4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hộ
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế chung
Thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, cùng với sự khởi sắc trong phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam, kinh tế huyện Duy Tiên cũng đã có những bước phát triển ổn định. Theo báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Duy Tiên tại đại hội đảng bộ huyện khóa XXI nhiệm kỳ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong 5 năm từ năm 1995-2000 đạt 9,4% /năm (cao hơn mức bình quân chung 9,1% của cả tỉnh). Trong đó: Ngành nơng nghiệp- thủy sản tăng 6,9%/năm; Ngành công nghiệp xây dựng tăng 34,8%/năm; Ngành dịch vụ du lịch tăng 12,68%/năm. Đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,04%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và xu thế chung của nền kinh tế hàng hóa. Tỷ trọng ngành sản xuất nơng nghiệp - thủy sản giảm dần đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng đều qua các năm.
Bảng 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Duy Tiên từ năm 2004 -2008 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nông nghiệp 40,2 39,9 38,5 36,28 29,99
Công nghiệp - Xây dựng 26,7 27,2 30,4 31,8 38,15
Dịch vụ 32,3 32,9 31,1 31,92 31,86
Tổng 100 100 100 100 100
(Nguồn : Phòng Thống kê huyện Duy Tiên)
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp chiếm 29,99%; ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,15%; ngành dịch vụ - thương mại chiếm 31,86%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,1 triệu USD. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 80.834 tấn. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 10,85 triệu đồng.
Nhìn chung, kinh tế huyện Duy Tiên có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nơng nghiệp chỉ cịn chiếm 29,99% tổng giá trị sản xuất nền kinh tế.
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành nông nghiệp - thuỷ sản
Mặc dù tỷ trọng có xu hướng giảm trong cơ cấu kinh tế chung, nhưng sản xuất nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng ổn định và tiếp tục được xem là ngành kinh tế quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 đạt 17.134,10 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 12.045,9 ha, diện tích trồng màu 5.088 ha và diện tích cây màu trên đất lúa là 3.450,9 ha. Cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện Duy Tiên vẫn là cây lúa. Trong những năm gần đây do huyện tích cực chuyển giao các tiến bộ về kỹ thuật thâm canh lúa nước tới người dân tập trung khai thác triệt để hệ thống tưới tiêu, nhiều giống lúa có năng suất cao được đưa vào gieo cấy. Cơ cấu giống lúa, cây trồng vụ đông,
cây công nghiệp đã có sự thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng, các giống lúa có năng suất cao được nhân rộng trên diện tích đất canh tác.
Năng suất lúa bình qn đạt 123 ta/ha. Huyện Duy Tiên luôn được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Hà Nam. Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt 80.834 tấn. Bình quân lương thực trên người đạt 672,18 kg/người/năm.
Sản xuất vụ đơng được duy trì và mở rộng, đặc biệt trên đất 2 vụ lúa và đang chuyển dịch dần theo hướng sản xuất hàng hố. Diện tích một số loại cây trồng truyền thống như: Ngơ, khoai lang ... có xu hướng giảm đồng thời được thay thế bằng các loại cây có giá trị kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. Nhằm tạo ra nhiều mặt hàng nông sản, huyện đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân trồng dưa chuột, nấm, đậu tương, bước đầu thu hồi được kết quả tốt.
Công tác khuyến nông và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp có nhiều chuyển biến và trở thành phong trào mạnh như: Đưa các giống lúa thuần Trung Quốc, lúa lai vào sản xuất, tổ chức các lớp IPM, tập huấn kỹ thuật thâm canh, sử dụng chế phẩm vi lượng, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học ... Các hộ nông dân đã và đang được tiếp cận với công nghệ mới theo xu hướng nền nông nghiệp sạch. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác năm đạt 35,5 triệu đồng/ha. Đã xây dựng được 20 cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển khá đa dạng, những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã tạo ra nguồn thu nhập lớn cho các hộ gia đình. Giá trị sản xuất do chăn nuôi mang lại đều tăng hàng năm trong cơ cấu chung của ngành sản xuất nông nghiệp. Hệ số chu chuyển của đàn lợn thịt phổ biến đạt từ 2,5 - 3,0 lần, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt bình quân 14.621 tấn. Gia cầm các loại như: Gà công nghiệp, ngan Pháp được đưa vào chăn nuôi và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Đã
phát triển mơ hình chăn ni theo trang trại tập trung quy mô lớn của các hộ gia đình. Ngành chăn ni chiếm 39,3% giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Thuỷ sản: Với diện tích mặt nước khá lớn, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó có khoảng 800 ha chuyên nuôi thả cá. Sản lượng cá hàng năm ước tính đạt 1.000 tấn, tương đương với giá trị sản xuất 10,95 tỷ đồng trong đó giá trị do ni trồng chiếm 91% còn lại là do khai thác tự nhiên.
Tóm lại: Sản xuất nơng nghiệp của huyện qua các năm từ 2001 - 2008 liên tục tăng trưởng, cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ chế quản lý được đổi mới một bước tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Trong lĩnh vực trồng trọt mặc dù có chuyển biến nhưng còn ở mức độ chậm và vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp. Chăn nuôi và thuỷ sản đã có những định hướng đúng đắn, áp dụng được các mơ hình mới vào sản xuất, bước đầu đạt những kết quả tích cực và trở thành phong trào thi đua trong nông dân.
* Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng trong những năm qua có xu hướng tăng trong cơ cấu kinh tế chung. Giá trị sản lượng bình quân 5 năm tăng 148,85%, trong đó giá trị hàng xuất khẩu tăng 97%.
Huyện hiện có trên 120 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có 77 doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Trên địa bàn huyện có các khu cơng nghiệp Đồng văn, cụm công nghiệp Hồng Đơng, cụm CN-TTCN Cầu Giát, Tiên Tân, cụm TTCN làng nghề Ngọc Động, Nha Xá. Các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã thu hút 23.224 lao động tham gia.
Các ngành nghề truyền thống như: Dệt lụa, dệt dũi, mây giang đan .... có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định và đang có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Các ngành nghề khác như: Xay sát, chế biến lương thực,
gỗ nội thất, vật liệu xây dựng .... cũng được đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Nghề dệt có ở 6/21 xã, nghề mây giang đan phát triển ở 19/21 xã.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đóng vai trị to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động của các ngành kinh tế trên địa bàn. Góp phần vào việc giải quyết lao động nơng nhàn trong nơng nghiệp, xố đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân.
Nhìn chung, cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng của huyện Duy Tiên có tăng trưởng, cơ cấu trong ngành chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp và xây dựng. Các ngành nghề truyền thống được phát huy, đem lại thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn đặc biệt về thị trường tiêu thụ, kỹ thuật cơng nghệ, vốn .... do có quy mơ sản xuất nhỏ, chưa tập trung.
* Ngành dịch vụ - thương mại
Hệ thống dịch vụ - thương mại của Duy Tiên đã mở rộng đến từng thơn, xóm, hàng hố phong phú và đa dạng. Các dịch vụ quốc doanh được giữ vững, dịch vụ ngoài quốc doanh cũng phát triển đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hầu hết các xã đều có chợ họp thường xuyên, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và trao đổi hàng hoá nội bộ trong xã.
Ngành thương mại - dịch vụ đang từng bước được quy hoạch, phục vụ tốt nhu cầu cung ứng vật tư cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế. Cùng với đó, mặt yếu của ngành là hệ thống chợ nông thôn chưa phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, diện tích mặt bằng chật hẹp nên việc trao đổi hàng hố cịn gặp khó khăn.
4.1.2.3 Dân số và lao động
Năm 2008, dân số huyện Duy Tiên có 120.257 người, trong đó nữ giới có 67.939 người chiếm 56,49% dân số cả huyện. Tổng số hộ gia đình là 33.599 hộ, trong đó: Số hộ nơng nghiệp - thuỷ sản là 16.533 hộ; Số hộ công nghiệp, xây dựng là 7.875 hộ; Số hộ làm dịch vụ là 5.334 hộ; Số hộ khác là 3.857 hộ.
Dân cư của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với 116.667 người, trong đó xã có số dân đông nhất là Yên Bắc với 10.497 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân của huyện là 961 người/km2, riêng khu vực đô thị đạt 1.612 người/km2.
Thời gian qua, do làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ổn định ở mức 0,87%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,5%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 19,5%. Số hộ dùng nước sạch là 77%.
Trong những năm gần đây, do kinh tế - xã hội phát triển nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 10,85 triệu đồng. Đến năm 2008 địa bàn huyện có trên 33,6% hộ khá và giàu, hộ nghèo cịn 9,5% và khơng có hộ đói (theo tiêu chí mới). Các phương tiện sinh hoạt, giải trí, học tập khám chữa bệnh, văn hố, thể thao ... nhìn chung tương đối tốt, thuận lợi cho nhân dân.
4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
* Giao thông
Hệ thống giao thơng đóng vai trị quan trọng trong vận chuyển vật tư kỹ thuật, nông sản phẩm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Theo thống kê, tổng chiều dài các tuyến đường trên địa bàn là 874,89 km trong đó có một số tuyến quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện như : Tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chạy qua
huyện dài 14,7 km nằm cách vị trí QL1A hiện nay khoảng 3 - 4 km về phía Đông; Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện dài 10,35 km, đây là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nối thủ đơ Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 38 từ Đồng Văn đi Yên Lệnh dài 14km; Tỉnh lộ 9710, tỉnh lộ 9711, tỉnh lộ 9022, tỉnh lộ 9023 với tổng chiều dài 35 km; Trên địa bàn huyện có 7 tuyến đường huyện lộ với chiều dài 39,9km; Ngồi ra, cịn có 155,43km đường xã và liên xã; Chiều dài đường thơn xóm và đường nội đồng là 405,51km.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện cịn có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, góp phần vào vận chuyển hàng hố, hành khách của huyện. Và hệ thống đường thuỷ chủ yếu là 3 tuyến sơng chính: Sơng Hồng, sông Nhuệ và sông Châu Giang đi các tỉnh Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên ... thuận lợi cho việc vận chuyển, trao đổi hàng hố với các địa phương trong và ngồi tỉnh.
* Thuỷ lợi
Là một huyện sản xuất nơng nghiệp, địa hình thấp, có bốn bề là sông bao bọc nên thuỷ lợi của Duy Tiên luôn được quan tâm hàng đầu. Từ những năm đầu của thập kỷ 70 Duy Tiên đã sớm đi vào nghiên cứu quy hoạch và xây dựng các vùng thuỷ lợi bằng mơ hình tưới tiêu lớn từ các trạm bơm động lực ở cả hai triền đê sông Hồng và sông Châu Giang, đồng thời kết hợp hệ thống tưới vừa và nhỏ với kênh cấp 3. Hiện nay trên địa bàn huyện có 20 trạm bơm lớn do công ty khai thác cơng trình thuỷ lợi huyện quản lý (7 trạm chuyên tiêu, 11 trạm tưới tiêu kết hợp và 2 trạm chuyên tưới) được chia thành 158 tổ máy với tổng công suất 247.500 m3/h; 27 cống dưới đê cấp 1 (17 cống tưới và 10 cống tiêu), 204 cống nội đồng cấp II (105 cống tưới và 99 cống tiêu); 30 tuyến kênh cấp I với tổng chiều dài 117 km (71km kênh tưới và 46km kênh tiêu); 196 tuyến kênh cấp II với tổng chiều dài 163,5km (93 km kênh tưới và 80,5 km kênh tiêu).
Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi của Duy Tiên, phân bố tương đối đồng đều với mật độ khá cao ở các xã, đã góp phần rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hệ thống cơng trình lấy nước dưới đê, các trục sông dẫn nước và các cơng trình mặt ruộng như: Cống, đập, kênh tưới tiêu mặt ruộng hầu hết được đắp bằng đất nên tính ổn định khơng cao, hiệu quả dẫn nước thấp, lượng nước bơm lên lãng phí nhiều. Hơn nữa, hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng từ lâu với các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, lại thiếu kinh phí tu bổ, nên đã và đang xuống cấp nghiêm trọng như các kênh A4 - 8, A4 - 6, A4 - 4, A4 - 13 ...
* Năng lượng, bưu chính viễn thơng
- Năng lượng: Hiện đã có 100% số xã, thị trấn trong huyện được sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Cơ sở hạ tầng ngành điện của huyện đã được đầu tư khá đồng bộ, bao gồm: 51,06km đường trung cao thế từ 10KV đến 35KV; 571,61 km đường hạ thế; 68 trạm biến áp với tổng cồng suất 13.040 KVA. Khu Cơng nghiệp Đồng văn đã có trạm biến áp 110 KV đáp ứng nhu cầu về điện cho các cơ sở sản xuất.
- Bưu chính viễn thơng: Huyện đã có nhiều có gắng trong việc phát triển ngành bưu chính viễn thơng, đến nay đã có 1 bưu điện đặt tại trung tâm huyện và 100% số xã, thị trấn có điện thoại tại trụ sở UBND góp phần đảm bảo thông tin liên lạc từ tuyến huyện về cơ sở được thông suốt. Các xã đều có điểm bưu điện văn hố xã.
* Ngành giáo dục và đào tạo
Ngành giáo dục - đào tạo trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Cơ sở vật chất dạy và học ngày một được nâng cao hiện có 24 trường tiểu học, 21 trường THCS, 3 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Có 20 trường đạt chuẩn quốc gia, 21/21 xã có trung tâm học tập cộng đồng.
* Ngành y tế
Hiện nay, trên địa bàn huyện có một bệnh viện với 100 giường bệnh, hai phòng khám đa khoa khu vực, một trạm điều dưỡng thương binh và 21 trạm y tế xã, thị trấn. Đội ngũ cán bộ y tế có 225 người, trong đó ngành y có 183 người (28 bác sỹ, 90 y sỹ và kỹ thuật viên, 65 y tá hộ sinh) và ngành dược có 42 người (5 dược sỹ cao cấp, 12 dược sỹ trung cấp và 25 dược tá). Mạng lưới y tế được tăng cường, các trạm y tế xã, thị trấn đều có bác sỹ. Công tác khám, chữa bệnh đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nhân dân.
* Ngành văn hoá, thơng tin thể thao
Đến nay huyện đã có 151/151 thơn, làng, phố xây dựng xong hương ước, quy ước làng văn hoá, 58 làng, 44 cơ quan được tỉnh cơng nhận đạt tiêu chuẩn làng văn hố, cơ quan văn hố và 27.543 hộ gia đình được cơng nhận gia đình