Chất lượng cuộc sống đối với nhóm người cho rằng thức khuya là xấu

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Khảo sát về việc thay đổi thói quen thức khuya vì những ảnh hưởng xấu mà nó mang lại, có 94,7% đồng ý về việc này, 5,3% nhóm đối tượng khảo sát không

đồng ý. Chứng tỏ, nhóm mẫu đối tượng này xem việc thức khuya thật sự là mối đe dọa đến bản thân. Tiếp tục với một khảo sát nữa xoay quanh câu hỏi đối tượng sẽ lựa chọn hạn chế hay bỏ hẳn thói quen thức khuya, kết quả cho thấy có đến 80,4% lựa chọn sẽ hạn chế, và 19,6% còn lại lựa chọn bỏ hẳn. Có sự khác biệt so với nhóm đối tượng phía trên (lựa chọn việc thức khuya), thay vì tiếp tục duy trì thói quen thức khuya thì ở nhóm đối tượng này lại chú trọng hơn vào việc hạn chế thói quen tiêu cực này. Có thể họ nhận thức được những ảnh hưởng sâu xa mà thức khuya mang lại, hoặc cũng có thể họ biết cách sắp xếp, làm chủ được quỹ thời gian của mình.

Ởmột khảo sát khác về câu hỏi động lực nào khiến bạn khắc phục dần thói quen thức khuya, có đến 34% đề cập đến vấn đề sức khỏe, 38% là tinh thần cao, còn lại phân bổ đều cho tình yêu, công việc, và một số vấn đề khác. Dễ thấy nhóm đối tượng này chú trọng đến sức khỏe khá nhiều.

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não. Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu... Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.

Câu hỏi đặt ra: Vậy sau khi thấy được những tác động tiêu cực đó, khả năng bạn có thể gạt bỏ thói quen thức khuya là bao nhiêu? Báo cáo cho thấy, loại bỏ hoàn

34

QB001 – K45

toàn là rất ít lựa chọn (1,7%), chủ yếu dao động mạnh ở 50 - 70% (trên 30% nhóm đối tượng lựa chọn). Vậy nếu tính chất công việc bắt buộc phải thức khuya, thì đâu là giải pháp tối ưu nhất cho sức khỏe dành cho nhóm đối tượng này? Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng cơ thể sẽ ở mức yếu nhất khi phải thức trong thời gian quá dài. Do dòng chảy tự nhiên của nhịp sinh học trong cơ thể, con người sẽ ở trong tình trạng thực sự tồi tệ nếu thức đến 24 giờ, nó khiến họ không thể kiểm soát những gì đang diễn ra và luôn trong trạng thái thiếu tỉnh táo. Đó cũng là khoảng thời gian tồi tệ nhất để một người nghĩ đến việc lái xe về nhà. Sự đơn điệu của con đường họ hay đi kết hợp với cơn buồn ngủ ập đến có thể khiến những người lái xe ngủ gục một cách không thể kiểm soát. Trong một cuộc điều tra thực hiện năm 2005 về chứng ngủ gật trong khi lái xe có đến một phần ba số tài xế tham gia nghiên cứu thừa nhận mình đã ít nhất một lần gục xuống tay lái vì quá mệt mỏi trong khi chiếc xe vẫn đang chạy trên đường. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 giờ/đêm có nguy cơ đột quỵ cao hơn 4,5 lần so với những người ngủ 7 – 8 giờ. Đêm là lúc nhịp tim hạ thấp xuống, mạch máu cũng hoạt động chậm lại, cơ thể hoàn toàn rơi vào trạng thái nghỉ ngơi dài. Nếu bạn vẫn ngoan cố thức khuya một cách triền miên, không khoa học, thì đây được coi như là quả bom nổ chậm cho sức khỏe của bạn.

Tuy nhiên nếu bắt buộc phải hoàn thành những công việc hàng ngày sau một đêm thiếu ngủ, bộ não vẫn có khả năng cố gắng bù đắp cho vấn đề này. Trong một nghiên cứu sử dụng hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng (MRI), 16 thanh niên hoàn toàn thức trắng trong khoảng 35 tiếng đã hoàn thành các bài kiểm tra cá nhân với mức độ khó tăng dần. Các hình ảnh MRI cho thấy hoạt động tăng lên ở một số vùng trong não vì cơ bản là chứng đã huy động nguồn năng lượng từ não bộ nhiều hơn so với mức cần thiết ở những người được ngủ đủ giấc. Não bộ có thể cung cấp khả năng nhận thức cho một người ngủ không đủ giấc mà trong điều kiện bình thường chúng không cần phải sử dụng đến. Điều đó cho phép những người thiếu ngủ vẫn có khả năng thực hiện tuy chỉ ở mức trung bình những công việc được giao. Đồng hồ sinh học cũng có thể góp phần giúp người thiếu ngủ tỉnh táo bằng cách tăng cường các kích thích đến não bộ để giữ cho não vẫn còn khả năng hoạt động bình thường. Có hai mốc thời gian mà đồng hồ sinh học của mỗi người tác

35

QB001 – K45

động rõ ràng nhất giúp họ giữ được sự tỉnh táo, một là khoảng 10 giờ sáng và hai là thời điểm 6 - 7 giờ tối. Trong những thời điểm này, những người thiếu ngủ có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhưng vẫn có khả năng bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm và giảm sự tập trung hơn.

Thói quen thức khuya nếu được duy trì trong một thời gian dài sẽ là một mối nguy hiểm khi nó đang dần âm thầm giết bạn. Đừng để những thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại và sôi động nhưng không đồng nghĩa với việc, chúng ta buông bỏ sức khỏe. Hãy nhớ, thức khuya triền miên KHÔNG giết bạn ngay lập tức, nhưng nó sẽ giết bạn từ từ. Đến một thời điểm nào đó, khi giới hạn đã chạm mốc, cơ thể bạn sẽ "xuống dốc không phanh" và rồi nơi chào đón bạn sẽ là "cửa Tử". Vậy nên, giới trẻ nên tập thói quen đặt tất cả hoạt động sinh hoạt vào một khung thời gian biểu khoa học nhất.

4.4. Mối liên quan giữa thức khuya và chất lượng cuộc sống

Tỉ lệ thức khuya và có chất lượng cuộc sống ở mức xấu chiếm tỷ lệ lớn (91,8% trong n=122) và chất lượng cuộc sống tốt ở mức 7,3%. Thức khuya cho thấy mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở mức trung bình (ở mức ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều) đều bằng 31,9%, ở mức rất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống là 26,2% còn lại chiếm phần nhỏ (mức độ không ảnh hưởng và ảnh hưởng ít lần lượt là 2,4% và 7,3%).

Mối liên quan giữa thức khuya và chất lượng cuộc sống là mối quan tâm chính của nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn chất lượng cuộc sống của 2 nhóm đối tượng bị suy giảm nghiêm trọng nếu lựa chọn duy trì việc thức khuya. Tuy rằng 2 nhóm đối tượng này có thể đổ lỗi cho nguyên nhân khác gây ra việc thức khuya nhưng suy cho cùng thì họ thức khuya chủ yếu là do “không biết sắp xếp thời gian”.

Hai đáp án có tỷ lệ chọn cao nhất (như trên đã đề cập) là do thói quen và công việc quá nhiều cũng phần nào cho thấy nguyên nhân chủ quan chủ yếu của hiện tượng thức khuya là do không biết sắp xếp thời gian. Chỉ khi sinh viên không biết sắp xếp thời gian thì họ mới phải thức khuya để học bài. Vì những lần thức khuya lặp đi lặp

36

QB001 – K45

lại nhiều lần nên mới trở thành thói quen. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính việc không biết sắp xếp thời gian hợp lý là nguyên nhân (chủ quan) chính dẫn đến hiện tượng thức khuya của sinh viên (dĩ nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ: dù sắp xếp thời gian hợp lý nhưng vẫn thức khuya…nhưng đó là những trường hợp thiểu số, chúng ta không đề cập đến trong phạm vi báo cáo này). Qua đó, ta có thể thấy ảnh hưởng to lớn của internet đến đời sống của sinh viên như thế nào. Rõ ràng, ngoài những mặt lợi ích không thể chối cãi, internet đã làm đảo lộn đời sống vật chất lẫn tinh thần của sinh viên (nói riêng) và các bạn trẻ (nói chung) ngày nay. Ta có thể thấy tác động mạnh mẽ của internet đến “đời sống về đêm” của sinh viên qua trích đoạn bài viết “Thức khuya và ngủ nướng” của Thùy Dương.

Như vậy, hầu hết các sinh viên đều thức khuya. Có thể do điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan, nhưng với khách thể là sinh viên thì nguyên nhân chủ yếu là do thói quen và do xu hướng chung đã hình thành nên lối sống thức khuya như hiện nay. Những điều kiện khách quan về kinh tế có tác động tới việc thức khuya, nhất là thời buổi hiện nay. Giá cả thị trường tăng cao, cộng thêm đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nữa cho nên sinh viên phải đi làm thêm vào ban đêm để có chi phí trang trải cho sinh hoạt và học tập.

Việc thay đổi địa vị xã hội cũng là nguyên nhân dẫn tới thức khuya. Theo như khảo sát thì phần lớn sinh viên khi còn học ở Trung học Phổ thông thì ít hoặc không thức khuya. Chứng tỏ việc thức khuya hình thành trong quá trình sinh viên học đại học. Đôi khi không phải vì lí do tài chính mà sinh viên thức khuya để phù hợp với xu hướng chung, tập thích nghi với dung lượng bài vở nhiều.

Môi trường sống thay đổi cũng không nằm ngoài nguyên nhân dẫn tới thức khuya của sinh viên. Không khí ồn ào của lối sống đô thị làm cho sinh viên không thể tập trung học bài. Do đó sinh viên chọn học bài vào đêm khuya (mà xu hướng chung của cả phòng đều thức khuya).

Nhiều sinh viên cho rằng không thể thay đổi thói quen đó của họ nhưng trong một chừng mực nào đó có thể hạn chế và thay đổi dần. Sinh viên có thể sắp xếp lại thời gian biểu thay vì thức khuya. Vì vậy, chúng ta nên tăng cường tuyên truyền tác hại của việc thức khuya trên các phương tiện truyền thông đại chúng để cho sinh viên nói riêng và mọi người nói chung có thể thấy được thức khuya là không nên. Việc

37

QB001 – K45

nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thức khuya sẽ làm cho sinh viên cân nhắc lại giữa thức khuya và lợi ích mà thức khuya đem lại.

Trong những điều kiện không thể thay đổi được thói quen thức khuya thì sinh viên nên đảm bảo thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để bù lại khoảng thời gian mà mình đã thức. Hơn nữa, các cơ quan giáo dục cũng cần xem xét thay đổi thời gian học của sinh viên hiện nay. Hầu hết sinh viên đều có thói quen thức khuya, nếu như giờ học buổi sáng bắt đầu trễ hơn một chút có lẽ sẽ có lợi với sinh viên hơn.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w