, kiến thức mà bạn đã có, từ đó giúp bạn có những sáng kiến bất ngờ, trở nên sáng tạo hơn sau khi được nghỉ ngơi. Vì thế, dù với mục đích gì mà buộc

33

QB001 – K45

phải thức khuya, bạn cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 – 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w