• Phương án thi công đưa ra phải đảm bảo phạm vi quét phủ kín khu vực thi công, cấu trúc bề mặt và bên trong của đối tượng cần quét; đảm bảo độ chính xác và tiết kiệm chi phí nhất.
• Phương án đặt trạm máy: Các trạm máy phải bao trùm toàn bộ các bề mặt đối tượng cần quét trong khu vực; Các điểm đặt trạm máy phải thông hướng và cùng ngắm chung được tối thiểu 5 tiêu cố định, đảm bảo độ chính xác ghép các mô hình.
• Phương án đặt tiêu: Việc bố trí tiêu phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đó là quy định khoảng cách từ tiêu đo đến máy quét; tiêu được đặt ở vị trí chắc chắn, ổn định và các tiêu không được đặt quá sát nhau.
• Thành lập lưới tọa độ: Lưới khống chế phục vụ quét laser mặt đất được thành lập bằng các công nghệ đo đạc đảm bảo độ chính xác tương đương với lưới cơ sở cấp 1 cho điểm trạm máy; quy cách, kích thước và độ chính xác mốc đặt trạm máy theo thông tư số 68/2015/TT-BTNMT ngày 22/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
• Phương án ánh sáng và thiết bị bổ sung: Đối với những khu vực thiếu ánh sáng như hang động, các địa vật nằm trong các đình, chùa thì cần phải bố trí thiết bị có đèn chiếu sáng hoặc bổ sung đèn chiếu sáng đảm bảo mức độ chi tiết, đầy đủ của địa vật. Đồng thời bố trí các thiết bị bổ sung nếu cần như máy định vị vệ tinh cầm tay, máy đo khoảng cách và góc bằng laser,...
• Lưu ý: Trong điều kiện khí hậu Việt Nam do ảnh hưởng của yếu tố khí tượng bao gồm: độ ẩm, sương mù,… cũng ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Do đó phải lựa chọn thời điểm thi công cho phù hợp