Điểm mạnh và hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 40)

4.5.1. Điểm mạnh

Để có những kết quả chính xác nhất, nghiên cứu đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế sai lệch trong suốt quá trình tiến hành. Biến số đã được định nghĩa đơn giản và rõ rang. Sai lệch thông tin được kiểm soát trong một quy trình nghiên cứu chặt chẽ. Nhiều bước thử nghiệm và chỉnh sửa bộ biểu mẫu Google trước khi triển khai thu thập số liệu chính thức được thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đã thống nhất về phương pháp thu thập số liệu và tập huấn đầy đủ, chi tiết cho người thu thập số liệu. Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu về mục đích nghiên cứu, giải thích việc phỏng vấn không ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng, vai trò quan trọng của đối tượng khi tham gia nghiên cứu và được hướng dẫn chi tiết về cách thức trả lời trước khi thực hiện khảo sát. Các kết quả phỏng vấn và số liệu thu lại sau quá trình phỏng vấn được kiểm tra tính đầy đủ và sàng lọc để đảm bảo tính hợp lệ trước khi nhập liệu.

Để đánh giá chính xác biến số quan trọng là thức khuya nghiên cứu đã sử dụng các thang đo có độ tin cậy cao trên đúng đối tượng đang thực hiện nghiên cứu. Tuân thủ phương pháp lây mẫu có thể hạn chế được sai lệch chọn lựa (sai số biên được chọn là 5%).

Quá trình thu thập số liệu của nhóm được tiến hành liên tục trong 7 ngày để có thể tiếp cận được đa dạng và tối đa lượng sinh viên Khóa 45 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Không bị áp lực về thời gian sẽ là một yếu tố quan trọng để các đối tượng nghiên cứu suy nghĩ và hoàn thành bộ câu hỏi. Có thể nói sai lệch thông tin đã được kiểm soát tốt nhất có thể trong điều kiện lấy mẫu của nhóm.

38

QB001 – K45

4.5.2. Hạn chế

Dù có nhiều ưu điểm, nghiên cứu vẫn cho thấy điểm yếu quan trọng khi chỉ được thực hiện trong phạm vi sinh viên Khóa 45 Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh nên chưa thể đại diện cho tất cả sinh viên ở TP.Hồ Chí Minh. Cần thêm những nghiên cứu tương tự được mở rộng cho các trường đại học trên toàn thành phố để so sánh đối chiếu thực trạng thức khuya của sinh viên. Những trường hợp từ chối không tham gia nghiên cứu cũng không được thống kê để đánh giá ảnh hưởng của sai lệch chọn lựa.

Thiết kế cắt ngang cũng là một điểm hạn chế quan trọng trong nghiên cứu này. Do đặc điểm của nghiên cứu cắt ngang nên mối quan hệ nguyên nhân- kết quả chưa được làm rõ. Tuy nhiên đây là hạn chế chung của thiết kế nghiên cứu cắt ngang, cần thực hiện thêm các nghiên cứu theo dõi để xác định mối quan hệ nhân quả của các yếu tố liên quan với thức khuya.

Đây là lần đầu làm nghiên cứu khoa học nên nhóm nghiên cứu còn chưa có kinh nghiệm và gặp nhiều hạn chế khác như: thu thập thiếu thông tin của đối tượng khảo sát, bỏ câu hỏi không làm đủ chức năng thu thập dữ liệu, thiếu kiến thức chuyên môn nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm bài nghiên cứu,...

4.6. Tính mới và tính ứng dụng của nghiên cứu4.6.1. Tính mới 4.6.1. Tính mới

Thức khuya là một trong những thói quen thường gặp, nguyên nhân phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố và đáng đươc quan tâm trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng hiện nay. Nghiên cứu này đã cập nhât được tình hình thức khuya

ởsinh viên Khóa 45 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với dữ liệu mới đây nhất, đồng thời xác định được các yếu tố liên quan tới tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen thức khuya, có thể là thói quen đã được hình thành từ trước, hoặc cũng có thể do tiếp cận và sống trong một môi trường năng động, nhu cầu giải quyết việc ở cường độ cao,… Nhưng chung quy lại, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được nguyên nhân chính là do họ không biết sắp xếp thời gian hợp lý. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện với sinh viên khóa 45 Đại học Kinh tế TP. HCM.

39

QB001 – K45

4.6.2. Tính ứng dụng

Vấn đề về thực trạng thức khuya chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, sinh viên cũng chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề này hoặc có thể hiểu biết về tác hại xấu của việc thức khuya nhưng không làm sao có thể thay đổi được thói quen xấu này. Những yếu tố liên quan ảnh hưởng tới sinh viên hầu hết là những yếu tố có thể hạn chế được.

Nghiên cứu mong muốn cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy về thực trạng thức khuya ở sinh viên Khóa 45 Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đồng thời cũng xác định các yếu tố liên quan để các bạn sinh viên có một góc nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này, từ đó đề ra các phương pháp hạn chế, cải thiện đúng hướng để có một sức khỏe tốt nhất, lối sống lành mạnh nhất, có thể phát huy hết năng lực của mình trong giai đoạn quan trọng này.

40

QB001 – K45

KẾT LUẬN

Theo khảo sát trên 142 sinh viên, trong đó có 122 sinh viên lựa chọn có thức khuya và 20 sinh viên lựa chọn là không thức khuya. Có thể thấy rằng, tình trạng thức khuya của sinh viên UEH chiếm khá cao trong mẫu khảo sát (khoảng 85.9%)

Hầu hết các sinh viên đều tự nhận thức cho mình rằng thức khuya là tốt hay xấu, trong nhóm sinh viên có thức khuya, có 113 sinh viên đã cho rằng thức khuya là xấu, và 9 sinh viên cho rằng thức khuya là tốt, chiếm tỉ lệ thấp trong nghiên cứu.

Ta cũng có thể thấy được sự ảnh hưởng của thức khuya đến chất lượng cuộc sống của sinh viên, nhưng đa số là ảnh hưởng ở mức trung bình (Ảnh hưởng 31.9% và ảnh hưởng nhiều 31.9%), việc đánh giá Rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng khác cao chiếm 32%. Từ đó ta có thể kết luận rằng, thức khuya có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên ở một số khía cạnh, đặc biệc là khía cạnh sức khỏe.

41

QB001 – K45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Trường Giang (2011) Thống kê Y học, Nhà xuất bản Y học,

2.PGS.TS Tăng Kim Hồng (2020) Dịch tễ học cơ bản, Nhà xuất bản Hồng Đức

3.Hiện trạng thức khuya của sinh viên của Kí túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2015)

PHỤ LỤC

https://forms.gle/mAi9vqtLfbKnA2NE7

Cám ơn các bạn đã tham gia nghiên cứu!

1

QB001 – K45

Một phần của tài liệu báo cáo nghiên cứu đề tài nghiên cứu thói quen thức khuya ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên khóa 45 đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w